Vì sao Nga và Mỹ không hạ nhiệt trong cuộc chiến giá dầu với OPEC?

Thảo luận trong 'Quốc tế' bắt đầu bởi oilgasvietnam, 4/12/15.

  1. oilgasvietnam
    Offline

    oilgasvietnam Moderator

    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    USA
    Tròn một năm sau ngày các quốc gia thuộc tổ chức xuất khẩu dầu lửa thế giới (OPEC) nhóm họp tại Vienna vào cuối tháng 11 năm ngoái - sự kiện đánh dấu cuộc chiến giá dầu leo thang trong suốt một năm qua trên thế giới - có vẻ như tình hình trong một năm sắp tới sẽ không thay đổi nhiều.

    Vào phút cuối, Ả rập Saudi đã một mình phủ quyết yêu cầu của các quốc gia thành viên OPEC khác về việc giảm sản lượng để vực giá dầu lên trong sự bất mãn cao độ của đại biểu các quốc gia còn lại. Sự cứng rắn của quốc gia thành viên quan trọng nhất của OPEC này đồng nghĩa với việc, trừ phi có một bất ngờ nào đó, còn nếu không thì giá dầu sẽ tiếp tục giảm sâu thêm ít nhất là tới giữa năm 2016, thời điểm diễn ra cuộc họp kế tiếp của tổ chức dầu lửa quyền lực nhất thế giới này. Vậy, vì lý do gì Ả rập Saudi quyết định kéo dài cuộc chiến thêm 6 tháng, bất chấp việc hầu hết các đồng minh trong OPEC đã gần như không thể trụ vững.

    Trước khi cuộc họp tại Vienna diễn ra, hầu như cả thế giới đều trông chờ vào một sự nhượng bộ từ phía Ả rập Saudi, quốc gia quyền lực nhất OPEC, về một sự giảm sản lượng để vực dậy giá dầu. Từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của OPEC như Nga hay Mỹ, cho đến cả phần lớn các quốc gia thành viên OPEC như Venezuela, Ecuador hay Iran và Iraq. Cuộc chiến giá dầu diễn ra tròn một năm qua đã đẩy giá dầu xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm gần đây, khiến tất cả trở nên mệt mỏi và suy kiệt.

    Giá dầu thấp đang khiến Venezuela đứng trước nguy cơ một cuộc đại khủng hoảng kinh tế xã hội lớn nhất sau khi ông Hugo Chavez qua đời, Lybia và đặc biệt là Iraq cũng đang trong tình trạng tương tự khi chiến sự và xung đột gần như diễn ra hàng ngày ở đây. Các thành viên của OPEC ở Nam Mỹ thì xuất khẩu dầu chiếm 95% doanh thu xuất khẩu và chiếm một nửa nguồn thu chính phủ hàng năm.

    Và Ả rập Saudi cũng suýt chút nữa đã nhượng bộ, trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, đã có lúc giá dầu tăng đáng kể sau thông tin hầu hết các nước OPEC ủng hộ phương án giảm sản lượng. Áp lực đổ về phía Ả rập Saudi lớn hơn bao giờ hết, nhưng thành viên quyền lực nhất OPEC vẫn khăng khăng chỉ chịu giảm sản lượng với một điều kiện duy nhất, đó là các nước xuất khẩu dầu lửa lớn ngoài OPEC trên thế giới như Mỹ, Nga, Mexico và Kazakhstan cũng phải cùng giảm sản lượng theo một tỷ lệ tương ứng. Nói cách khác, hoặc là tất cả cùng giảm để vực dậy giá dầu vốn cũng đang ảnh hưởng tới tất cả để cải thiện tình hình, hoặc là tất cả giữ nguyên như cũ.

    Sự cứng rắn này của Ả rập Saudi được xem như biểu hiện cho một nguyên tắc mà Tổng thư ký OPEC là ông Ali Al-Naimi tuyên bố vào hồi giữa năm, đó là OPEC không có lý do gì để trở thành người chịu trách nhiệm duy nhất về sự biến động của giá dầu. Lập luận của tổ chức dầu lửa quyền lực nhất thế giới này là, giờ đây OPEC đã không còn là nguồn cung chủ yếu cho thị trường dầu như trước khi đã có sự xuất hiện của những cường quốc xuất khẩu dầu như Nga hay Mỹ, và các quốc gia này cũng phải chịu trách nhiệm về việc giá dầu biến động mạnh. Nói cách khác, trừ phi Nga và Mỹ chấp nhận hợp tác, còn không thì OPEC sẽ không chấp nhận việc tự đánh mất thị phần của mình thông qua việc đơn phương giảm sản lượng.

    Tuy nhiên, nếu xét trên khía cạnh sức chịu đựng lâu dài trong cuộc chiến giá dầu dai dẳng này, sự cứng rắn của Ả rập Saudi trong hội nghị tại Vienna lại là một dấu hiệu cho thấy sự yếu thế của OPEC so với Nga và Mỹ. Đề xuất các nước ngoài OPEC cùng giảm giá để vực dậy giá dầu trên thế giới của Ả rập Saudi đã bị Nga và Mỹ phớt lờ, khi mà cơ quan năng lượng Mỹ (EIA) vừa công bố dự trữ dầu của Mỹ tăng thêm 1,2 triệu thùng trong tuần trước và đồng thời cũng là tuần thứ 10 liên tiếp Mỹ tăng lượng dầu dự trữ. Còn với Nga thì cũng vào cùng ngày, bộ Năng lượng nước này công bố rằng Nga vẫn tiếp tục cung ra thị trường 10,78 triệu thùng dầu mỗi ngày.

    Đây được xem là mức cao nhất trong hơn 25 năm qua. Việc Nga và Mỹ vẫn tiếp tục duy trì sản lượng khai thác, dự trữ và xuất khẩu thậm chí với mức cao nhất từ trước đến nay cho thấy rằng cả hai cường quốc xuất khẩu dầu này không cần một khoảng thời gian để hồi phục sau một năm chịu đựng giá dầu ở mức đáy như các nước thành viên OPEC.

    [​IMG]

    Đề xuất tất cả các nước xuất khẩu dầu trong và ngoài OPEC cùng giảm sản lượng để vực dậy giá dầu của Ả rập Saudi vì thế bị xem là một lời đề nghị hoãn binh, để tạo nên một khoảng thời gian hồi sức nhất định sau cuộc đua giá dầu kéo dài một năm vừa qua, vì khi tất cả cùng giảm sản lượng thì giá dầu sẽ được vực dậy và tất cả đều cùng có lợi.

    Nhưng việc các nước xuất khẩu dầu ngoài OPEC như Nga hay Mỹ chẳng tỏ ra hào hứng chút nào với lời đề nghị này của Ả rập Saudi cho thấy một điều, rằng chỉ có các nước OPEC mới đang tỏ ra hụt hơi và lâm vào đường cùng mà thôi. Và dĩ nhiên với Nga và Mỹ, đây là một cơ hội quý giá để ép OPEC giảm sản lượng trước. Vì khi mà hầu hết các thành viên OPEC đều muốn giảm sản lượng để vực dậy giá dầu thì sớm hay muộn Ả rập Saudi cũng sẽ phải nhượng bộ.

    Và có vẻ như Nga và Mỹ cũng không phải chờ quá lâu, khi mà ngay trong ngày thứ Năm, bộ trưởng dầu lửa Iran là ông Bijan Zanganeh đã công khai tuyên bố tại Vienna rằng OPEC không nên chờ đợi các nước ngoài tổ chức mà cần phải tự giảm giá dầu trước: “Chúng ta là OPEC, và rất không hợp lý nếu để các nước bên ngoài ảnh hưởng đến việc OPEC chúng ta quyết định ra sao”.

    Nói cách khác, dù OPEC vẫn đang là tổ chức dầu mỏ quyền lực nhất hành tinh, với khả năng cung cấp khoảng 40% lượng dầu trên toàn cầu và vượt trội hơn bất cứ quốc gia xuất khẩu dầu ngoài OPEC nào, nhưng tổ chức này vẫn đang hành xử theo một cung cách con buôn hơn là với tư thế của người nắm giữ thẩm quyền cao nhất trên thị trường dầu.

    Báo điện tử Một Thế Giới (theo Bloomberg)​
     
Tags:

Chia sẻ trang này