VPBS: PVN sẽ thoái vốn BSR xuống 43%, Indian Oil là nhà đầu tư tiềm năng

Thảo luận trong 'Chứng khoán' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 4/8/18.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    CTCP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) vừa công bố báo cáo lần đầu về triển vọng của CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR).

    Cơ cấu doanh thu biến động theo giá dầu

    Theo VPBS, sản phẩm BSR có độ tập trung khá cao, chủ yếu với cơ cấu doanh thu 43-45% thuộc mảng xăng RON 92 và RON 95, 35-40% vào mảng dầu diesel và các mảng còn lại, nổi bật là LPG (5-7%).

    Tuy nhiên, BSR hiện nay đang tạo ra 98% sản phẩm lọc dầu và chỉ có 2% sản phẩm hóa dầu trong khi đa số các nhà máy lọc dầu trên thế giới đều cung cấp cân bằng giữa lọc dầu và hóa dầu.

    Trong suốt 5 năm NMLD Bình Sơn là đơn vị cung cấp sản phẩm dầu chủ lực cho những nhà phân phối lớn như Petrolimex, PV OIL và Saigon Petro. Các doanh nghiệp trên lần lượt đóng góp 40%, 22% và 6% tổng doanh thu của BSR những năm qua. Đến năm 2017, BSR đã tăng số khách hàng dài hạn lên 13 đơn vị và chào bán xăng giá tại chỗ cho 24/29 đầu mối trong nước.

    Những công ty thuộc ngành lọc hóa dầu có doanh thu phụ thuộc vào giá dầu thô. Vì vậy, dù sản lượng sản xuất ổn định ở mức 6,8 triệu tấn/năm, doanh thu của BSR từ 2014 đến 2017 thay đổi tương quan với giá dầu.

    [​IMG]
    Tương quan giữa giá dầu và doanh thu của BSR.

    Kế hoạch mở rộng Nhà máy

    Dự án nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất dự định có tổng vốn đầu tư 1,8 tỷ USD với cấu trúc nợ và vốn là 7:3 và tỷ suất sinh lời nội tại IRR là 10,24%. Theo tiến độ của BSR, tháng 8/2018, giai đoạn đầu của dự án sẽ được hoàn thành thông qua việc trình Chính phủ hợp đồng tư vấn thiết kế tổng thể (FEED). Tháng 5/2019, BSR sẽ lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng tổng thầu thiết kế EPC. Theo dự định, NMLD sẽ hoàn thành việc nâng cấp vào năm 2021.

    Mục tiêu của dự án này là nâng tổng công suất hiện tại để đạt 8,5 triệu tấn mỗi năm; Đa dạng hóa nguồn cung đầu vào nhằm giảm rủi ro từ sự suy giảm sản lượng mỏ Bạch Hổ (chiếm 60% lượng sản xuất của BSR); Tăng chất lượng sản phẩm lên Euro 5, mức tiêu chuẩn khí thải mà các sản phẩm phải đạt được vào tháng 1/2022; Tạo ra được những sản phẩm mới như RON 97, nhựa đường nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

    Hiện nay, Dung Quất là NMLD duy nhất của Việt Nam đang hoạt động nhưng chỉ mới đáp ứng được 30% nguồn cầu nội địa, trong khi phần còn lại chủ yếu là nhập khẩu. Việc nâng cấp mở rộng nhà máy và dự kiến hoạt động vào 2022 sẽ giúp Việt Nam tự chủ được trong việc kinh doanh sản phẩm lọc dầu và chỉ phải nhập khẩu khoảng 20%.

    Triển vọng dài hạn

    NMLD Dung Quất có tiềm năng dài hạn trong ngành hóa dầu. Các nhà máy lọc dầu trên thế giới có cấu trúc sản phẩm là xấp xỉ 50% lọc dầu và 50% hóa dầu. BSR hiện nay tập trung 98% cơ cấu vào sản phẩm lọc dầu và 2% thuộc sản phẩm hóa dầu.

    Vì vậy, khi Mỏ Cá Voi Xanh được khai thác, năm 2024, NMLD Dung Quất sẽ có nguồn nguyên liệu để phát triển mảng lọc dầu nhằm tối ưu doanh thu cho BSR. Dự kiến mỏ Cá Voi Xanh sẽ vận hành thương mại vào 2023 với lượng khí khí tự nhiên CO2 và H2S ở mức 6 ngàn tỉ mét khối (TCF).

    Theo thông tin từ ĐHCĐ ngày 21/6, BSR sẽ niêm yết trên HOSE trong vòng 1 năm kể từ ngày BSR thành công ty cổ phần (1/7/2018). Trước đó, PVN vẫn sẽ tập trung vào việc hạ vốn cổ phần tại BSR xuống còn 43% với Indian Oil là nhà đầu tư tiềm năng.

    Trong nửa đầu năm, BSR đạt doanh thu thuần là 55.893 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.414 tỷ đồng, giảm 6,8% theo năm nhưng đã hoàn thành 98,1% kế hoạch đề ra.

    [​IMG]
    Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của BSR nửa đầu năm.

    Dự phóng kết quả kinh doanh 2018, VPBS cho rằng doanh thu và LNST hợp nhất thuộc công ty mẹ của BSR lần lượt là 101.493 và 6.431 tỷ đồng, tăng lần lượt là 24,8% và giảm 16,6% so với năm ngoái. Kết quả dự phóng dựa trên giả định giá dầu Brent đạt 70USD/thùng và sự gia tăng về sản lượng cũng như giá từng sản phẩm lọc dầu chính.

    Trong năm 2019, VPBS dự phóng doanh thu và LNST hơp nhất của công ty mẹ đạt lần lượt 104.473 và 7.014 tỷ đồng, tăng lần lượt 3,9% và 9,1% theo năm.

    Những rủi ro đầu tư

    VPBS cũng đề cập những rủi ro đầu tư với BSR đó là rủi ro tỷ giá khi công ty đang có 1 khoản vay tài chính dài hạn bằng USD với giá trị tương đương 12.477 tỷ đồng (549 triệu USD) và sẽ vay 28.562 tỷ đồng (1,26 tỷ USD) nhằm phục vụ việc nâng cấp NMLD Dung Quất.

    Rủi ro giá dầu hiện đang không ổn định do việc OPEC và Nga không giữ cam kết trong việc hạn chế sản lượng cung, dao động ở mức 67-73 USD/ thùng.

    Rủi ro về chính sách thuế. Năm 2017, thu thuế điều tiết đã bị bãi bỏ, BSR chủ động yết giá. Tuy nhiên, đầu năm 2018, Bộ Tài Chính đã đề xuất việc thu điều tiết lên các sản phẩm của NMLD Dung Quất từ 2018 đến 2022. Nhà nước đã tạm hoãn việc thu điều tiết trong giai đoạn này để hỗ trợ nâng cấp nhà máy.

    Rủi ro từ khoản tiền gửi tại Ocean Bank. Hiện nay, tổng giá trị tiền gửi tại Ocean Bank Quãng Ngãi của BSR có giá trị là 2.734 tỷ đồng vào ngày 31/12/2018. Khoản tiền này sẽ không được giao dịch trong tương lai cho đến khi có những quy định cụ thể của ngân hàng Nhà nước.

    Rủi ro từ việc nâng cấp và mở rộng NMLD Dung Quất. Việc BSR đầu tư vào việc nâng cấp Nhà máy sẽ khiến tình hình kinh doanh bị ảnh hưởng.Thêm vào đó, BSR phải trả phát sinh khoản lãi vay từ 1,26 tỷ USD. Thêm nữa, chi phí đầu tư có thể bị phát sinh cũng như việc tiến độ bị đình trễ.


    NDH.vn
     

Chia sẻ trang này