Phân bón nội lo "chìm dần" do được miễn VAT

Thảo luận trong 'Thị trường' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 17/1/17.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Trong 11 đề xuất, kiến nghị mới đây của Bộ Công thương, mặt hàng phân bón tiếp tục được kiến nghị đưa vào diện chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) ở mức 0%, với kỳ vọng giảm bớt khó cho doanh nghiệp phân bón trong nước.

    Được miễn mà quá khổ

    Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế quy định mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) có hiệu lực từ năm đầu 2015. Theo đó, doanh nghiệp phân bón trong nước vẫn phải đóng thuế đầu vào, mà lại không được khấu trừ đầu ra.

    [​IMG]
    Theo ông Trần Văn Chuyên, Phó trưởng phòng Kế hoạch và Vật tư (Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao), với quy định mới, sản lượng năm 2016 của Lâm Thao giảm 20% so với năm 2015, lợi nhuận chỉ đạt khoảng 200 tỷ đồng so với 392 tỷ đồng của năm 2015.

    Đại diện Đạm Phú Mỹ (công suất thiết kế 800.000 tấn/năm) cho biết, trước đây, tuy phân bón phải chịu thuế VAT 5%, nhưng nguyên liệu đầu vào chủ yếu là khí có thuế VAT 10%, nên được khấu trừ thuế. Đến nay, vì mặt hàng này không phải chịu thuế VAT đầu ra, nên cũng không được khấu trừ thuế VAT đầu vào, khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng 400 tỷ đồng/năm.

    Công ty DAP Đình Vũ cũng tính bị thiệt hại 120 tỷ đồng, Công ty DAP Lào Cai thiệt hại 125 tỷ đồng.

    Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thiệt hại do giảm công suất như thị trường phân bón thế giới thừa cung, cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu, nhưng quy định miễn thuế VAT cho phân bón đã đẩy các doanh nghiệp vào cảnh khó khăn chồng chất. Bởi, việc chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng chịu 5% thuế VAT sang đối tượng không chịu thuế VAT có thể dẫn đến hai khả năng trái ngược nhau: hoặc làm giảm giá bán, hoặc làm tăng giá bán. Thực tế, các doanh nghiệp rơi vào vế thứ hai và đang đề nghị đưa phân bón vào danh mục chịu thuế suất thuế VAT 0%. Vấn đề là khi doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón đang thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng do chi phí sản xuất tăng, thì người nông dân phải mua phân bón với giá cao hơn trước. Trong khi, phân bón nhập khẩu nước ngoài từ chịu thuế 11% hạ xuống còn 6%, khiến giá rẻ hơn phân bón nội.

    Số liệu của Hiệp hội Phân bón cho thấy, từ khi Luật số 71 có hiệu lực, nhập khẩu urea năm 2015 tăng lên 652.000 tấn, gấp 3 lần so với năm 2014, cả năm 2016 lượng phân bón nhập về lên tới 4,153 triệu tấn, với giá trị trên 1,1 tỷ USD. Theo ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Luật này khiến các doanh nghiệp phân bón trong nước yếu đi.

    Kinh doanh phân bón ngày càng khó

    Kinh doanh gặp khó, Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Tây Nam Bộ (HNX: PSW) vừa công bố thông tin điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2016. Cụ thể, tổng sản lượng phân bón được điều chỉnh giảm từ 325.000 tấn còn 315.000 tấn. Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu Khí - CTCP (mã DPM) cũng vừa điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất - kinh doanh năm 2016 giảm từ 9.105 tỷ đồng xuống còn 7.890 tỷ đồng, tương ứng điều chỉnh giảm 13,3% so với kế hoạch.

    Tại Hội nghị Tổng kết ngành công thương, Bộ Công thương khẳng định, sản xuất - kinh doanh phân bón ngày càng chật vật. Sản lượng urea năm 2016 giảm 13,3% so với 2015, chỉ đạt 86,5% kế hoạch. Phân NPK giảm 10,5%, chỉ đạt 65,5% so với kế hoạch.

    Theo Cục Hóa chất (Bộ Công thương), hiện cả nước có khoảng 800 doanh nghiệp sản xuất phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ, kèm theo đó là nguồn hàng nhập khẩu không nhỏ.

    800 doanh nghiệp sản xuất này đã đáp ứng được gần 80% tổng nhu cầu tiêu dùng. Riêng phân đạm urea cung vượt cầu khoảng 400.000 tấn. Phân lân, phân hỗn hợp NPK cơ bản đáp ứng, DAP đáp ứng 65% nhu cầu. Riêng chỉ có phân kali và SA hiện nay chưa sản xuất được phải nhập khẩu hoàn toàn.

    Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón đạt 793.000 tấn, trị giá 280 triệu USD giảm 25,2% về lượng và trị giá so với năm 2014. Xuất khẩu chưa đầy 300 triệu USD, nhưng nhập khẩu lại lên tới hơn 1,42 tỷ USD trong năm 2015.

    Do năng lực sản xuất lớn, hàng nhập khẩu về nhiều, chưa kể đến lượng phân bón giả cũng lên tới hàng tỷ USD mỗi năm, khiến doanh nghiệp phải xoay xở tứ bề để cạnh tranh. Trong lúc này, các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước kiến nghị, nên sửa Luật số 71 theo hướng đưa thuế VAT về 0%, vừa tạo sự bình đẳng với hàng nhập khẩu, vừa hỗ trợ nông dân, thay vì quy định phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế VAT như hiện nay.
    Thế Hải - Báo Đầu tư​
     

Chia sẻ trang này