Dự án Phát triển mỏ khí Cá Voi Xanh, một trong những hạng mục quạn trọng của chuỗi dự án khí-điện dự kiến sẽ được các bên tham gia có Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) vào quý I năm 2020 để triển khai xây dựng trong vòng khoảng 4 năm. Theo đánh giá, tiến độ có dòng khí đầu tiên đang chậm khoảng 6 tháng so với kế hoạch đề ra.
Bộ Công Thương vừa có báo cáo khá chi tiết về tiến độ triển khai Chuỗi dự án khí - điện Cá Voi Xanh.
Chuỗi dự án khí - điện Cá Voi Xanh gồm các dự án thành phần: Dự án Phát triển mỏ khí Cá Voi Xanh; Các Dự án Nhà máy điện sử dụng khí từ mỏ khí Cá Voi Xanh (Miền Trung I, II (Quảng Nam) và Dung Quất I, II và III (Quảng Ngãi).
Việc phát triển Chuỗi dự án khí - điện Cá Voi Xanh đặc biệt quan trọng, dự kiến khi đi vào vận hành thương mại, hàng năm 5 nhà máy điện nêu trên sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 23-25 tỷ kWh điện, góp phần đảm bảo đủ điện cho đất nước từ năm 2023, và theo tính toán sơ bộ, tổng thu ngân sách Nhà nước từ chuỗi dự án (giai đoạn 2023-2044) đạt khoảng 15-18 tỷ USD.
Theo Bộ Công Thương, đến nay, nhiều hạng mục công việc quan trọng của Dự án đã hoàn thành và được Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành phê duyệt/chấp thuận, gồm: Đánh giá trữ lượng mỏ khí Cá Voi Xanh - Trữ lượng thu hồi 148,95 tỷ m3 khí hydrocarbon; Phạm vi đầu tư Dự án Phát triển mỏ Cá Voi Xanh bao gồm: các công trình thiết bị ngoài khơi; đường ống dẫn khí về bờ; Nhà máy xử lý khí (GTP) trên bờ và đường ống dẫn khí thương phẩm đến hộ tiêu thụ (Công văn số 60/TTg-KTN ngày 28 tháng 6 năm 2016).
Hiện tiến độ triển khai các hạng mục chính của Dự án Phát triển mỏ khí Cá Voi Xanh (Dự án thượng nguồn) đang được đẩy nhanh, hợp đồng Thiết kế FEED đang được triển khai, dự kiến hoàn thành trong quý IV năm 2019.
Song song, ExxonMobil đang lập Kế hoạch phát triển mỏ (FDP), dự kiến hoàn thành và trình duyệt trong quý I năm 2020, chậm khoảng 6 tháng so với kế hoạch đề ra.
Về đàm phán Thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ (GGU), Bộ Công Thương cho hay, đoàn đàm phán phía Việt Nam đã có 8 phiên đàm phán với ExxonMobil về dự thảo GGU, trong đó ngày 01 tháng 8 năm 2019, đã tổ chức đàm phán cấp cao với ExxonMobil trên dự thảo GGU Phiên bản 8 để thống nhất nguyên tắc một số vấn đề chính.
Theo đó, Đoàn đàm phán đã yêu cầu ExxonMobil hoàn thiện lại dự thảo GGU theo hướng đơn giản hóa nội dung, phù hợp với GGU PA đã ký kết, gửi lại Bộ Công Thương để tiếp tục đàm phán trong tháng 10 năm 2019.
Liên quan đến đàm phán các thỏa thuận thương mại và Quyết định đầu tư cuối cùng, ExxonMobil đang phối hợp với các Bên liên quan, gồm: PVN, EVN và Sembcorp tiếp tục thảo luận về các Hợp đồng thương mại của Chuỗi dự án bao gồm Hợp đồng bán khí (GSA) với các hộ tiêu thụ, với mục tiêu hoàn thành trong quý IV năm 2019.
Dự kiến các Bên tham gia sẽ có Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) vào quý I năm 2020 để triển khai xây dựng trong vòng khoảng 4 năm. Theo đánh giá, tiến độ có dòng khí đầu tiên đang chậm khoảng 6 tháng so với kế hoạch đề ra.
Đối với các Dự án Nhà máy điện sử dụng khí Cá Voi Xanh (các Dự án hạ nguồn), gồm: Dự án Nhà máy điện Miền Trung I và II (do PVN làm chủ đầu tư) và các Dự án Nhà máy điện Dung Quất I và III (do EVN làm chủ đầu tư), tại cuộc họp ngày 11/9/2019, Thường trực Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc thông qua chủ trương đầu tư các Dự án Nhà máy điện Miền Trung I và II, Dung Quất I và III. Hiện Văn phòng Chính phủ đang hoàn thiện các thủ tục để ban hành văn bản chính thức.
Riêng với Dự án Nhà máy điện Dung Quất II do Sembcorp làm chủ đầu tư, hiện Bộ Công Thương đang đàm phán với Nhà đầu tư Sembcorp về Bộ Hợp đồng BOT.
PVN, EVN và các đơn vị thành viên đang triển khai bước đầu công tác thu xếp vốn vay thương mại trong nước và nước ngoài cho các dự án thành phần trong Chuỗi dự án.
Bộ Công Thương vừa có báo cáo khá chi tiết về tiến độ triển khai Chuỗi dự án khí - điện Cá Voi Xanh.
Việc phát triển Chuỗi dự án khí - điện Cá Voi Xanh đặc biệt quan trọng, dự kiến khi đi vào vận hành thương mại, hàng năm 5 nhà máy điện nêu trên sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 23-25 tỷ kWh điện, góp phần đảm bảo đủ điện cho đất nước từ năm 2023, và theo tính toán sơ bộ, tổng thu ngân sách Nhà nước từ chuỗi dự án (giai đoạn 2023-2044) đạt khoảng 15-18 tỷ USD.
Theo Bộ Công Thương, đến nay, nhiều hạng mục công việc quan trọng của Dự án đã hoàn thành và được Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành phê duyệt/chấp thuận, gồm: Đánh giá trữ lượng mỏ khí Cá Voi Xanh - Trữ lượng thu hồi 148,95 tỷ m3 khí hydrocarbon; Phạm vi đầu tư Dự án Phát triển mỏ Cá Voi Xanh bao gồm: các công trình thiết bị ngoài khơi; đường ống dẫn khí về bờ; Nhà máy xử lý khí (GTP) trên bờ và đường ống dẫn khí thương phẩm đến hộ tiêu thụ (Công văn số 60/TTg-KTN ngày 28 tháng 6 năm 2016).
Hiện tiến độ triển khai các hạng mục chính của Dự án Phát triển mỏ khí Cá Voi Xanh (Dự án thượng nguồn) đang được đẩy nhanh, hợp đồng Thiết kế FEED đang được triển khai, dự kiến hoàn thành trong quý IV năm 2019.
Song song, ExxonMobil đang lập Kế hoạch phát triển mỏ (FDP), dự kiến hoàn thành và trình duyệt trong quý I năm 2020, chậm khoảng 6 tháng so với kế hoạch đề ra.
Về đàm phán Thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ (GGU), Bộ Công Thương cho hay, đoàn đàm phán phía Việt Nam đã có 8 phiên đàm phán với ExxonMobil về dự thảo GGU, trong đó ngày 01 tháng 8 năm 2019, đã tổ chức đàm phán cấp cao với ExxonMobil trên dự thảo GGU Phiên bản 8 để thống nhất nguyên tắc một số vấn đề chính.
Theo đó, Đoàn đàm phán đã yêu cầu ExxonMobil hoàn thiện lại dự thảo GGU theo hướng đơn giản hóa nội dung, phù hợp với GGU PA đã ký kết, gửi lại Bộ Công Thương để tiếp tục đàm phán trong tháng 10 năm 2019.
Liên quan đến đàm phán các thỏa thuận thương mại và Quyết định đầu tư cuối cùng, ExxonMobil đang phối hợp với các Bên liên quan, gồm: PVN, EVN và Sembcorp tiếp tục thảo luận về các Hợp đồng thương mại của Chuỗi dự án bao gồm Hợp đồng bán khí (GSA) với các hộ tiêu thụ, với mục tiêu hoàn thành trong quý IV năm 2019.
Dự kiến các Bên tham gia sẽ có Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) vào quý I năm 2020 để triển khai xây dựng trong vòng khoảng 4 năm. Theo đánh giá, tiến độ có dòng khí đầu tiên đang chậm khoảng 6 tháng so với kế hoạch đề ra.
Đối với các Dự án Nhà máy điện sử dụng khí Cá Voi Xanh (các Dự án hạ nguồn), gồm: Dự án Nhà máy điện Miền Trung I và II (do PVN làm chủ đầu tư) và các Dự án Nhà máy điện Dung Quất I và III (do EVN làm chủ đầu tư), tại cuộc họp ngày 11/9/2019, Thường trực Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc thông qua chủ trương đầu tư các Dự án Nhà máy điện Miền Trung I và II, Dung Quất I và III. Hiện Văn phòng Chính phủ đang hoàn thiện các thủ tục để ban hành văn bản chính thức.
Riêng với Dự án Nhà máy điện Dung Quất II do Sembcorp làm chủ đầu tư, hiện Bộ Công Thương đang đàm phán với Nhà đầu tư Sembcorp về Bộ Hợp đồng BOT.
PVN, EVN và các đơn vị thành viên đang triển khai bước đầu công tác thu xếp vốn vay thương mại trong nước và nước ngoài cho các dự án thành phần trong Chuỗi dự án.
Thế Hải
https://baodautu.vn/
https://baodautu.vn/
Relate Threads