"Người hùng" kéo VN-Index

Thảo luận trong 'Chứng khoán' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 21/8/17.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Tổng Công ty Khí Việt Nam – PV GAS là một trong những doanh nghiệp then chốt của nền kinh tế Việt Nam. Tính đến năm 2015, nguồn khí do PV GAS cung cấp để làm nhiên liệu sản xuất chiếm 40% sản lượng điện quốc gia, 30% sản lượng phân đạm cả nước và cung cấp tới 70% lượng tiêu thụ LPG toàn quốc.

    [​IMG]
    Nhờ ảnh hưởng quan trọng như vậy nên ngay từ khi niêm yết vào cuối tháng 5/2012, PV GAS đã trở thành trụ cột của thị trường chứng khoán. Kết thúc năm 2012, GAS đứng vị trí thứ 2 trong danh sách 10 doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hóa cao nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Chưa kể, GAS kết thúc ngày chào sàn đầu tiên 21/5/2012 với giá đóng cửa phiên giao dịch là 41.000 đồng, tương ứng với vốn hóa đạt gần 78.000 đồng. Cổ phiếu này giảm một thời gian ngắn rồi liên tục tăng cho đến tháng 8/2014. Sau hơn 2 năm, giá cổ phiếu của GAS đã tăng kỷ lục từ 41.000 đồng lên 126.000 đồng, đồng nghĩa với tăng 200% so với thời điểm lên sàn và tăng 300% so với thời điểm cổ phần hóa.

    Đặc biệt, 2014 cũng là năm dẫn đầu VN – Index của GAS khi vượt “đại gia” ngành sữa Vinamilk về giá trị vốn hóa. Do vậy, mỗi biến động của GAS đều tác động lớn tới thị trường chung. Khi GAS niêm yết, VN – Index chỉ có 448 điểm nhưng đến cuối tháng 8/2014, chỉ số này đã trên 630 điểm, tăng 40%. Nhờ sức bật nhanh chóng cùng tầm ảnh hưởng lớn lao, GAS được ví như “người hùng” của thị trường trường chứng khoán.

    Ngoài ra, tại mức giá 126.000 đồng, vốn hóa của PV GAS lên tới 238.000 tỷ đồng (gần 12 tỷ USD). Đây là một kỷ lục mà kể từ khi GAS thành lập đến hiện nay chưa từng được bất cứ doanh nghiệp nào tái lập. Đồng thời, trong 2 năm từ 2012 – 2014, GAS cũng viết thêm vào thành tích đáng nể của mình những kỷ lục khác như: doanh nghiệp niêm yết có doanh thu lớn nhất, lợi nhuận lớn nhất.

    Xét về kế quả kinh doanh, từ năm 2012 đến 2014, những con số về doanh thu và lợi nhuận của GAS đều rất ấn tượng. Năm 2012, GAS đạt doanh thu 66.250 tỷ động, lợi nhuận trước thuế đạt 11.068 tỷ đồng, vượt kết hoạch năm lần lượt là 20% và 78%; đồng thời nộp cho ngân sách nhà nước cùng các khoản đóng góp an sinh xã hội lên đến 5.457 tỷ đồng.

    Kết thúc năm 2013, GAS đạt lãi ròng hơn 12.380 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2012, còn doanh thu cả năm đạt hơn 65.500 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% so với năm trước. Đến năm 2014, GAS “bội thu” với doanh thu ước tính đạt 73.532 tỷ đồng, vượt 18% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế đạt 17.985 tỷ đồng, vượt 70% kế hoạch năm và lợi nhuận sau thuế chạm mức 14.365 tỷ đồng.

    Ngoài ra, được biết kể từ khi cổ phần hóa, GAS đã đóng góp cho Nhà nước trên 11.000 tỷ đồng từ đánh giá lại tài sản tăng 10.000 tỷ đồng và thặng dư từ bán cổ phiếu trên 1.000 tỷ đồng; doanh thu tăng 4 lần và lợi nhuận tăng 4,6 lần tính đến hết năm 2014.

    Từ đỉnh cao về với “mặt đất”

    Lập nhiều “công trạng” suốt 2 năm từ 2012 – 2014, ít ai ngờ, chỉ 1 năm sau đó, giá trị cổ phiếu của GAS lại rớt giá thảm hại. Giá cổ phiếu của GAS từ 40.000 đồng khi chào sàn, mất đúng 2 năm để lên trên 120.000 đồng mà chỉ sau 1 năm lại để rơi xuống 40.000 đồng. Điều này đồng nghĩa với việc hơn 160.000 tỷ đồng (hơn 7 tỷ USD) vốn hóa mà GAS tạo ra trong giai đoạn 2012 – 2014 bất ngờ “tan biến” nhanh chóng. Như vậy, nếu trước kia GAS là “công thần” kéo thị trường đi lên thì giờ đây lại trở thành nguyên nhân chính khiến VN-Index giảm mạnh.

    Tình trạng “u ám” này còn bám theo GAS đến hết năm 2016 khi doanh thu và lợi nhuận không ngừng giảm mạnh. Kết thúc 9 tháng đầu năm 2016, PV GAS đạt doanh thu 43,5 tỷ đồng, giảm 7,4% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 4.162 tỷ đồng, giảm 46,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính cả năm 2016, doanh thu thuần đạt 59.076 tỷ đồng, giảm 8,1% so với năm 2015; lợi nhuận sau thuế là 7.172 tỷ đồng, giảm hơn 18,7% so với năm trước.

    Lý giải cho kết quả kinh doanh ảm đạm của PV GAS từ năm 2015, phần nhiều phải kể đến giá dầu thế giới có xu hướng giảm vào nửa cuối năm 2014. Những dự báo được xem là bi quan nhất thời điểm đó cho rằng, giá dầu thế giới vẫn sẽ bền vững ở mức 45 – 50 USD/thùng và sớm tăng vào năm 2015. Tuy nhiên, hóa ra đây lại là những suy đoán lạc quan nhất bởi đến hết năm 2015, giá dầu đã xuống mức thấp kỷ lục kể từ những năm 1986 – 35 USD/thùng. Thậm chí, ngày 12/1/2016, giá dầu thế giới rơi xuống mức 30 USD/thùng, giảm trầm trọng đến 72% tính từ tháng 6/2014. Hết quý III/2016, giá dầu vẫn chỉ ở mức 45 USD/thùng, thấp hơn 15% so với cùng kỳ năm 2015.

    Bên cạnh đó, theo đại diện PV GAS, trong quý III/2016, hệ thống cung cấp khí Nam Côn Sơn ngừng hoạt động để bảo dưỡng định kỳ trong tháng 9, bao gồm hệ thống cung cấp khí Nam Côn Sơn vận chuyển từ bể khí Nam Côn Sơn (gồm các mỏ khí Lan Tây, Rồng Đôi, Chim Sáo và Hải Thạch – Mộc Tinh) đến các nhà máy nhiệt điện và hộ sản xuất công nghiệp tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong quá trình bảo dưỡng này, sản lượng khí tự nhiên của GAS đã giảm dẫn đến kết quả kinh doanh không được như ý.

    Tuy nhiên, trong hai quý đầu năm 2017, kết quả kinh doanh của GAS đã khởi sắc rõ rệt với mức tăng trưởng 10% về doanh thu và 34% về lợi nhuận ròng. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 32.573 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 4.087 tỷ đồng. Riêng quý 2/2017, doanh thu thuần của GAS đạt 16.316 tỷ đồng, tăng 4 % so với cùng kỳ năm trước. Giá dầu thế giới có xu hướng tăng trở lại là nguyên nhân chính giúp GAS dần vực dậy, theo đó, giá dầu Brent trung bình quân quý 2/2017 là 50,79 USD/thùng, tăng 3,76 USD so với cùng kỳ năm trước. Điều này làm cho giá bán các sản phẩm của GAS cũng tăng tương đối.

    Mới đây nhất, hôm 17/8 vừa qua, Chính phủ ra đã chỉ đạo Tập đoàn dầu khí quốc gia (PVN) phải giảm tỷ lệ nắm giữ tại PV GAS từ 96,72% xuống còn 65% vốn điều lệ trong năm 2018 - 2019. Liệu tín hiệu tích cực này có đủ để đưa PV GAS dần lấy lại vị thế "người hùng" khi xưa?

    Trang Lê - BSC​
     

Chia sẻ trang này