Vì sao kế toán trưởng PVN bị bắt?

Thảo luận trong 'Trong nước' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 27/9/17.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Kế toán trưởng Lê Đình Mậu đã soạn thảo, ký "nháy" công văn trình Nguyễn Xuân Sơn ký ứng hàng ngàn tỉ cho PVC trong khi PVN chưa ký hợp đồng gói thầu với PVC.

    Ngày 26-9, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Lê Đình Mậu (45 tuổi, trú Q.Ba Đình, TP Hà Nội) - kế toán trưởng Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) để điều tra hành vi "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

    [​IMG]
    Ngoài ông Mậu, 3 đối tượng khác cũng bị khởi tố gồm: Vũ Hồng Chương (nguyên trưởng ban quản lý dự án điện lực dầu khí Thái Bình 2 - NĐTB 2 thuộc PVN), Trần Văn Nguyên (kế toán trưởng ban quản lý dự án NĐTB 2) và Nguyễn Ngọc Quý (nguyên phó chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí VN - PVC).

    Gây thua lỗ hàng chục tỉ đồng

    Các bị can trong vụ án này được xác định là những người có trách nhiệm trực tiếp liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn thi công Nhà máy NĐTB 2 cũng như đầu tư hoạt động kinh doanh tại công ty con và thua lỗ.

    Kết quả điều tra ban đầu xác định quá trình triển khai Nhà máy NĐTB 2 có nhiều dấu hiệu sai phạm trong việc tạm ứng tiền trước khi ký hợp đồng EPC.

    Mới chỉ có chủ trương giao PVC thực hiện gói thầu EPC, chưa ký hợp đồng EPC nhưng PVN đã làm thủ tục chuyển hơn 8,2 triệu USD và hơn 1.317 tỉ đồng cho ban quản lý dự án NĐTB 2 để tạm ứng 6,6 triệu USD và 1.312 tỉ đồng cho PVC, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 52 tỉ đồng và 66.000 USD.

    Hành vi của ông Mậu được xác định là đã soạn thảo, ký "nháy" trên công văn trình Nguyễn Xuân Sơn, phó tổng giám đốc PVN, yêu cầu ban quản lý dự án NĐTB 2 tạm ứng cho PVC hơn 800 tỉ đồng. Ông Mậu cũng đã nhiều lần ký ủy nhiệm chi để rút số tiền này.

    Theo chỉ đạo của lãnh đạo PVN, ông Vũ Hồng Chương đã ký duyệt tạm ứng cho PVC hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỉ đồng.

    Hành vi này của ông Chương vi phạm nghị định 48 của Chính phủ và Luật kế toán. Tiếp đó, thực hiện yêu cầu của Nguyễn Xuân Sơn, ông Chương đã làm tờ trình xin cấp vốn tạm ứng cho ban quản lý dự án NĐTB 2 gần 150 tỉ đồng và 9,55 triệu USD.

    Đối với bị can Trần Văn Nguyên, cơ quan điều tra xác định Nguyên đã ký các ủy nhiệm chi của ban quản lý dự án NĐTB 2 tạm ứng cho PVC hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỉ đồng.

    Vốn thi công nhưng đem trả nợ, góp vốn

    Năm 2011, Tập đoàn PVN ký hợp đồng EPC giao cho PVC xây dựng Nhà máy NĐTB 2. PVC được tạm ứng để thi công dự án này hơn 1.300 tỉ đồng và 6,6 triệu USD.

    Ngay sau khi có tiền tạm ứng, PVC đem 1.080 tỉ đồng để thanh toán nợ gốc vay ngân hàng 425 tỉ đồng, thanh toán lãi vay ủy thác của PVN 55 tỉ đồng, hỗ trợ vốn Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ 74 tỉ đồng, hỗ trợ vốn công trình Vũng Áng 103 tỉ đồng, hỗ trợ các công trình khác 156 tỉ đồng.

    Kết quả điều tra ban đầu xác định ngày 5-4-2011, ông Nguyễn Ngọc Quý đã ký quyết định về việc chuyển tiền góp vốn PVC-Mekong và quyết định góp vốn mua 5 triệu cổ phần tại

    PVC-Land với trị giá 50 tỉ đồng. Tiếp đó, ngày 28-7-2011, ông Quý đã ký quyết định hỗ trợ cho Công ty CP Địa ốc dầu khí vay 30 tỉ đồng.

    Hành vi sai phạm của ông Quý còn được xác định trong việc bị can này đã ký đồng ý tại các phiếu lấy ý kiến về việc PVC đầu tư góp vốn vào 5 công ty con vay với số tiền lên đến 267 tỉ đồng.

    Đến nay có 3 công ty kinh doanh thua lỗ không thu hồi được vốn. Cơ quan điều tra cũng xác định đến thời điểm 31-12-2013, PVC đầu tư vào PVC-Land hơn 203 tỉ đồng (trong đó có 50 tỉ đồng lấy từ nguồn 1.080 tỉ).

    Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị này từ năm 2011-2015 thua lỗ, mất hết vốn điều lệ.

    Đối với hoạt động của công ty con PVC-Mekong, tính đến thời điểm cuối năm 2013, tổng số tiền mà PVC đầu tư là hơn 153 tỉ đồng (trong đó có 30 tỉ đồng lấy từ nguồn 1.080 tỉ đồng).

    Kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất của đơn vị này trong 3 năm (từ 2012-2015) cũng thua lỗ, mất hết vốn điều lệ.

    THÂN HOÀNG
    Báo Tuổi Trẻ​
     

Chia sẻ trang này