Các chỉ số chứng khoán nhiều khả năng hồi phục trở lại từ cuối quý III/2018 và nhóm cổ phiếu dầu khí, nhóm đang được hưởng lợi từ đà tăng bền vững của giá dầu sẽ là cơ hội đầu tư tốt.
VN-Index sẽ quay về đỉnh cũ trong quý III
Năm 2018 đã đi được gần nửa chặng đường với những diễn biến tích cực của nền kinh tế thế giới và trong nước. Kinh tế thế giới 6 tháng cuối năm 2018 được dự báo tiếp tục tăng trưởng tích cực bởi hoạt động thương mại toàn cầu tăng mạnh, niềm tin và đầu tư cũng đang được cải thiện. Tất nhiên, kinh tế tăng trưởng không đồng đều giữa các khu vực địa lý, nhưng đà tăng trưởng cao vẫn duy trì ở một số nước khu vực châu Âu và ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Tăng trưởng GDP Việt Nam trong 6 tháng đầu năm ước tính đạt khoảng 7,3% so với cùng kỳ 2017, vượt dự báo trước đó; lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 4% và thị trường ngoại hối, lãi suất trong tầm kiểm soát.
Ông Lê Đức Khánh
Trong chu kỳ tăng trưởng của nền kinh tế, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 được dự báo sẽ mạnh hơn. Và thị trường chứng khoán, hàn thử biểu của nền kinh tế sẽ phản ánh diễn biến tích cực đó. Dù xuất hiện hai giai đoạn điều chỉnh ngắn trong tháng 2 và tháng 5, song, chúng tôi cho rằng, VN-Index sẽ sớm quay lại xu thế tăng điểm vào quý III/2018.
Từ cuối tháng 4 tới nay, VN-Index đã giảm liên tục, mặc dù có những phiên hồi phục đan xen trong giai đoạn đầu tháng 5, nhưng tốc độ giảm điểm giai đoạn vừa qua là khá nhanh, với hơn 16% tính từ mốc 1.200 điểm. Trạng thái của thị trường và tâm lý nhà đầu tư đã thay đổi mạnh mẽ so với hồi đầu năm, dù rằng nền kinh tế đã và đang phát đi các tín hiệu lạc quan. Hiện tượng bất thường này cũng dễ hiểu, đó cũng là đặc tính đặc biệt diễn biến thường xuyên trên thị trường chứng khoán khi mà chỉ báo niềm tin nhà đầu tư có thể thay đổi nhanh trong khoảng thời gian rất ngắn.
Trong ngắn hạn, thị trường chứng khoán có thể tiếp tục xuất hiện thêm những phiên điều chỉnh mạnh, VN-Index có thể rơi về vùng hỗ trợ mạnh 975 - 980 điểm. Nhưng chúng tôi vẫn đánh giá triển vọng thị trường chứng khoán 2018 là khá tích cực, thông qua số liệu thống kê và các chỉ báo kinh tế then chốt (GDP, FDI, dự trữ ngoại hối, lạm phát…). Tuy nhiên, thị trường cần thêm thời gian để điều chỉnh do giai đoạn cuối năm 2017 và đầu năm 2018, các nhóm cổ phiếu đầu ngành ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, thực phẩm đã tăng quá nhanh, mặt bằng giá cổ phiếu một số nhóm ngành thực phẩm, bất động sản ở mức khá cao.
Dưới góc độ phân tích kỹ thuật, chúng tôi dự báo, VN-Index sẽ sớm quay lại vùng đỉnh cũ 1.200 điểm và vượt lên khu vực 1.380 điểm giai đoạn cuối năm 2018.
Cơ hội đầu tư cổ phiếu dầu khí
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang điều chỉnh mạnh, nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn là một trong những nhóm ngành thu hút được sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức bởi đáp ứng được tiêu chí vốn hóa, thanh khoản, tiêu chí đầu tư giá trị cũng như triển vọng tăng tốc khi giá dầu thế giới đang tăng tốt.
Giá dầu thô trên thị trường thế giới tại thời điểm ngày 15/5/2018 đã vượt đỉnh 3 năm khi dầu WTI vượt mốc 71 USD/thùng, dầu Brent tiệm cận mốc 78 USD/thùng. Xu hướng giá dầu tăng mạnh xuất phát từ việc các nước OPEC và Nga đã cam kết cắt giảm sản lượng khai thác đến quý II/2018 và nhiều khả năng tiếp tục chính sách điều tiết sản lượng với giai đoạn cuối năm 2018. Một yếu tố khác tác động tới giá đầu là việc Chính phủ Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, làm dấy lên lo ngại nguồn cung dầu sụt giảm khi Mỹ sẽ áp lệnh cấm xuất khẩu dầu với Iran - quốc gia đứng thứ tư thế giới về trữ lượng dầu mỏ.
Dự báo được đưa ra từ các tổ chức quốc tế như Baker Hugues giá dầu WTI có thể tiến đến vùng 80 – 85 USD/thùng trong thời gian tới. Điều này sẽ tác động tích cực đến hoạt động của các doanh nghiệp dầu khí trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, từ các hoạt động thượng nguồn đến các hoạt động hạ nguồn, đặc biệt là khảo sát, khoan thăm dò và khai thác dầu thô.
Thực tế cho thấy, với diễn biến tăng mạnh của giá dầu trong nửa đầu năm nay, một số doanh nghiệp dầu khí đã báo cáo kết quả kinh doanh khả quan.
Quý I năm nay, Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS) đạt doanh thu thuần 18.162 tỷ đồng, tăng gần 12% so cùng kỳ 2017, đạt 32,5% kế hoạch cả năm; lợi nhuận sau thuế đạt 2.608 tỷ đồng, tăng gần 20% so với cùng kỳ và đạt hơn 40% kế hoạch năm. Với kết quả lợi nhuận tích cực như vậy, thu nhập trên mỗi cổ phần GAS trong quý I đạt 1.274 đồng.
GAS là doanh nghiệp có vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp khí Việt Nam đầy tiềm năng, cung cấp khí để sản xuất gần 30% sản lượng điện, 70% đạm, 70% thị phần LPG cả nước. GAS luôn nằm trong Top đầu các doanh nghiệp dầu khí có tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu cao, chưa kể lịch sử trả cổ tức cao và liên tục trong nhiều năm.
Thị giá cổ phiếu GAS hiện tại ở khoảng 120.000 đồng/cổ phiếu và có thể đạt 160.000 đồng/cổ phiếu vào cuối năm 2018.
Trong năm nay, GAS xây dựng kế hoạch kinh doanh theo phương án giá dầu Brent ở mức 50 USD/thùng, với dự kiến sản lượng cung cấp 9,3 tỷ m3 khí ra thị trường, doanh thu mang về 55.726 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 6.429 tỷ đồng; trả cổ tức 40%.
GAS vẫn sẽ là cơ hội hấp dẫn đối với cả nhà đầu tư cá nhân và tổ chức.
Một cổ phiếu họ dầu khí khác đáng chú ý nữa là PVS của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC). Dù lợi nhuận của PVS bị ảnh hưởng bởi giá dầu đi xuống thời gian qua, nhưng đây vẫn là một doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao trong ngành, bởi hoạt động kinh doanh đa dạng, tình hình tài chính lành mạnh, cùng với công tác quản trị được đánh giá cao.
Trên cơ sở những thông tin tích cực trong công tác tìm kiếm, thăm dò và phát triển mỏ, dự báo tình hình triển khai các dự án lớn như Dự án Lô B Ô Môn, Đại Nguyệt Sao Vàng…, PVS có khả năng được giao thực hiện nhiều hợp đồng, gói thầu dịch vụ có giá trị trong giai đoạn 2018 - 2020 và những năm tiếp theo. Đó là một trong những điểm sáng cho cổ phiếu PVS trong thời gian tới.
Một mã dầu khí đáng chú ý là cổ phiếu PVB (CTCP Bọc ống dầu khí Việt Nam) khi kết quả kinh doanh quý I vừa qua rất tích cực. Cụ thể, trong quý I, doanh thu của PVB đạt 68,1 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ. Trong khi đó, giá vốn hàng bán giảm 18% so với cùng kỳ, khiến lợi nhuận gộp đạt 25,5 tỷ đồng, cùng kỳ PVB ghi nhận mức âm 4,8 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp của PVB giảm 30% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế quý I của PVB đạt 18,1 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 5,6 tỷ đồng). Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) quý I của PVB đạt 840 đồng.
Giá cổ phiếu PVB tại ngày 16/5/2018 là 18.600 đồng/cổ phiếu và với triển vọng tích cực của giá dầu cũng như thị trường chứng khoán trong nước, có khả năng đạt mốc 30.000 đồng/cổ phiếu vào cuối năm 2018.
VN-Index sẽ quay về đỉnh cũ trong quý III
Năm 2018 đã đi được gần nửa chặng đường với những diễn biến tích cực của nền kinh tế thế giới và trong nước. Kinh tế thế giới 6 tháng cuối năm 2018 được dự báo tiếp tục tăng trưởng tích cực bởi hoạt động thương mại toàn cầu tăng mạnh, niềm tin và đầu tư cũng đang được cải thiện. Tất nhiên, kinh tế tăng trưởng không đồng đều giữa các khu vực địa lý, nhưng đà tăng trưởng cao vẫn duy trì ở một số nước khu vực châu Âu và ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Tăng trưởng GDP Việt Nam trong 6 tháng đầu năm ước tính đạt khoảng 7,3% so với cùng kỳ 2017, vượt dự báo trước đó; lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 4% và thị trường ngoại hối, lãi suất trong tầm kiểm soát.
Ông Lê Đức Khánh
Từ cuối tháng 4 tới nay, VN-Index đã giảm liên tục, mặc dù có những phiên hồi phục đan xen trong giai đoạn đầu tháng 5, nhưng tốc độ giảm điểm giai đoạn vừa qua là khá nhanh, với hơn 16% tính từ mốc 1.200 điểm. Trạng thái của thị trường và tâm lý nhà đầu tư đã thay đổi mạnh mẽ so với hồi đầu năm, dù rằng nền kinh tế đã và đang phát đi các tín hiệu lạc quan. Hiện tượng bất thường này cũng dễ hiểu, đó cũng là đặc tính đặc biệt diễn biến thường xuyên trên thị trường chứng khoán khi mà chỉ báo niềm tin nhà đầu tư có thể thay đổi nhanh trong khoảng thời gian rất ngắn.
Trong ngắn hạn, thị trường chứng khoán có thể tiếp tục xuất hiện thêm những phiên điều chỉnh mạnh, VN-Index có thể rơi về vùng hỗ trợ mạnh 975 - 980 điểm. Nhưng chúng tôi vẫn đánh giá triển vọng thị trường chứng khoán 2018 là khá tích cực, thông qua số liệu thống kê và các chỉ báo kinh tế then chốt (GDP, FDI, dự trữ ngoại hối, lạm phát…). Tuy nhiên, thị trường cần thêm thời gian để điều chỉnh do giai đoạn cuối năm 2017 và đầu năm 2018, các nhóm cổ phiếu đầu ngành ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, thực phẩm đã tăng quá nhanh, mặt bằng giá cổ phiếu một số nhóm ngành thực phẩm, bất động sản ở mức khá cao.
Dưới góc độ phân tích kỹ thuật, chúng tôi dự báo, VN-Index sẽ sớm quay lại vùng đỉnh cũ 1.200 điểm và vượt lên khu vực 1.380 điểm giai đoạn cuối năm 2018.
Cơ hội đầu tư cổ phiếu dầu khí
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang điều chỉnh mạnh, nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn là một trong những nhóm ngành thu hút được sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức bởi đáp ứng được tiêu chí vốn hóa, thanh khoản, tiêu chí đầu tư giá trị cũng như triển vọng tăng tốc khi giá dầu thế giới đang tăng tốt.
Giá dầu thô trên thị trường thế giới tại thời điểm ngày 15/5/2018 đã vượt đỉnh 3 năm khi dầu WTI vượt mốc 71 USD/thùng, dầu Brent tiệm cận mốc 78 USD/thùng. Xu hướng giá dầu tăng mạnh xuất phát từ việc các nước OPEC và Nga đã cam kết cắt giảm sản lượng khai thác đến quý II/2018 và nhiều khả năng tiếp tục chính sách điều tiết sản lượng với giai đoạn cuối năm 2018. Một yếu tố khác tác động tới giá đầu là việc Chính phủ Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, làm dấy lên lo ngại nguồn cung dầu sụt giảm khi Mỹ sẽ áp lệnh cấm xuất khẩu dầu với Iran - quốc gia đứng thứ tư thế giới về trữ lượng dầu mỏ.
Dự báo được đưa ra từ các tổ chức quốc tế như Baker Hugues giá dầu WTI có thể tiến đến vùng 80 – 85 USD/thùng trong thời gian tới. Điều này sẽ tác động tích cực đến hoạt động của các doanh nghiệp dầu khí trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, từ các hoạt động thượng nguồn đến các hoạt động hạ nguồn, đặc biệt là khảo sát, khoan thăm dò và khai thác dầu thô.
Thực tế cho thấy, với diễn biến tăng mạnh của giá dầu trong nửa đầu năm nay, một số doanh nghiệp dầu khí đã báo cáo kết quả kinh doanh khả quan.
Quý I năm nay, Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS) đạt doanh thu thuần 18.162 tỷ đồng, tăng gần 12% so cùng kỳ 2017, đạt 32,5% kế hoạch cả năm; lợi nhuận sau thuế đạt 2.608 tỷ đồng, tăng gần 20% so với cùng kỳ và đạt hơn 40% kế hoạch năm. Với kết quả lợi nhuận tích cực như vậy, thu nhập trên mỗi cổ phần GAS trong quý I đạt 1.274 đồng.
GAS là doanh nghiệp có vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp khí Việt Nam đầy tiềm năng, cung cấp khí để sản xuất gần 30% sản lượng điện, 70% đạm, 70% thị phần LPG cả nước. GAS luôn nằm trong Top đầu các doanh nghiệp dầu khí có tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu cao, chưa kể lịch sử trả cổ tức cao và liên tục trong nhiều năm.
Thị giá cổ phiếu GAS hiện tại ở khoảng 120.000 đồng/cổ phiếu và có thể đạt 160.000 đồng/cổ phiếu vào cuối năm 2018.
Trong năm nay, GAS xây dựng kế hoạch kinh doanh theo phương án giá dầu Brent ở mức 50 USD/thùng, với dự kiến sản lượng cung cấp 9,3 tỷ m3 khí ra thị trường, doanh thu mang về 55.726 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 6.429 tỷ đồng; trả cổ tức 40%.
GAS vẫn sẽ là cơ hội hấp dẫn đối với cả nhà đầu tư cá nhân và tổ chức.
Một cổ phiếu họ dầu khí khác đáng chú ý nữa là PVS của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC). Dù lợi nhuận của PVS bị ảnh hưởng bởi giá dầu đi xuống thời gian qua, nhưng đây vẫn là một doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao trong ngành, bởi hoạt động kinh doanh đa dạng, tình hình tài chính lành mạnh, cùng với công tác quản trị được đánh giá cao.
Trên cơ sở những thông tin tích cực trong công tác tìm kiếm, thăm dò và phát triển mỏ, dự báo tình hình triển khai các dự án lớn như Dự án Lô B Ô Môn, Đại Nguyệt Sao Vàng…, PVS có khả năng được giao thực hiện nhiều hợp đồng, gói thầu dịch vụ có giá trị trong giai đoạn 2018 - 2020 và những năm tiếp theo. Đó là một trong những điểm sáng cho cổ phiếu PVS trong thời gian tới.
Một mã dầu khí đáng chú ý là cổ phiếu PVB (CTCP Bọc ống dầu khí Việt Nam) khi kết quả kinh doanh quý I vừa qua rất tích cực. Cụ thể, trong quý I, doanh thu của PVB đạt 68,1 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ. Trong khi đó, giá vốn hàng bán giảm 18% so với cùng kỳ, khiến lợi nhuận gộp đạt 25,5 tỷ đồng, cùng kỳ PVB ghi nhận mức âm 4,8 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp của PVB giảm 30% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế quý I của PVB đạt 18,1 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 5,6 tỷ đồng). Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) quý I của PVB đạt 840 đồng.
Giá cổ phiếu PVB tại ngày 16/5/2018 là 18.600 đồng/cổ phiếu và với triển vọng tích cực của giá dầu cũng như thị trường chứng khoán trong nước, có khả năng đạt mốc 30.000 đồng/cổ phiếu vào cuối năm 2018.
Lê Đức Khánh, Giám đốc chiến lược Công ty Chứng khoán Dầu khí
Relate Threads