Đơn giá cho thuê giàn khoan thấp do cạnh tranh gay gắt, chi phí cố định tăng mạnh... khiến Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí ( PVD) gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
PVD là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), được cổ phần hoá từ Cty Khoan và Dịch vụ Khoan dầu khí (tiền thân là Xí nghiệp Dịch vụ dầu khí biển PTSC Offshore) với vốn điều lệ 680 tỷ đồng. Tháng 12/2006, Cty được niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM.
Liên tục lỗ ròng
Lĩnh vực hoạt động chính của PVD là khoan và sửa chữa các giếng khoan dầu khí; cung ứng giàn khoan và giàn khai thác dầu khí; thực hiện các dịch vụ: thiết kế, chế tạo, lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa bảo dưỡng, vận hành giàn khoan, giàn khai thác dầu khí…
Ở thị trường trong nước, PVD chuyên cung cấp dịch vụ dầu khí chuyên ngành cho các Cty dầu khí lớn như: Vietsopetro, BP, Conoco, Cuulong JOC, Hoanglong Joc, Jvpc, Maurel &Prom, OMV, Petronas Carigali… để cung cấp các dịch vụ dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam. Với thị trường nước ngoài, Cty đã có hợp đồng triển khai dịch vụ khoan tại Algeria và có kế hoạch phát triển thị trường tại Malaysia, Indonesia…
Theo báo cáo tài chính quý 1/2018, mặc dù doanh thu thuần đạt 1.105,7 tỷ đồng, cao gấp hơn 2 lần cùng kỳ, nhưng giá vốn lại lên tới 1.150 tỷ đồng. Do đó, PVD chịu lỗ gộp 44,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 7,8 tỷ đồng.
Sau khi trừ các khoản chi phí và chịu thêm hơn 4 tỷ đồng lỗ từ hoạt động liên doanh liên kết, PVD đã lỗ ròng hơn 253 tỷ đồng, trong đó lỗ thuộc về Cty mẹ hơn 239 tỷ đồng, trong khi quý 1/2017 PVD cũng lỗ ròng gần 201 tỷ đồng.
Theo giải trình từ Ban Lãnh đạo PVD, dù tăng số lượng giàn khoan tự nâng hoạt động (2,8 giàn so với 1,4 giàn trước đây), nhưng do đơn giá thấp và chi phí cố định cao (lãi vay tăng hơn 1,5% so với quý 1/2017) dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm. Bên cạnh đó, đơn giá các dịch vụ liên quan đến giàn khoan tiếp tục giảm sút do cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Hiệu suất sử dụng giàn khoan thấp
Hiện các hoạt động chính chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của PVD là dịch vụ khoan, kỹ thuật giếng khoan và cung ứng sự cố tràn dầu. Cty sở hữu 6 giàn khoan, gồm 4 giàn khoan biển tự nâng, một giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm TAD và một giàn khoan đất liền. Ngoài ra, tùy theo nhu cầu thị trường, Cty còn làm trung gian, thuê thêm giàn khoan từ các nhà thầu nước ngoài, nối kết các chiến dịch khoan nhỏ lẻ của khách hàng thành chương trình dài hạn.
Năm 2018, Ban Lãnh đạo PVD dự kiến doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng, nhưng theo các chuyên gia để có lợi nhuận trong thời điểm này thực sự khó khăn. Việc PVD đặt mục tiêu không lỗ là căn cứ tình hình khó khăn của ngành cũng như thực tế hơn 90% nhà thầu khoan trên thế giới không có lãi, 10% Cty đã phá sản hoặc bị mua lại…
Ban lãnh đạo công ty cho biết, giá dầu xuống thấp kỷ lục thời gian qua cũng là nguyên nhân khiến thị trường dịch vụ khoan dầu khí bị thu hẹp lại. Các nhà thầu dầu dừng hoặc giãn chương trình khoan khiến số lượng giàn không có việc làm tăng lên, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt về giá cho thuê giàn và dịch vụ khoan. PVD ước tính hầu hết các quý trong năm nay, hiệu suất sử dụng giàn khoan đạt chưa đến 46%, trong khi giá thuê giảm từ 55% đến 60% so với năm 2017, kéo theo tỷ lệ giàn khoan bỏ trống của Cty chiếm hơn 50% .
Hiện số lượng giàn khoan cung cấp vẫn vượt nhu cầu sử dụng, theo đó giá thuê dịch vụ sẽ tiếp tục ở mức thấp. PVD dự báo giá thuê trung bình 55.000-60.000 USD/ngày. Ở mức này, PVD vẫn chưa đủ để bù đắp chi phí, bao gồm cả chi phí khấu hao. Bên cạnh đó, trong năm nay, số lượng giàn khoan tự nâng hoạt động trung bình dự kiến 2,5 giàn và nhiều giàn của PVD hiện nay chưa có việc…
PVD là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), được cổ phần hoá từ Cty Khoan và Dịch vụ Khoan dầu khí (tiền thân là Xí nghiệp Dịch vụ dầu khí biển PTSC Offshore) với vốn điều lệ 680 tỷ đồng. Tháng 12/2006, Cty được niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM.
Lĩnh vực hoạt động chính của PVD là khoan và sửa chữa các giếng khoan dầu khí; cung ứng giàn khoan và giàn khai thác dầu khí; thực hiện các dịch vụ: thiết kế, chế tạo, lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa bảo dưỡng, vận hành giàn khoan, giàn khai thác dầu khí…
Ở thị trường trong nước, PVD chuyên cung cấp dịch vụ dầu khí chuyên ngành cho các Cty dầu khí lớn như: Vietsopetro, BP, Conoco, Cuulong JOC, Hoanglong Joc, Jvpc, Maurel &Prom, OMV, Petronas Carigali… để cung cấp các dịch vụ dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam. Với thị trường nước ngoài, Cty đã có hợp đồng triển khai dịch vụ khoan tại Algeria và có kế hoạch phát triển thị trường tại Malaysia, Indonesia…
253 tỷ đồng là khoản lỗ ròng của Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí trong quý 1/2018.
Theo báo cáo tài chính quý 1/2018, mặc dù doanh thu thuần đạt 1.105,7 tỷ đồng, cao gấp hơn 2 lần cùng kỳ, nhưng giá vốn lại lên tới 1.150 tỷ đồng. Do đó, PVD chịu lỗ gộp 44,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 7,8 tỷ đồng.
Sau khi trừ các khoản chi phí và chịu thêm hơn 4 tỷ đồng lỗ từ hoạt động liên doanh liên kết, PVD đã lỗ ròng hơn 253 tỷ đồng, trong đó lỗ thuộc về Cty mẹ hơn 239 tỷ đồng, trong khi quý 1/2017 PVD cũng lỗ ròng gần 201 tỷ đồng.
Theo giải trình từ Ban Lãnh đạo PVD, dù tăng số lượng giàn khoan tự nâng hoạt động (2,8 giàn so với 1,4 giàn trước đây), nhưng do đơn giá thấp và chi phí cố định cao (lãi vay tăng hơn 1,5% so với quý 1/2017) dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm. Bên cạnh đó, đơn giá các dịch vụ liên quan đến giàn khoan tiếp tục giảm sút do cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Hiệu suất sử dụng giàn khoan thấp
Hiện các hoạt động chính chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của PVD là dịch vụ khoan, kỹ thuật giếng khoan và cung ứng sự cố tràn dầu. Cty sở hữu 6 giàn khoan, gồm 4 giàn khoan biển tự nâng, một giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm TAD và một giàn khoan đất liền. Ngoài ra, tùy theo nhu cầu thị trường, Cty còn làm trung gian, thuê thêm giàn khoan từ các nhà thầu nước ngoài, nối kết các chiến dịch khoan nhỏ lẻ của khách hàng thành chương trình dài hạn.
Năm 2018, Ban Lãnh đạo PVD dự kiến doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng, nhưng theo các chuyên gia để có lợi nhuận trong thời điểm này thực sự khó khăn. Việc PVD đặt mục tiêu không lỗ là căn cứ tình hình khó khăn của ngành cũng như thực tế hơn 90% nhà thầu khoan trên thế giới không có lãi, 10% Cty đã phá sản hoặc bị mua lại…
Ban lãnh đạo công ty cho biết, giá dầu xuống thấp kỷ lục thời gian qua cũng là nguyên nhân khiến thị trường dịch vụ khoan dầu khí bị thu hẹp lại. Các nhà thầu dầu dừng hoặc giãn chương trình khoan khiến số lượng giàn không có việc làm tăng lên, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt về giá cho thuê giàn và dịch vụ khoan. PVD ước tính hầu hết các quý trong năm nay, hiệu suất sử dụng giàn khoan đạt chưa đến 46%, trong khi giá thuê giảm từ 55% đến 60% so với năm 2017, kéo theo tỷ lệ giàn khoan bỏ trống của Cty chiếm hơn 50% .
Hiện số lượng giàn khoan cung cấp vẫn vượt nhu cầu sử dụng, theo đó giá thuê dịch vụ sẽ tiếp tục ở mức thấp. PVD dự báo giá thuê trung bình 55.000-60.000 USD/ngày. Ở mức này, PVD vẫn chưa đủ để bù đắp chi phí, bao gồm cả chi phí khấu hao. Bên cạnh đó, trong năm nay, số lượng giàn khoan tự nâng hoạt động trung bình dự kiến 2,5 giàn và nhiều giàn của PVD hiện nay chưa có việc…
Thách thức điểm hoà vốn
Được hưởng lợi từ ngành, nhưng theo CTCP Chứng khoán HSC, thách thức lớn nhất hiện nay của PVD không hẳn là thiếu việc mà PVD chấp nhận được mức giá thuê thấp đến đâu nếu muốn các giàn khoan đạt hiệu suất cao. Theo ước tính của HSC, điểm hòa vốn của các giàn khoan tiêu chuẩn cho thuê của PVD là 65.000 – 70.000 USD/ngày. Nếu PVD tiếp tục cắt giảm chi phí và số lượng chuyên gia nước ngoài hoặc giảm lương thì điểm hòa vốn thấp hơn mà PVD có thể đạt đến là 60.000 USD/ngày. Tuy nhiên, PVD đã cắt giảm chi phí nên khó có thể cắt giảm thêm.
Trong bối cảnh giá dầu hiện tại, các chuyên gia đánh giá nhu cầu giàn khoan sẽ vẫn chưa hồi phục hoàn toàn trong 1-2 năm tới. Về nguồn cung, theo dữ liệu từ Infield Rigs, số giàn khoan tại khu vực Đông Nam Á hiện tại là 108 giàn khoan tự nâng, các giàn khoan còn rất mới, hơn 60% dưới 10 năm, số giàn thanh lý mỗi năm rất thấp (khoảng 4 giàn). Bên cạnh đó, sẽ có 15 giàn được đóng mới trong giai đoạn 2017- 2020, dẫn đến nguồn cung hiện tại rất khó giảm. Do đó, giá thuê giàn tự nâng sẽ vẫn ở mức 55.000 -60.000 USD/ngày trong 2 năm tới. Tuy nhiên, đối với PVD, giá thuê giàn phải xấp xỉ 65.000-70.000 USD/ngày thì PVD mới đủ bù đắp chi phí mảng dịch vụ khoan…Với giá thuê cao hơn so với nhu cầu thị trường, rõ ràng PVD khó cạnh tranh với các đối thủ. Do vậy, thách thức đặt ra đối với PVD lúc này không chỉ cắt giảm chi phí hạ giá thành giàn khoan mà còn đối mặt với tình hình nguồn dầu thô cạn kiệt…
Giá thuê giàn được dự báo chưa thể cải thiện trong 2018. Trong khi đó, giá thuê giàn khoan có tương quan với giá dầu thô Brent thế giới, nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào tình hình nguồn cung giàn khoan trong khu vực. Thế nhưng, nguồn cung giàn khoan vẫn tiếp tục dư thừa trong khu vực. Tình trạng dư thừa giàn khoan trong khu vực đã khiến PVD chịu sự cạnh tranh trực tiếp đến từ các giàn khoan của Trung Quốc khi họ sẵn sàng đấu giá thấp hơn 20 - 30% so với giá thuê trên thị trường để có thể trúng thầu các hợp đồng khai thác…
Bởi vậy, hoạt động kinh doanh của PVD sẽ tiếp tục khó khăn đến hết năm 2018 và có thể sang những năm tiếp theo. Đây không chỉ là thách thức của PVD mà còn là thách thức của các doanh nghiệp ngành dầu khí khi cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Phương Hà
Enternews.vn
Enternews.vn
Relate Threads