Đầu tư xin trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 4/5 của các công ty chứng khoán.
1. PXS: Khả năng sẽ hoàn thành kế hoạch năm
CTCK BIDV (BSC)
CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy dầu khí (PXS – sàn HOSE) cho biết, năm 2015 đạt 1.745 tỷ đồng doanh thu, tăng nhẹ 4%; lợi nhuận sau thuế 110 tỷ đồng, giảm 15%.
Quý I/2016, PXS đạt 625 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế 34 tỷ đồng, tăng lần lượt 35% và 18% so với cùng kỳ 2015. Trong quý I/2016, Công ty đã triển khai dự án mới là P7, P8, P9 với tổng giá trị dự kiến thực hiện trong năm 2015 là 700 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục thưc hiện các dự án như P5, P6; nhiệt điện Thái Bình, Sư Tử Trắng… đã khởi công trong năm 2015. Quý II, PXS dự kiến lợi nhuận trước thuế 52 tỷ đồng, giảm 15% cùng kỳ.
Công ty đặt kế hoạch năm 2016 với chỉ tiêu giá trị sản lượng là 2.650 tỷ đồng, tăng 24%; doanh thu 2.240 tỷ đồng, tăng 28%; lợi nhuận sau thuế 115 tỷ đồng, tăng 5%, EPS2016 ở mức 1,837 đồng/cổ phiếu. Năm 2016, doanh nghiệp sẽ thực hiện các dự án gồm dự án P3, P4; dự án nhiệt điện Thái Bình; dự án Nghi Sơn và P7, P8, P9. Tính đến tháng 4/2016 tổng giá trị hợp đồng đã ký kết là 1.600 tỷ đồng.
Căn cứ trên thực hiện quý I/2016 và kế hoạch thực hiện trong các quý tiếp theo của PXS, chúng tôi nhận định PXS nhiều khả năng sẽ hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Tại ngày 28/4/2016, cổ phiếu PXS đang giao dịch với mức P/E FW=7.19.
2. DMP: Có thể vươt xa kế hoạch lợi nhuận năm
CTCK BIDV (BSC)
Năm 2015, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM – sàn HOSE) ghi nhận 10.047 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế 1.488 tỷ đông, tăng lần lượt 1% và 36% so với năm 2014.
Năm 2015, do tiến hành bảo dưỡng sửa chữa lớn trong 20 ngày nên sản lượng kinh doanh đạm Phú Mỹ của doanh nghiệp giảm nhẹ 1%. Đồng thời, giá bán trung bình của đạm Phú Mỹ cũng giảm nhẹ 1%. Tuy nhiên, ảnh hưởng trực tiếp từ xu hướng giảm của giá dầu, giá khí đầu vào giảm 38% nên giá thành sản xuất đạm Phú Mỹ giảm 20,8% và biên lợi nhuận gộp của DPM tăng 8%, lên 33%. Ngoài ra chúng tôi lưu ý, năm 2015, doanh nghiệp đã chi trả 102 tỷ đồng cho PVN theo cam kết bảo lãnh khoản vay của PVtex và kỳ thanh toán khoản nợ tiếp theo của PVtex là 2017.
Trong quý I/2016, DPM ước tính ghi nhận hơn 2000 tỷ doanh thu và 450 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm lần lượt 14% và 22% so với cùng kỳ 2015. Quý I/2016, sản lượng kinh doanh đạm Phú Mỹ ước tính đạt 234.000 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ do các nhà máy tại phía Bắc là đạm Ninh Bình và tạm Hà Bắc tạm dừng sản xuất. Tuy nhiên, chịu ảnh hưởng của Elnino, nhu cầu phân bón toàn cầu giảm mạnh trong khi nguồn cung không ngừng gia tăng, kéo theo, giá phân bón thế giới cũng như giá phân bón trong nước giảm mạnh. Uớc tính giá đạm Phú Mỹ đã giảm khoảng 17% trong quý I/2016.
Năm 2016, DPM dự kiến tiêu thụ 830.000 tấn đạm Phú Mỹ, giảm 1%; tự doanh 282 nghìn tấn phân bón giảm 24% và tiêu thụ 11.966 tấn hóa chât. Dựa trên kịch bản giá dầu trung bình năm 2016 ở mức 60 USD/thùng và tỷ giá USD/VND=22,500 và giá đạm bán ra ở mức 7.000 đồng/kg, DPM đặt kế hoạch 9.105 tỷ đồng doanh thu, giảm 9% và 1.228 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 17%.
Chúng tôi kỳ vọng doanh nghiệp tiếp tục duy trì mức tiêu thụ phân đạm ổn định trong năm 2016 nhờ việc dừng sản xuất của các nhà máy phân đạm tại phía Bắc đồng thời giá phân đạm có thể hồi phục từ cuối quý II/2016 khi El Nino kết thúc. Tuy nhiên giá phân đạm tính trung bình năm 2016 có thể giảm 3% so với năm 2015.
Dựa trên giả định giá dầu trung bình năm 2016 ở mức 45 USD/thùng, BSC dự báo năm 2016 DPM có thể đạt 8.901 tỷ đồng doanh thu và 1.709 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương đương EPS đạt 3.754 đồng/cổ phiếu. Tại ngày 28/4/2016, cổ phiếu DPM đang được giao dịch với mức PE FW=7,86 và PB FW= 1,36
3. DPM: Kết quả kinh doanh năm nay sẽ không khả quan
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS)
ĐHCĐ thường niên Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2016 với chỉ tiêu tổng doanh thu đạt 9.105 tỷ đồng, giảm 9,4% so với thực hiện năm 2015; lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 1.467 tỷ đồng và 1.228 tỷ đồng, giảm 17,5% và 22% so với năm trước.
Tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2015 được điều chỉnh tăng từ mức 25% lên 40% cổ tức bằng tiền mặt; trong đó, 25% đã được tạm ứng trước trong năm 2015 và việc chi trả 15% cổ tức còn lại sẽ được thực hiện ngay sau ĐHCĐ. Cổ tức năm 2016 được dự kiến ở mức 30%.
Giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài của DPM được duy trì không đổi ở mức 49%. Đại hội lần này cũng thông qua việc bầu ông Loius Nguyễn (Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của quỹ Saigon Asset Management – SAM) vào vị trí Ủy viên Hội đồng quản trị của DPM.
Trong cuộc họp, công ty cũng công bố kết quả kinh doanh sơ bộ quý I/2016 với tổng doanh thu đạt hơn 2.000 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế giảm 19,6%, xuống mức 450 tỷ đồng và hoàn thành 30,7% kế hoạch năm.
Kết quả kém khả quan trên là do việc giá bán đạm Phú Mỹ giảm so với cùng kỳ năm ngoái mặc dù công ty vẫn hưởng lợi từ giá khí đầu vào ở mức thấp (chỉ ở mức 2,95 USD/ triệu BTU trong quý I/2016 so với 4,52 USD/triệu BTU trong quý I/2015)
Chúng tôi nhận định xu hướng giảm của giá phân đạm thế giới sẽ tiếp diễn trong năm 2015 do ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc khiến nước này tăng cường xuất khẩu phân bón cũng như do tình trạng dư cung đang hiện hữu trên thị trường phân đạm.
Trong bối cảnh này, giá bán phân đạm Phú Mỹ đang và cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực: trong quý I/2016, giá bán trung bình của đạm Phú Mỹ chỉ khoảng 6.000 đồng/kg so với mức giá 7.241 đồng/kg trong quý I/2015. Theo đó, năm nay sẽ không phải là năm khả quan đối với kết quả kinh doanh của DPM. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng lợi suất cổ tức của DPM hiện đang ở mức tương đối cao, lợi suất cổ tức năm 2015 của công ty là 13,5%; tỷ lệ này cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng cũng như lợi suất cổ tức của DCM.
Chúng tôi sẽ cập nhật giá mục tiêu và khuyến nghị đối với DPM trong báo cáo cập nhật sắp tới. Hôm nay, giá cổ phiếu DPM đóng cửa không thay đổi ở mức 29.500 đồng/cổ phiếu, hiện đang giao dịch ở mức P/E năm 2015 là 7,7 lần và P/B 2015 là 1,36 lần.
1. PXS: Khả năng sẽ hoàn thành kế hoạch năm
CTCK BIDV (BSC)
CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy dầu khí (PXS – sàn HOSE) cho biết, năm 2015 đạt 1.745 tỷ đồng doanh thu, tăng nhẹ 4%; lợi nhuận sau thuế 110 tỷ đồng, giảm 15%.
Quý I/2016, PXS đạt 625 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế 34 tỷ đồng, tăng lần lượt 35% và 18% so với cùng kỳ 2015. Trong quý I/2016, Công ty đã triển khai dự án mới là P7, P8, P9 với tổng giá trị dự kiến thực hiện trong năm 2015 là 700 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục thưc hiện các dự án như P5, P6; nhiệt điện Thái Bình, Sư Tử Trắng… đã khởi công trong năm 2015. Quý II, PXS dự kiến lợi nhuận trước thuế 52 tỷ đồng, giảm 15% cùng kỳ.
Căn cứ trên thực hiện quý I/2016 và kế hoạch thực hiện trong các quý tiếp theo của PXS, chúng tôi nhận định PXS nhiều khả năng sẽ hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Tại ngày 28/4/2016, cổ phiếu PXS đang giao dịch với mức P/E FW=7.19.
2. DMP: Có thể vươt xa kế hoạch lợi nhuận năm
CTCK BIDV (BSC)
Năm 2015, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM – sàn HOSE) ghi nhận 10.047 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế 1.488 tỷ đông, tăng lần lượt 1% và 36% so với năm 2014.
Năm 2015, do tiến hành bảo dưỡng sửa chữa lớn trong 20 ngày nên sản lượng kinh doanh đạm Phú Mỹ của doanh nghiệp giảm nhẹ 1%. Đồng thời, giá bán trung bình của đạm Phú Mỹ cũng giảm nhẹ 1%. Tuy nhiên, ảnh hưởng trực tiếp từ xu hướng giảm của giá dầu, giá khí đầu vào giảm 38% nên giá thành sản xuất đạm Phú Mỹ giảm 20,8% và biên lợi nhuận gộp của DPM tăng 8%, lên 33%. Ngoài ra chúng tôi lưu ý, năm 2015, doanh nghiệp đã chi trả 102 tỷ đồng cho PVN theo cam kết bảo lãnh khoản vay của PVtex và kỳ thanh toán khoản nợ tiếp theo của PVtex là 2017.
Trong quý I/2016, DPM ước tính ghi nhận hơn 2000 tỷ doanh thu và 450 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm lần lượt 14% và 22% so với cùng kỳ 2015. Quý I/2016, sản lượng kinh doanh đạm Phú Mỹ ước tính đạt 234.000 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ do các nhà máy tại phía Bắc là đạm Ninh Bình và tạm Hà Bắc tạm dừng sản xuất. Tuy nhiên, chịu ảnh hưởng của Elnino, nhu cầu phân bón toàn cầu giảm mạnh trong khi nguồn cung không ngừng gia tăng, kéo theo, giá phân bón thế giới cũng như giá phân bón trong nước giảm mạnh. Uớc tính giá đạm Phú Mỹ đã giảm khoảng 17% trong quý I/2016.
Năm 2016, DPM dự kiến tiêu thụ 830.000 tấn đạm Phú Mỹ, giảm 1%; tự doanh 282 nghìn tấn phân bón giảm 24% và tiêu thụ 11.966 tấn hóa chât. Dựa trên kịch bản giá dầu trung bình năm 2016 ở mức 60 USD/thùng và tỷ giá USD/VND=22,500 và giá đạm bán ra ở mức 7.000 đồng/kg, DPM đặt kế hoạch 9.105 tỷ đồng doanh thu, giảm 9% và 1.228 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 17%.
Chúng tôi kỳ vọng doanh nghiệp tiếp tục duy trì mức tiêu thụ phân đạm ổn định trong năm 2016 nhờ việc dừng sản xuất của các nhà máy phân đạm tại phía Bắc đồng thời giá phân đạm có thể hồi phục từ cuối quý II/2016 khi El Nino kết thúc. Tuy nhiên giá phân đạm tính trung bình năm 2016 có thể giảm 3% so với năm 2015.
Dựa trên giả định giá dầu trung bình năm 2016 ở mức 45 USD/thùng, BSC dự báo năm 2016 DPM có thể đạt 8.901 tỷ đồng doanh thu và 1.709 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương đương EPS đạt 3.754 đồng/cổ phiếu. Tại ngày 28/4/2016, cổ phiếu DPM đang được giao dịch với mức PE FW=7,86 và PB FW= 1,36
3. DPM: Kết quả kinh doanh năm nay sẽ không khả quan
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS)
ĐHCĐ thường niên Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2016 với chỉ tiêu tổng doanh thu đạt 9.105 tỷ đồng, giảm 9,4% so với thực hiện năm 2015; lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 1.467 tỷ đồng và 1.228 tỷ đồng, giảm 17,5% và 22% so với năm trước.
Tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2015 được điều chỉnh tăng từ mức 25% lên 40% cổ tức bằng tiền mặt; trong đó, 25% đã được tạm ứng trước trong năm 2015 và việc chi trả 15% cổ tức còn lại sẽ được thực hiện ngay sau ĐHCĐ. Cổ tức năm 2016 được dự kiến ở mức 30%.
Giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài của DPM được duy trì không đổi ở mức 49%. Đại hội lần này cũng thông qua việc bầu ông Loius Nguyễn (Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của quỹ Saigon Asset Management – SAM) vào vị trí Ủy viên Hội đồng quản trị của DPM.
Trong cuộc họp, công ty cũng công bố kết quả kinh doanh sơ bộ quý I/2016 với tổng doanh thu đạt hơn 2.000 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế giảm 19,6%, xuống mức 450 tỷ đồng và hoàn thành 30,7% kế hoạch năm.
Kết quả kém khả quan trên là do việc giá bán đạm Phú Mỹ giảm so với cùng kỳ năm ngoái mặc dù công ty vẫn hưởng lợi từ giá khí đầu vào ở mức thấp (chỉ ở mức 2,95 USD/ triệu BTU trong quý I/2016 so với 4,52 USD/triệu BTU trong quý I/2015)
Chúng tôi nhận định xu hướng giảm của giá phân đạm thế giới sẽ tiếp diễn trong năm 2015 do ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc khiến nước này tăng cường xuất khẩu phân bón cũng như do tình trạng dư cung đang hiện hữu trên thị trường phân đạm.
Trong bối cảnh này, giá bán phân đạm Phú Mỹ đang và cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực: trong quý I/2016, giá bán trung bình của đạm Phú Mỹ chỉ khoảng 6.000 đồng/kg so với mức giá 7.241 đồng/kg trong quý I/2015. Theo đó, năm nay sẽ không phải là năm khả quan đối với kết quả kinh doanh của DPM. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng lợi suất cổ tức của DPM hiện đang ở mức tương đối cao, lợi suất cổ tức năm 2015 của công ty là 13,5%; tỷ lệ này cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng cũng như lợi suất cổ tức của DCM.
Chúng tôi sẽ cập nhật giá mục tiêu và khuyến nghị đối với DPM trong báo cáo cập nhật sắp tới. Hôm nay, giá cổ phiếu DPM đóng cửa không thay đổi ở mức 29.500 đồng/cổ phiếu, hiện đang giao dịch ở mức P/E năm 2015 là 7,7 lần và P/B 2015 là 1,36 lần.
Thanh Thúy (Tinnhanhchungkhoan.vn)
Relate Threads