Công nghiệp khí góp phần thay đổi kinh tế

Connect Unlimited

Administrator
Thành viên BQT
Nhờ hệ thống khai thác khí đồng hành hiện đại, Tổng công ty Khí Việt Nam đã góp phần thúc đẩy kinh tế cả nước và thay đổi cơ cấu nhiều ngành.

Theo ông Lê Như Linh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS), khí đồng hành hiện cung cấp 30-35% sản lượng điện quốc gia; 70% nhu cầu sản xuất phân đạm toàn quốc và 70% khí ga hóa lỏng LPG... Mỗi năm, loại khí này mang về doanh thu hơn 3,5 tỷ USD, nộp ngân sách Nhà nước gần 51.000 tỷ đồng; đóng góp khoảng 10% doanh thu toàn tập đoàn và hơn 2% GDP cả nước. Nhờ đó, ngành công nghiệp khí đã thay đổi cơ cấu, diện mạo nhiều ngành.

31-3-20160-693184128-9018-1459413696.png

Khí đồng hành được tìm thấy cùng dầu thô. Trong ngành công nghiệp dầu khí thế giới, không phải nước nào cũng khai thác được loại khí này mà thường đốt bỏ. Ở nước ta, dầu công nghiệp được khai thác từ năm 1986 nhưng đến tận năm 1995, khí đồng hành mới được khai thác, chuyển về đất liền.

Để khai thác được loại khí này, nhiều hệ thống ống dẫn đã được triển khai, trong đó có dự án khí Bạch Hổ. Đến nay, dự án vẫn vận hành và khai thác hoàn chỉnh, đạt hiệu quả cao với giàn nén khí ngoài khơi, hệ thống đường ống dài hơn 150 km từ bể Cửu Long đến nhà máy Điện Bà Rịa, Phú Mỹ, nhà máy xử lý khí Dinh Cố cùng kho chứa và cảng xuất sản phẩm lỏng tại Thị Vải. Hàng năm, dự án cung cấp 1,5 tỷ mét khối khí khô, 300.000 tấn khí hóa lỏng và 150.000 tấn condensate.

Tiếp đó, dự án thu gom và sử dụng khí bể Nam Côn Sơn có tổng vốn đầu tư gần 600 triệu USD, công suất 8 tỷ mét khối một năm với hệ thống đường ống dài hơn 400km từ biển khơi về Phú Mỹ cũng hoàn thành. Dự án cung cấp khí cho các nhà máy điện, khu công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, TP HCM. Hàng loạt nguồn khí được khai thác từ các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ, Rồng Đôi, Rồng Đôi Tây, Chim Sáo, Dừa... cũng được chuyển qua đường ống này. Hiện tại, công ty đang lên kế hoạch xây dựng đường ống Nam Côn Sơn 2 để vận chuyển, xử lý khí từ nhiều mỏ về đất liền vào năm 2018.

31-3-20165-7387-1459413697.png

Ngoài ra, công ty còn xây dựng hàng loại hệ thống khí hiện đại như PM3-Cà Mau có công suất 2 tỷ m3 một năm; hệ thống Hàm Rồng -Thái Bình với công suất 500 triệu mét. Bên cạnh đó là hệ thống kho chứa Condensate, LPG; hệ thống cung cấp khí CNG, khí thấp áp, CNG, LPG, ống thép... Sắp tới, dự án nhà máy xử lý Cà Mau cũng được gấp rút hoàn thành và đi vào hoạt động năm 2017. Dự án được xây dựng để tách khí đồng hành "tinh", đem lại giá trị cao hơn cho ngành công nghiệp khí.

Nhờ hệ thống dẫn khí này, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cà Mau đã trở thành 2 trung tâm sản xuất điện năng lớn nhất nước. Ông Hồ Tuấn Kiệt, Phó giám đốc Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau cho biết, tuy "sinh sau đẻ muộn" nhưng 2 nhà máy điện dầu khí ở Cà Mau đã mang lại công suất tương đương một nhà máy thủy điện Hòa Bình, chiếm 7% tổng sản lượng điện quốc gia. Trong tương lai, Dự án Khí điện đạm Cà Mau cùng với Dự án khí Lô B-Ô Môn đưa khí từ biển Tây đến tổ hợp các nhà máy điện ở Ô Môn (Cần Thơ) cũng sẽ đưa Đồng bằng sông Cửu Long thành trung tâm năng lượng của Việt Nam.

(Nguồn: PV GAS)​
 

Việc làm nổi bật

Top