Khi máy móc thiết bị vận hành bị sự cố kỹ thuật là tôi trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp cải tiến kỹ thuật để hệ thống hoạt động an toàn hiệu quả hơn. Trăn trở, đam mê và nhiệt huyết của tuổi trẻ đã đưa kỹ sư Huỳnh Phúc Phùng (Công ty chế biến khí Vũng Tàu) đến với giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc năm 2017.
Tốt nghiệp khoa Cơ khí Động lực học, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM vào năm 2007, như bao bạn trẻ mới ra trường, anh Huỳnh Phúc Phùng làm việc, gắn bó với một Công ty liên doanh Nhật Bản chuyên về sản xuất ô tô để tích lũy kinh nghiệm chuyên môn. Và rồi cơ duyên đến với ngành dầu khí đối với người kỹ sư trẻ ấy là một sự tình cờ khi có được thông tin tuyển dụng chức danh kỹ sư cơ khí của Công ty Chế biến khí Vũng Tàu. Nhận thấy những yêu cầu phù hợp với chuyên môn và kinh nghiệm đã tích lũy nên anh quyết định ứng tuyển và “may mắn” được bén duyên với lĩnh vực dầu khí từ đó.
Là một thanh niên thuộc thế hệ 8x, thời gian công tác tại KVT chưa vào hàng “kỳ cựu” nhưng cảm nhận đầu tiên về anh Huynh Phúc Phùng đó là sự đam mê, trăn trở với nghề, với công việc đang làm. Những năm đầu khi làm việc ở Công ty Chế biến khí Vũng Tàu, công việc chính của anh là kỹ sư vận hành, giám sát thiết bị cơ khí tại Nhà máy xử lý khí Dinh Cố (GPP). Anh không ngừng nỗ lực học hỏi các kiến thức mới để đáp ứng yêu cầu công việc; tự quản lý thời gian hợp lý để vừa đọc tài liệu, vừa trực tiếp ra tiếp cận với máy móc, thiết bị; chủ động kết nối với những kỹ sư, công nhân thế hệ đi trước có nhiều kinh nghiệm để tích lũy thêm nhiều bài học bổ ích.
Nhưng quan trọng trất là phải có nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Bởi trong quá trình vận hành hệ thống thiết bị công nghệ, chỉ cần một sai sót nhỏ đã có thể dẫn đến dừng cả hệ thống công nghệ nhà máy, thậm chí còn xảy ra tai nạn, sự cố đáng tiếc gây thiệt hại lớn về con người, tài sản, môi trường.
Hiện tại, với vai trò phụ trách giám sát chung công bảo dưỡng sửa chữa thiết bị cơ khí nhà máy GPP, tôi nhận thấy nhiệm vụ lớn nhất là duy trì độ tin cậy và tính toàn vẹn của thiết bị nhằm giảm thiểu tối đa hư hỏng đột xuất của máy móc thiết bị. Khi phát sinh các hỏng hóc bất thường đến thiết bị cần phối hợp với nhà thầu đề xuất giải pháp kỹ thuật hiệu quả nhất để nhanh chóng đưa thiết bị vận hành trở lại an toàn”, anh Phùng nói.
Khi được hỏi về lý do lựa chọn và gắn bó với ngành Dầu khí, với Công ty Chế biến khí Vũng Tàu, người kỹ sư trẻ hào hứng chia sẻ: Đây là nơi có rất nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại trong ngành công nghiệp chế biến dầu khí, là nơi anh có thể “thỏa chí”phát huy tính đam mê kỹ thuật và sáng tạo của mình.
Hơn nữa, nhận thấy Công ty luôn ưu tiên chính sách củng cố và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng. Tuyển dụng đúng người đúng việc, có kế hoạch đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng và kiến thức một cách hệ thống, có định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng, có chính sách thu nhập và phúc lợi cạnh tranh để giữ và thu hút nhân tài. Điều này chính là động lực để anh gắn bó suốt thời gian qua và trong tương lai sắp tới.
Nếu như niềm đam mê kỹ thuật là hành trang, thì Công ty chính là cái nôi cho anh “thỏa chí” sáng tạo. Nhờ thế, từ năm 2014 đến nay, anh Phùng thường xuyên có những nghiên cứu, sáng chế đóng góp cho sự cải tiến kỹ thuật hiệu quả.
Anh Phùng cho biết, sau 6 năm làm việc tại đây, anh đã cùng đồng nghiệp đóng góp 8 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất cho công ty. Trong đó, đáng nói nhất phải kể đến đề tài “Giải pháp chống ăn mòn cục bộ hệ thống đường ống công nghệ tại các gối đỡ”. Sau thời gian áp dụng giải pháp này đã phát huy tính hiệu quả rõ rệt, làm lợi hơn 3 tỉ đồng/năm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa chống ăn mòn cho nhà máy GPP.
Tuy nhiên, giá trị mà giải pháp đã mang lại không thể đo đếm được bằng hiệu quả kinh tế mà cũng không lượng hóa được, chỉ biết rằng quan trọng hơn hết đó là giải pháp đã giúp nâng cao độ an toàn cho hệ thống công nghệ nhà máy GPP, góp phần hạn chế rủi ro rò rỉ khí hidrocabon gây nguy cơ cháy nổ mất an toàn - một trong những mối quan tâm hàng đầu của các công trình chế biến tàng trữ khí của PV Gas cũng như của tập đoàn PVN.
Với những đóng góp thiết thực cho công ty nói riêng và ngành dầu khí nói chung, anh đã được tặng nhiều giấy khen, bằng khen của Công ty Chế biến khí Vũng Tàu và Tổng Công ty Khí Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam như: Bằng lao động sáng tạo năm 2016; Khen thưởng “Cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua “An toàn trong Dừng Khí 2016”; Khen thưởng “Giải Nhất chức danh kỹ sư cuộc thi kiến thức an toàn vận hành” các năm 2014, 2015…
Đặc biệt, năm 2017, anh được Ban Bí thư Trung ương Đoàn vinh danh danh hiệu “Người thợ trẻ giỏi toàn quốc năm 2017”. Đây không chỉ là niềm vinh dự mà còn là động lực để người kỹ sư trẻ tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo trong công việc.
“Mỗi chúng ta ngày nay có nhiều cơ hội để phát triển tài năng trong học tập, nghiên cứu khoa học, nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh thần. Vậy, hãy luôn tự tin đi đầu phát huy vai trò xung kích trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào lao động sản xuất kinh doanh và xây dựng Văn hóa doanh nghiệp. Tích cực ý thức trách nhiệm tham gia các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cộng đồng để đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển đất nước”, kỹ sư trẻ Huỳnh Phúc Phùng kêu gọi.
Tốt nghiệp khoa Cơ khí Động lực học, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM vào năm 2007, như bao bạn trẻ mới ra trường, anh Huỳnh Phúc Phùng làm việc, gắn bó với một Công ty liên doanh Nhật Bản chuyên về sản xuất ô tô để tích lũy kinh nghiệm chuyên môn. Và rồi cơ duyên đến với ngành dầu khí đối với người kỹ sư trẻ ấy là một sự tình cờ khi có được thông tin tuyển dụng chức danh kỹ sư cơ khí của Công ty Chế biến khí Vũng Tàu. Nhận thấy những yêu cầu phù hợp với chuyên môn và kinh nghiệm đã tích lũy nên anh quyết định ứng tuyển và “may mắn” được bén duyên với lĩnh vực dầu khí từ đó.
Nhưng quan trọng trất là phải có nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Bởi trong quá trình vận hành hệ thống thiết bị công nghệ, chỉ cần một sai sót nhỏ đã có thể dẫn đến dừng cả hệ thống công nghệ nhà máy, thậm chí còn xảy ra tai nạn, sự cố đáng tiếc gây thiệt hại lớn về con người, tài sản, môi trường.
Hiện tại, với vai trò phụ trách giám sát chung công bảo dưỡng sửa chữa thiết bị cơ khí nhà máy GPP, tôi nhận thấy nhiệm vụ lớn nhất là duy trì độ tin cậy và tính toàn vẹn của thiết bị nhằm giảm thiểu tối đa hư hỏng đột xuất của máy móc thiết bị. Khi phát sinh các hỏng hóc bất thường đến thiết bị cần phối hợp với nhà thầu đề xuất giải pháp kỹ thuật hiệu quả nhất để nhanh chóng đưa thiết bị vận hành trở lại an toàn”, anh Phùng nói.
Khi được hỏi về lý do lựa chọn và gắn bó với ngành Dầu khí, với Công ty Chế biến khí Vũng Tàu, người kỹ sư trẻ hào hứng chia sẻ: Đây là nơi có rất nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại trong ngành công nghiệp chế biến dầu khí, là nơi anh có thể “thỏa chí”phát huy tính đam mê kỹ thuật và sáng tạo của mình.
Hơn nữa, nhận thấy Công ty luôn ưu tiên chính sách củng cố và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng. Tuyển dụng đúng người đúng việc, có kế hoạch đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng và kiến thức một cách hệ thống, có định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng, có chính sách thu nhập và phúc lợi cạnh tranh để giữ và thu hút nhân tài. Điều này chính là động lực để anh gắn bó suốt thời gian qua và trong tương lai sắp tới.
Nếu như niềm đam mê kỹ thuật là hành trang, thì Công ty chính là cái nôi cho anh “thỏa chí” sáng tạo. Nhờ thế, từ năm 2014 đến nay, anh Phùng thường xuyên có những nghiên cứu, sáng chế đóng góp cho sự cải tiến kỹ thuật hiệu quả.
Anh Phùng cho biết, sau 6 năm làm việc tại đây, anh đã cùng đồng nghiệp đóng góp 8 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất cho công ty. Trong đó, đáng nói nhất phải kể đến đề tài “Giải pháp chống ăn mòn cục bộ hệ thống đường ống công nghệ tại các gối đỡ”. Sau thời gian áp dụng giải pháp này đã phát huy tính hiệu quả rõ rệt, làm lợi hơn 3 tỉ đồng/năm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa chống ăn mòn cho nhà máy GPP.
Tuy nhiên, giá trị mà giải pháp đã mang lại không thể đo đếm được bằng hiệu quả kinh tế mà cũng không lượng hóa được, chỉ biết rằng quan trọng hơn hết đó là giải pháp đã giúp nâng cao độ an toàn cho hệ thống công nghệ nhà máy GPP, góp phần hạn chế rủi ro rò rỉ khí hidrocabon gây nguy cơ cháy nổ mất an toàn - một trong những mối quan tâm hàng đầu của các công trình chế biến tàng trữ khí của PV Gas cũng như của tập đoàn PVN.
Đặc biệt, năm 2017, anh được Ban Bí thư Trung ương Đoàn vinh danh danh hiệu “Người thợ trẻ giỏi toàn quốc năm 2017”. Đây không chỉ là niềm vinh dự mà còn là động lực để người kỹ sư trẻ tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo trong công việc.
“Mỗi chúng ta ngày nay có nhiều cơ hội để phát triển tài năng trong học tập, nghiên cứu khoa học, nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh thần. Vậy, hãy luôn tự tin đi đầu phát huy vai trò xung kích trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào lao động sản xuất kinh doanh và xây dựng Văn hóa doanh nghiệp. Tích cực ý thức trách nhiệm tham gia các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cộng đồng để đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển đất nước”, kỹ sư trẻ Huỳnh Phúc Phùng kêu gọi.
Sông Thương -Báo Tài Nguyên Môi trường
Relate Threads