Nhiều khó khăn, vướng mắc đối với các dự án trọng điểm như dự án khí điện Lô B, dự án Cá Voi Xanh, dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất... đã được PVN chỉ ra trong báo cáo gửi lên Thủ tướng mới đây.
PVN đang gặp khó ở nhiều dự án trọng điểm (Ảnh minh họa)
Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Tập đoàn Dầu khi Việt Nam (PVN) cho biết doanh nghiệp này hiện đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc ở nhiều dự án.
Cụ thể, PVN "than" rằng chuỗi dự án khí điện Lô B đang bị chậm tiến độ 2 năm so với kế hoạch. Theo PVN, hiện dự án đang gặp 5 khó khăn, vướng mắc lớn.
Thứ nhất, phương án thu xếp vốn cho chuỗi dự án khi điện Lô B chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thứ hai, chưa có phê duyệt nhà đầu tư của nhà máy điện Ô Môn II và chưa có phê duyệt cho Báo cáo Pre - FS của nhà máy điện ở Môn, ảnh hưởng đến tiến độ phát triển mỏ khí tại lô B.
"Các Nhà máy điện khu vực Ô Môn cần sớm được triển khai để sẵn sàng tiếp nhận khí Lô B đúng tiến độ và cần sớm có quyết định về Nhà máy điện thứ Tư tiêu thụ khí Lô B", Chủ tịch PVN Trần Sỹ Thanh cho biết.
Bên cạnh đó, chuỗi dự án khí điện này cũng chưa có phê duyệt các cơ chế bao tiêu và chuyển ngang của cấp có thẩm quyền, việc này ảnh hưởng tới quá trình đàm phán thương mại với EVN. Đồng thời, chưa thống nhất để ký GGU với các bên đối tác nước ngoài.
"Hiện Ngân hàng Nhà nước có thông bảo việc đàm phán việc chuyển đổi ngoại tệ sẽ kéo dài khoảng 6 tháng mới có thể hoàn tất, điều này sẽ ảnh hưởng tới FID của các bên. Gói thầu EPCI của khâu thượng nguồn đang chuẩn bị hết thời gian hiệu lực và nguy cơ phải đấu thầu lại nếu các nhà thầu không chấp thuận gia hạn", lãnh đạo PVN cho biết thêm
Đối với dự án Cá Voi Xanh, văn bản của PVN gửi lên Thủ tướng cho hay, dự án đang gặp 3 khó khăn, vướng mắc lớn.
Thứ nhất là khó khăn về các thủ tục hành chính liên quan tới việc giao, thuê đất trên bờ cho Nhà thầu ExxonMobil để triển khai các công tác đo đạc, đền bù, giải phóng mặt bằng cho khu vực xây dựng nhà máy xử lý khí và tuyến ống dẫn khi về hộ tiêu thụ.
Cùng với đó, theo phía PVN, "phần đất dự kiến cho hành lang tuyến ống đi qua sân bay Chu Lai do Bộ Quốc phòng quản lý cần phải được chuyển giao cho chính quyền địa phương trước khi giao cho nhà đầu tư.
Để có thể triển khai thực hiện việc chuẩn bị, khảo sát và xây dựng đoạn tuyến ống này, PVN sẽ cần sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải cùng các bộ ngành liên quan để xử lý các vấn đề liên quan tới việc xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng, giao, nhận đất thuộc địa phận sân bay cho nhà điều hành triển khai các công việc cần thiết xây dựng tuyến ống này".
Khó khăn thứ ba là việc 5 nhà máy điện tiêu thụ khí Cá Voi Xanh dù đã được quy hoạch nhưng cấp thẩm quyền vẫn chưa phê duyệt bao tiêu cũng như tiến độ chính xác của các nhà máy điện, nên các cam kết về bao tiêu trong hợp đồng mua bán điện cũng như hợp đồng mua bán khí chưa rõ ràng.
Đối với dự án nhiệt điện Thái Bình 2, mặc dù công tác đấu thầu mua sắm trong nước đến nay đã có chuyển biến tích cực, một số gói thầu kéo dài và chậm xử lý tình huống đã được giải quyết để hoàn thành ký kết hợp đồng hoặc tổ chức đấu thầu lại, tuy nhiên tiến độ vẫn chưa đáp ứng được kế hoạch triển khai các gói thầu như cam kết.
Trong khi đó, dự án nhiệt điện Long Phú 1 thì vẫn chưa xác định được tiến độ khả thi. Phía PVN cho biết ngày 28/1/2018, Nhà thầu PM có văn bản chính thức thông báo về việc chấm dứt thực hiện Hợp đồng EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 do ảnh hưởng của lệnh cấm vận từ Mỹ và ngày 15/3/2019, nhà thầu PM đã chính thức dừng các hoạt động tại công trường.
Đối với dự án nhiệt điện Sông Hậu 1, PVN cho biết dự án đang gặp khó khăn về vốn, về thanh toán cho các hạng mục xây dựng, lắp đặt, về định mức, đơn giá và về thi công (công tác thi công và huy động nhân sự, thiết bị của các nhà thầu xây dựng từ trước đến nay chưa đáp ứng yêu cầu, một số nhà thầu phụ không đáp ứng tiến độ dẫn tới phải điều chuyển công việc cho nhà thầu phụ khác).
"Theo kế hoạch, trong năm 2019 hầu hết các hạng mục xây dựng của dự án phải hoàn thành, do đó PVN đã đề nghị LILAMA cần tăng cường vai trò của Tổng thầu trong khâu điều hành, chỉ đạo các nhà thầu phụ tập trung nhân lực, tài chính để thi công các hạng mục trên đường găng như cửa nhận nước, kho than, các hạng mục xây dựng FGD", phía PVN thông tin.
Riêng đối với dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, PVN "than" rằng khả năng cạnh tranh của nhà máy đang ở mức thấp do không được ưu đãi về thuế 3 - 5 - 7% đối với sản phẩm xăng dầu như các nhà máy lọc dầu trong nước khác.
Công tác thu xếp vốn cho dự án gặp nhiều khó khăn.
Cụ thể, mặc dù các tổ chức tín dụng đều quan tâm đến bảo lãnh của Chính phủ hoặc của PVN nhưng dự án không thuộc diện được cấp bảo lãnh Chính phủ.
Trong khi đó, hiện nay, theo quy chế bảo lãnh của PVN, "việc PVN bảo lãnh cho BSR (đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - PV) là rất khó khăn, đặc biệt khi BSR đã trở thành công ty cổ phần và dự kiến thời gian tới PVN sẽ giảm phần vốn tại BSR xuống còn 43%, khi đó BSR không còn là công ty con của PVN nữa thì việc bảo lãnh sẽ không thực hiện được", văn bản của PVN nêu rõ.
PVN đang gặp khó ở nhiều dự án trọng điểm (Ảnh minh họa)
Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Tập đoàn Dầu khi Việt Nam (PVN) cho biết doanh nghiệp này hiện đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc ở nhiều dự án.
Cụ thể, PVN "than" rằng chuỗi dự án khí điện Lô B đang bị chậm tiến độ 2 năm so với kế hoạch. Theo PVN, hiện dự án đang gặp 5 khó khăn, vướng mắc lớn.
Thứ nhất, phương án thu xếp vốn cho chuỗi dự án khi điện Lô B chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thứ hai, chưa có phê duyệt nhà đầu tư của nhà máy điện Ô Môn II và chưa có phê duyệt cho Báo cáo Pre - FS của nhà máy điện ở Môn, ảnh hưởng đến tiến độ phát triển mỏ khí tại lô B.
"Các Nhà máy điện khu vực Ô Môn cần sớm được triển khai để sẵn sàng tiếp nhận khí Lô B đúng tiến độ và cần sớm có quyết định về Nhà máy điện thứ Tư tiêu thụ khí Lô B", Chủ tịch PVN Trần Sỹ Thanh cho biết.
Bên cạnh đó, chuỗi dự án khí điện này cũng chưa có phê duyệt các cơ chế bao tiêu và chuyển ngang của cấp có thẩm quyền, việc này ảnh hưởng tới quá trình đàm phán thương mại với EVN. Đồng thời, chưa thống nhất để ký GGU với các bên đối tác nước ngoài.
"Hiện Ngân hàng Nhà nước có thông bảo việc đàm phán việc chuyển đổi ngoại tệ sẽ kéo dài khoảng 6 tháng mới có thể hoàn tất, điều này sẽ ảnh hưởng tới FID của các bên. Gói thầu EPCI của khâu thượng nguồn đang chuẩn bị hết thời gian hiệu lực và nguy cơ phải đấu thầu lại nếu các nhà thầu không chấp thuận gia hạn", lãnh đạo PVN cho biết thêm
Đối với dự án Cá Voi Xanh, văn bản của PVN gửi lên Thủ tướng cho hay, dự án đang gặp 3 khó khăn, vướng mắc lớn.
Thứ nhất là khó khăn về các thủ tục hành chính liên quan tới việc giao, thuê đất trên bờ cho Nhà thầu ExxonMobil để triển khai các công tác đo đạc, đền bù, giải phóng mặt bằng cho khu vực xây dựng nhà máy xử lý khí và tuyến ống dẫn khi về hộ tiêu thụ.
Cùng với đó, theo phía PVN, "phần đất dự kiến cho hành lang tuyến ống đi qua sân bay Chu Lai do Bộ Quốc phòng quản lý cần phải được chuyển giao cho chính quyền địa phương trước khi giao cho nhà đầu tư.
Để có thể triển khai thực hiện việc chuẩn bị, khảo sát và xây dựng đoạn tuyến ống này, PVN sẽ cần sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải cùng các bộ ngành liên quan để xử lý các vấn đề liên quan tới việc xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng, giao, nhận đất thuộc địa phận sân bay cho nhà điều hành triển khai các công việc cần thiết xây dựng tuyến ống này".
Khó khăn thứ ba là việc 5 nhà máy điện tiêu thụ khí Cá Voi Xanh dù đã được quy hoạch nhưng cấp thẩm quyền vẫn chưa phê duyệt bao tiêu cũng như tiến độ chính xác của các nhà máy điện, nên các cam kết về bao tiêu trong hợp đồng mua bán điện cũng như hợp đồng mua bán khí chưa rõ ràng.
Đối với dự án nhiệt điện Thái Bình 2, mặc dù công tác đấu thầu mua sắm trong nước đến nay đã có chuyển biến tích cực, một số gói thầu kéo dài và chậm xử lý tình huống đã được giải quyết để hoàn thành ký kết hợp đồng hoặc tổ chức đấu thầu lại, tuy nhiên tiến độ vẫn chưa đáp ứng được kế hoạch triển khai các gói thầu như cam kết.
Trong khi đó, dự án nhiệt điện Long Phú 1 thì vẫn chưa xác định được tiến độ khả thi. Phía PVN cho biết ngày 28/1/2018, Nhà thầu PM có văn bản chính thức thông báo về việc chấm dứt thực hiện Hợp đồng EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 do ảnh hưởng của lệnh cấm vận từ Mỹ và ngày 15/3/2019, nhà thầu PM đã chính thức dừng các hoạt động tại công trường.
Đối với dự án nhiệt điện Sông Hậu 1, PVN cho biết dự án đang gặp khó khăn về vốn, về thanh toán cho các hạng mục xây dựng, lắp đặt, về định mức, đơn giá và về thi công (công tác thi công và huy động nhân sự, thiết bị của các nhà thầu xây dựng từ trước đến nay chưa đáp ứng yêu cầu, một số nhà thầu phụ không đáp ứng tiến độ dẫn tới phải điều chuyển công việc cho nhà thầu phụ khác).
"Theo kế hoạch, trong năm 2019 hầu hết các hạng mục xây dựng của dự án phải hoàn thành, do đó PVN đã đề nghị LILAMA cần tăng cường vai trò của Tổng thầu trong khâu điều hành, chỉ đạo các nhà thầu phụ tập trung nhân lực, tài chính để thi công các hạng mục trên đường găng như cửa nhận nước, kho than, các hạng mục xây dựng FGD", phía PVN thông tin.
Riêng đối với dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, PVN "than" rằng khả năng cạnh tranh của nhà máy đang ở mức thấp do không được ưu đãi về thuế 3 - 5 - 7% đối với sản phẩm xăng dầu như các nhà máy lọc dầu trong nước khác.
Công tác thu xếp vốn cho dự án gặp nhiều khó khăn.
Cụ thể, mặc dù các tổ chức tín dụng đều quan tâm đến bảo lãnh của Chính phủ hoặc của PVN nhưng dự án không thuộc diện được cấp bảo lãnh Chính phủ.
Trong khi đó, hiện nay, theo quy chế bảo lãnh của PVN, "việc PVN bảo lãnh cho BSR (đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - PV) là rất khó khăn, đặc biệt khi BSR đã trở thành công ty cổ phần và dự kiến thời gian tới PVN sẽ giảm phần vốn tại BSR xuống còn 43%, khi đó BSR không còn là công ty con của PVN nữa thì việc bảo lãnh sẽ không thực hiện được", văn bản của PVN nêu rõ.
Thanh Long
https://vietnamfinance.vn/
https://vietnamfinance.vn/
Relate Threads