Vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực dầu khí thượng nguồn tại Đông Nam Á

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Công ty tư vấn phân tích dữ liệu hàng đầu GlobalData cho biết, kể từ sau khi ngành công nghiệp dầu khí thượng nguồn đạt được phục hồi so với hồi giá dầu suy giảm năm 2014, chính phủ các nước tại khu vực Đông Nam Á đang dần điều chỉnh chính sách nhằm thu hút đầu tư mới vào lĩnh vực này.

1725_20180320_Government_policy_upstream_Southeast_Asia.jpg

Indonesia là quốc gia đã thực hiện những thay đổi quan trọng nhất về chính sách thu hút đầu tư. Năm 2017, Indonesia đã ban hành một chế độ tài chính mới đối với các hợp đồng phân chia sản phẩm (PSA), trong đó chính phủ và nhà thầu dầu khí sẽ chia sẻ trên cơ sở tổng doanh thu và nhà thầu dầu khí sẽ phải tự chịu các chi phí đầu tư và điều hành mỏ. Mục đích căn bản của nguyên tắc mới này là giảm bớt gánh nặng về những quy định trong phê duyệt và kiểm toán chi phí theo chế độ tài chính phục hồi chi phí cũ trong đó nhà thầu dầu khí được quyền trích một phần doanh thu khai thác để bù đắp các chi phí thăm dò phát triển mỏ.

Tháng 8/2017, Campuchia cũng đã ký với KrisEnergy một hợp đồng dầu khí sửa đổi tại lô A về việc phát triển mỏ Aspara, mỏ đầu tiên của nước này. Trong khi đó, Philippines đã đưa ra các điều khoản hấp dẫn nhằm thúc đẩy đầu tư thăm dò bằng cách cho phép các công ty dầu khí đề cử các khu vực xin cấp phép.

Các quyết sách trong năm tới cũng sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thăm dò dầu khí tại Myanmar bởi bất chấp việc Woodside đã có một số phát hiện dầu khí trong hai năm qua, giúp nâng cao triển vọng thăm dò, nhiều công ty dầu khí đã quyết định từ bỏ các lô được cấp phép trong vòng đấu thầu năm 2013.

Thái Lan cũng đã sửa đổi chế độ tài chính để thu hút đầu tư với trọng tâm hướng vào các mỏ khí lớn nhất Bongkot và Erawan, nơi các giấy phép thăm dò khai thác sẽ hết thời hạn vào năm 2022 và 2023.

Trung tâm Đào tạo và Thông tin Dầu khí (CPTI) - Viện Dầu khí Việt Nam
 

Việc làm nổi bật

Top