Xét xử đại án OceanBank: Cổ đông đòi bình đẳng với Tập đoàn Dầu khí

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Các nguyên cổ đông lớn của OceanBank cho rằng, do Viện kiểm sát tính 20% thiệt hại vụ án cho Tập đoàn Dầu khí nên họ cũng phải được áp dụng cách tính như vậy...

Luật đã bỏ tội của các bị cáo

Ngày 21/6, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử 51 bị cáo trong vụ thất thoát 2.000 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank). Tại tòa, luật sư Nguyễn Đình Hưng bảo vệ cho OceanBank (sau khi bị mua 0 đồng) đề nghị HĐXX xem xét và áp dụng triệt để các tình tiết giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo trong vụ án. Về phần dân sự, luật sư Hưng khẳng định các bị cáo chi trái quy định pháp luật số tiền 1.576 tỷ đồng nhưng khi đối trừ các khoản thì Oceanbank “mới” chỉ thiệt hại khoảng 1.200 tỷ đồng. Vì vậy, ông Hưng đề nghị giao OceanBank tiếp quản, sử dụng số tài sản cơ quan tố tụng đã kê biên hoặc tiếp nhận của những cá nhân, tổ chức nộp để khắc phục hậu quả.

11a_zfcp.jpg

Đại diện OceanBank “đòi tiền” nhưng bị các nguyên cổ đông phản đối.
Luật sư Nguyễn Văn Thái bảo vệ cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đề nghị trong trường hợp cá nhân, tổ chức nào phạm tội gây thiệt hại cho PVN thì tòa tuyên buộc họ phải bồi thường. Người bảo vệ cho PVN cũng mong tòa khi đưa ra phán quyết phải loại bỏ các thuật ngữ mang hàm ý PVN nhận chi lãi ngoài từ OceanBank hoặc tiếp nhận chi từ cá nhân, pháp nhân của OceanBank. “Hoàn toàn PVN không nhận hoặc không chi lãi ngoài… Vì vậy, đề nghị HĐXX không sử dụng ngôn từ thể hiện PVN nhận lãi ngoài để tránh dư luận hiểu lệch lạc, ảnh hưởng uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của PVN”.

Ông Hoàng Văn Dũng – người đại diện của PVN bổ sung: “Chúng tôi không có quyền đưa ý kiến về số phận pháp lý của các bị cáo… Tòa lưu tâm Nghị quyết 41/2017 của Quốc hội về thi hành BLHS năm 2015. Trong đó (BLHS 2015 – PV), hành vi cố ý làm trái đã được loại bỏ nên mong tòa xem xét các quy định của luật 2015 và nghị quyết 41 đã phi hình sự hóa hành vi của các bị cáo, tức loại bỏ rồi”.

Đòi bình đẳng với PVN

Sau đó, đại diện Cty TNHH VNT – đơn vị từng nắm 20% cổ phần của OceanBank cho rằng, trong số tiền chi chăm sóc khách hàng có 246 tỷ đồng chi qua Nguyễn Xuân Sơn – nguyên Chủ tịch PVN và bị tham ô 20% (49 tỷ đồng) của PVN; còn lại 197 tỷ đồng là của các cổ đông khác. “Thiệt hại trong vụ án không thể là của OceanBank cũ hay mới (sau khi bị mua 0 đồng – PV) mà là của các cổ đông… Ngân hàng bị mua 0 đồng thì mặc nhiên chúng tôi mất vốn… Việc OceanBank đòi tiền là không công bằng, chúng tôi đề nghị công bằng trong phán quyết của tòa. Các cá nhân, tổ chức nếu chiếm đoạt phải bồi thường cho chúng tôi – đại diện VNT nói.

Tương tự, đại diện Cty CP tập đoàn Đại dương từng sở hữu 20% vốn tại OceanBank nhắc lại việc PVN cũng sở hữu 20% vốn như mình nhưng được thay đổi tư cách thành nguyên đơn dân sự. Người đại diện tập đoàn Đại Dương nói: “Chúng tôi đề nghị xem xét, trước khi mua 0 đồng chúng tôi cũng sở hữu 20% mà PVN được thay đổi tư cách thì nếu phát sinh bồi thường thiệt hại cũng phải xem xét bồi thường cho chúng tôi như các cổ đông khác của OceanBank”.

Vị này phân tích: “Chúng tôi hiểu VKSND có quan điểm từ năm 2011 – 2014, ông Sơn đã chiếm đoạt 246 tỷ từ OceanBank trong đó tham ô 49 tỷ của PVN còn lại 197 tỷ chiếm đoạt. Vì vậy, nếu HĐXX có quan điểm Sơn chiếm đoạt tiền của PVN thì chúng tôi xin mạn phép được tính như VKSND, lấy tỷ lệ vốn góp nhân với tiền chiếm đoạt”.

Đề nghị trả hồ sơ

Tại tòa, bị can Ninh Văn Quỳnh – Phó TGĐ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) được phát biểu với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Ông Quỳnh bị bắt hôm 31/8 và bị khởi tố về các tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Trước đó, Nguyễn Xuân Sơn khai từng đưa cho ông Quỳnh (lúc đó là kế toán trưởng PVN) hàng trăm tỷ đồng để chăm sóc khách hàng nhóm dầu khí. Ông Quỳnh không thừa nhận việc này nhưng sau khi bị bắt đã thay đổi lời khai, nói có nhận từ ông Sơn 20 tỷ đồng để chi tiêu cá nhân như mua nhà, xe, cho con đi du học…

Tại tòa, luật sư Đỗ Ngọc Quang, người bảo vệ cho ông Quỳnh mong tòa làm rõ việc ông Quỳnh có phạm tội không, có đồng phạm với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Xuân Thắng không, số tiền thực nhận là bao nhiêu?… Luật sư Quang phân tích: “Hành vi của Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Xuân Thắng – nguyên Phó GĐ Khối khách hàng lớn OceanBank gắn liền với hành vi của ông Quỳnh và ngược lại... Không thể một hành vi phạm tội gắn liền với nhau lại được đưa ra xét xử tại 2 vụ án khác nhau”. Ông Quang đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung theo hướng gộp 2 vụ án làm một vì quá trình phạm tội của các bị cáo gắn liền nhau từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.

Đến lượt mình phát biểu, Ninh Văn Quỳnh nói: “Tôi đã khai trước HĐXX và CQĐT. Từ năm 2009 – 2013, tôi có nhận của anh Nguyễn Xuân Sơn 20 tỷ đồng… Tôi đã đề nghị CQĐT và VKSND xin được khắc phục số tiền này nhằm hưởng sự khoan hồng của pháp luật”.

Tòa tiếp tục làm việc vào chiều nay (22/9).

Tại tòa, vợ bị cáo Nguyễn Xuân Sơn cho rằng chồng mình không tham ô, chiếm đoạt vì nếu đúng, gia đình mình đã có hàng trăm tỷ đồng. Giải trình về ngôi nhà đang ở, bà cho biết tài sản này có từ trước khi ông Sơn làm việc ở OceanBank 10 năm. Bà sẵn sàng bán nhà để khắc phục hậu quả chồng mình gây ra nếu có, chỉ xin giữ lại một phần để nuôi mẹ già.

Tiếp đó, bà Hồ Thị Quỳnh Nga – đại diện cho vợ Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch OceanBank) được yêu cầu phát biểu. Bà Nga đứng lên nhưng liên tục khóc, không cất lên lời. Được HĐXX động viên, bà nghẹn ngào nói: “Chị gửi lời tới anh, anh không gặp con, gia đình nhiều năm nay nhưng vẫn giữ sức khỏe, sự điềm đạm là chị vui. Chị cảm ơn cán bộ trại giam T16 đã chăm sóc anh và thấy đây là phiên tòa có tình người”.

 

Việc làm nổi bật

Top