Vì sao các nghị sĩ Hoa Kỳ yêu cầu phong tỏa Dòng chảy phương Bắc 2?

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Các Thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa và Dân chủ bày tỏ quan ngại, rằng dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ khiến Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga dễ dàng thay thế Mỹ và độc chiếm thị trường khí đốt châu Âu.

Tờ The Washington Examiner của Hoa Kỳ mới đây đưa tin: một nhóm các Thượng nghị sĩ từ đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đã yêu cầu chính quyền của Tổng thống Donald Trump ngăn chặn dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream-2).

Thông điệp của các nghị sĩ gửi đến Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Thứ trưởng ngoại giao John Sullivan có đoạn: "Việc dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 vẫn được triển khai khiến chúng tôi vô cùng lo ngại. Chúng tôi phản đối dự án khí đốt Nord Stream 2 và đề nghị chính quyền ngăn chặn việc xây dựng các đường ống này bằng mọi biện pháp".

Các thượng nghị sĩ lập luận, rằng nếu đường ống dẫn khí đốt được xây dựng thì các "đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Âu sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực hơn từ Nga".

Dong_chay_phuong_Bac_2.jpg

Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án xây dựng nhánh đường ống dẫn khí với tổng công suất lên đến 55 tỷ m3 khí một năm, dẫn khí từ bờ biển của Nga qua biển Baltic đến Đức, được xây dựng song song với dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream). Tổng chi phí của dự án ước tính khoảng 9,5 tỷ euro.

Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Sandra Oudkirk nhấn mạnh, rằng thành công của dự án này sẽ dẫn đến những hậu quả địa chính trị chiến lược nặng nề đối với Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Bà này cho rằng, một kịch bản tồi tệ nhất đối với Hoa Kỳ là "việc đóng cửa thị trường chuyển đổi khí hóa lỏng LNG và sự tăng cường của tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga, và điều này có thể dẫn đến một sự độc quyền trên thị trường khí đốt.

Cần phải nhắc lại rằng, Moscow có mạng lưới đường ống dẫn khí rộng khắp, cho phép Gazprom có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu bổ sung của Liên minh châu Âu. Trong khi đó, chi phí vận chuyển vượt qua Đại Tây Dương và quá trình chuyển đổi LNG từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí (để thích hợp với việc sử dụng thông thường) của khí hóa lỏng Mỹ lại khá cao.

Nhiều chuyên gia cho rằng, ảnh hưởng của Mỹ đối với thị trường khí đốt châu Âu vẫn còn rất nhỏ và không thể tăng mạnh trong tương lai. Hoa Kỳ sẽ không bao giờ có thể thay thế nguồn cung cấp khí đốt từ Nga cho châu Âu.

Infonet.vn
 

Việc làm nổi bật

Top