Nhiệt điện Thái Bình 2 khổ lây vì nhiều sếp dầu khí bị bắt

Thảo luận trong 'Trong nước' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 13/1/18.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 của PVN trị giá 1,6 tỉ USD đã thi công được hơn 82% khối lượng đang gặp khó khi hàng loạt sếp dầu khí bị bắt.

    Những thông tin liên quan đến "triệu tập", bắt bớ đang ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của lãnh đạo và người lao động - ông Nguyễn Đức Hưởng, Trưởng Ban quản lý dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, chia sẻ tại cuộc họp tổng kết và triển khai kế hoạch năm của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam.

    [​IMG]
    Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 đã hoàn thành trên 81% khối lượng - Ảnh: ĐÌNH PHƯƠNG
    Theo đó, hiện tiến độ của dự án đạt khoảng 81,26%, trong đó thi công xây dựng nhà máy chính cơ bản đáp ứng so với tiến độ và việc thi công lắp đặt các hạng mục nhà máy chính cơ bản hoàn thành 95-99%.

    Dự kiến trong năm 2019 sẽ chạy thử và đưa vào vận hành tổ máy số 1.

    Tuy nhiên, dự án đang đứng trước nhiều khó khăn đặc biệt là sức ép tâm lý khi tòa án Hà Nội đang mở phiên xét xử các sếp dầu khí.

    "Do tâm lý tư tưởng nên ảnh hưởng lớn đến hiệu quả, chỉ cần nghe thông tin công an triệu tập là cũng ảnh hưởng lớn vấn đề ra quyết định, ảnh hưởng người lao động vô cùng… cơ chế vật chất và tinh thần đều rất khó khăn", ông Hưởng chia sẻ.

    [​IMG]
    Một trong số đó là nỗ lực thu hồi lại số tiền 1.115 tỉ tạm ứng đã mất, song đến ngày 11-1 sau khi làm việc với Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) đã thu hồi được 1.240 tỉ, theo ông Hưởng.

    Theo báo cáo của Ban quản lý dự án, hiện Bộ Công thương đã hướng dẫn triển khai dự án theo cơ chế đặc thù, ban hành tại Quyết định 2414/QĐ-TTg ngày 11-12-2013.

    Tập đoàn PVN cũng đã thành lập Ban chỉ đạo đặc biệt về Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 và thường kỳ họp tại công trường để chỉ đạo, giải quyết các khó khăn, vướng mắc.

    Tuy nhiên, đến tháng 7-2017 Bộ Công thương mới có hướng dẫn thực hiện hợp đồng EPC theo cơ chế 2414, dẫn đến việc ký kết phụ lục hợp đồng bổ sung với PVC bị kéo dài và đến nay vẫn chưa hoàn thành việc đàm phán, làm ảnh hưởng đến công tác giải ngân, thanh toán.

    Ban quản lý dự án nhận định, khó khăn lớn nhất trong năm 2018 là tình hình tài chính của tổng thầu PVC thiếu hụt và hầu như không thể không thể thu xếp được nguồn vay bổ sung.

    Hiện các ngân hàng thương mại đang quan ngại về việc cho vay thương mại phục vụ dự án để thanh toán cho các nhà thầu phụ.

    Dự án có nguy cơ trượt tiến độ nếu Tổng thầu PVC không lập kế hoạch bù tiến độ bao gồm cả việc huy động lực lượng nhân công cho từng hạng mục, máy móc thi công, nhân sự.

    Thời gian thi công kéo dài nên các thiết bị hết thời hạn bảo hành, làm ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị trong thời gian vận hành sau này.

    Ban quản lý dự án kiến nghị tổng thầu cần khẩn trương hoàn thiện thiết kế phần còn lại, đẩy nhanh tiến độ mua sắm, bổ sung nhân lực và làm việc với các nhà thầu nước ngoài để xử lý vương mắc, đặc biệt với các thiết bị sắp hết thời hạn bảo hành.

    Đồng thời cần cấp bạch thực hiện các biện pháp về tài chính, hoàn thành các chứng từ thanh toán cho nhà thầu phụ…


     

Chia sẻ trang này