Không có thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhà máy Ethanol Dung Quất buộc phải ngừng hoạt động kéo dài. Công trình hơn 2.100 tỷ đồng "đắp chiếu", cỏ dại mọc phủ kín.
Nhà máy Bio Ethanol Dung Quất đưa vào vận hành thương mại tháng 1/2014 với công suất thiết kế 100 triệu lít mỗi năm. Do giá bán Ethanol trên thị trường thấp hơn 2.000 đồng mỗi lít so với giá thành sản xuất, nhà máy thua lỗ buộc phải ngừng hoạt động từ tháng 4/2015.
Sau ba năm nhà máy dừng hoạt động, Công ty CP Nhiên liệu sinh học Dung Quất (BF) ký hợp đồng hợp tác với Công ty CP Đầu tư và Thương mại tạp phẩm (Tocontap) tái khởi động nhà máy Bio Ethanol Dung Quất. Từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019, nhà máy khởi động lại (hai đợt ngắn ngày) sản xuất khoảng 2.000 m3 Ethanol, sau đó ngừng hoạt động kéo dài đến nay.
Hiện Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật đối với các sai phạm trong quá trình đầu tư xây dựng dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Dung Quất.
Nhà máy lâu ngày không hoạt động, nhiều hạng mục công trình bắt đầu gỉ sét, xuống cấp. Hai dự án này có dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc lựa chọn sai địa điểm xây dựng của Nhà máy Ethanol Dung Quất, trong chỉ định thầu, trong ký kết và thực hiện các hợp đồng EPC dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Cỏ dại phủ kín ở khu vực trạm bơm nước làm mát nhà máy. Dự án có tổng vốn đầu tư phê duyệt là hơn 1.800 tỷ đồng nhưng sau đó đã tăng vốn lên hơn 2.100 tỷ đồng
Hệ thống ống bơm phòng cháy, chữa cháy nhà máy bị cỏ mọc cao che khuất một phần.
Ông Trần Minh Thông, Phó giám đốc Công ty CP Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung, cho biết do giá nguyên liệu quá cao nên nhà máy đang tạm dừng hoạt động. Hiện, công ty duy trì tối thiểu khoảng 25 cán bộ, kỹ sư tham gia bảo trì, bảo dưỡng nhà máy với tổng số tiền lương, bảo hiểm là 350 triệu đồng.
Theo lãnh đạo Bộ Công thương, dù doanh nghiệp nỗ lực vận hành nhà máy trở lại nhưng dự án vẫn còn tồn tại các vấn đề tranh chấp trong Hợp đồng EPC, quyết toán hoàn thành dự án, lập phương án ổn định về vùng nguyên liệu phục vụ đầu vào cho hoạt động sản xuất ổn định và hiệu quả.
Các phương tiện cơ giới bị bỏ hoang phế ở khu vực chứa xỉ than của lò đốt nhà máy.
Hồ xử lý kỵ khí Cigar (công suất 80.000 - 100.000 m3) nâng hiệu quả xử lý TSS và COD của hệ thống xử lý sinh học kỵ khí; cải hoán hệ thống xử lý hiện hữu, bổ sung bể xử lý bằng công nghệ thiếu khí (công suất dự tính 1.000 - 2.500 m3) nhằm nâng cao hiệu quả xử lý cho nhà máy Bio Ethanol Dung Quất. Dù hạng mục công trình này đã hoàn thành từ lâu nhưng đến nay vẫn phải chờ cơ quan chức năng nghiệm thu.
https://news.zing.vn
Nhà máy Bio Ethanol Dung Quất đưa vào vận hành thương mại tháng 1/2014 với công suất thiết kế 100 triệu lít mỗi năm. Do giá bán Ethanol trên thị trường thấp hơn 2.000 đồng mỗi lít so với giá thành sản xuất, nhà máy thua lỗ buộc phải ngừng hoạt động từ tháng 4/2015.
Sau ba năm nhà máy dừng hoạt động, Công ty CP Nhiên liệu sinh học Dung Quất (BF) ký hợp đồng hợp tác với Công ty CP Đầu tư và Thương mại tạp phẩm (Tocontap) tái khởi động nhà máy Bio Ethanol Dung Quất. Từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019, nhà máy khởi động lại (hai đợt ngắn ngày) sản xuất khoảng 2.000 m3 Ethanol, sau đó ngừng hoạt động kéo dài đến nay.
Hiện Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật đối với các sai phạm trong quá trình đầu tư xây dựng dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Dung Quất.
Nhà máy lâu ngày không hoạt động, nhiều hạng mục công trình bắt đầu gỉ sét, xuống cấp. Hai dự án này có dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc lựa chọn sai địa điểm xây dựng của Nhà máy Ethanol Dung Quất, trong chỉ định thầu, trong ký kết và thực hiện các hợp đồng EPC dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Cỏ dại phủ kín ở khu vực trạm bơm nước làm mát nhà máy. Dự án có tổng vốn đầu tư phê duyệt là hơn 1.800 tỷ đồng nhưng sau đó đã tăng vốn lên hơn 2.100 tỷ đồng
Hệ thống ống bơm phòng cháy, chữa cháy nhà máy bị cỏ mọc cao che khuất một phần.
Ông Trần Minh Thông, Phó giám đốc Công ty CP Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung, cho biết do giá nguyên liệu quá cao nên nhà máy đang tạm dừng hoạt động. Hiện, công ty duy trì tối thiểu khoảng 25 cán bộ, kỹ sư tham gia bảo trì, bảo dưỡng nhà máy với tổng số tiền lương, bảo hiểm là 350 triệu đồng.
Theo lãnh đạo Bộ Công thương, dù doanh nghiệp nỗ lực vận hành nhà máy trở lại nhưng dự án vẫn còn tồn tại các vấn đề tranh chấp trong Hợp đồng EPC, quyết toán hoàn thành dự án, lập phương án ổn định về vùng nguyên liệu phục vụ đầu vào cho hoạt động sản xuất ổn định và hiệu quả.
Các phương tiện cơ giới bị bỏ hoang phế ở khu vực chứa xỉ than của lò đốt nhà máy.
Hồ xử lý kỵ khí Cigar (công suất 80.000 - 100.000 m3) nâng hiệu quả xử lý TSS và COD của hệ thống xử lý sinh học kỵ khí; cải hoán hệ thống xử lý hiện hữu, bổ sung bể xử lý bằng công nghệ thiếu khí (công suất dự tính 1.000 - 2.500 m3) nhằm nâng cao hiệu quả xử lý cho nhà máy Bio Ethanol Dung Quất. Dù hạng mục công trình này đã hoàn thành từ lâu nhưng đến nay vẫn phải chờ cơ quan chức năng nghiệm thu.
https://news.zing.vn
Relate Threads