Hoa Kỳ “bó tay” với dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2?

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Việc phong tỏa dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream -2) sẽ không ảnh hưởng đến chính sách của Nga trên trường quốc tế, nhưng có thể "hỗ trợ" được Ukraine.

Tuyên bố trên được Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Sandra Oudkirk đưa ra.

"Không ai trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tin rằng việc phong tỏa dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc có thể thay đổi được hành vi của Nga, nhưng nó có thể hỗ trợ Ukraine trong việc tìm kiếm một tương lai châu Âu", bà Sandra Oudkirk nói.

Ngoài ra, bà Oudkirk cũng lưu ý rằng dự án này sẽ có "hậu quả chiến lược địa chính trị quy mô lớn" cho nhiều thế hệ người châu Âu, và tiến trình của Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom có thể dẫn đến sự biến mất của khí hóa lỏng Mỹ nhằm "thay thế" Nga tại các thị trường EU.

Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Litva, Latvia và Ba Lan yêu cầu các nhà lãnh đạo các nước châu Âu phải có biện pháp chống lại việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt này của Nga.

“Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 được các bên đề cập tới như là một dự án thương mại, nhưng chắc chắn nó là một công cụ chính trị nhằm buộc EU phụ thuộc vào một nguồn năng lượng của Nga", được nhấn mạnh trong tuyên bố của bà Sandra Oudkirk.

moldova-ba-lan-baltic-ukraine-kich-liet-chong-dong-chay-phuong-bac2_122350968.jpg

Các tài liệu khẳng định rằng dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là một "dự án địa chính trị" sẽ làm mất quy chế nước quá cảnh khí đốt của Ukraine, gây thiệt hại cho nước này.

Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án xây dựng hai đường ống dẫn khí với tổng công suất lên đến 55 tỷ m3 khí/1 năm từ bờ biển của Nga qua biển Baltic đến Đức, bỏ qua Ukraine. Dự án này dự kiến xây dựng song song, và sử dụng 86% đường ống của dự án Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) hiện tại trước khi rẽ nhánh.

Nhiều quốc gia đã phản đối dự án này, trong đó có Ukraine do sợ mất nguồn thu từ việc trung chuyển khí đốt của Nga, và Mỹ với kế hoạch xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu đầy tham vọng.

Ba Lan và các nước khác trong khu vực, vốn phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đã phản đối mạnh mẽ dự án này. Theo lập luận của các nước này, dự án của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như đem lại "những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu".

Tổng giá trị đầu tự xây dựng dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là 9,5 tỷ euro.

Đức Dũng (Lược dịch) - Infonet.vn
 

Việc làm nổi bật

Top