Tập đoàn SCG (Thái Lan) cho biết vẫn đang tiếp tục theo đuổi dự án đầu tư tổ hợp hóa dầu Long Sơn ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, và dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2022.
Thông tin này vừa được Tập đoàn SCG chia sẻ trong một thông cáo báo chí về kết quả kinh doanh quí 2 và nửa đầu năm nay của hãng, với tiến triển đầu tư tại thị trường ASEAN và thúc đẩy kết nối trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển trên phạm vi toàn cầu.
SCG cho biết những chiến lược đầu tư hướng đến một ASEAN bền vững của tập đoàn đang theo đúng lộ trình, và dự án tổ hợp hoá dầu đầu tiên tại Việt Nam với những công nghệ đẳng cấp thế giới đã được thông qua.
"SCG sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh tại thị trường ASEAN. Gần đây, tập đoàn đã thông qua khoản đầu tư vào tổ hợp hóa dầu đầu tiên tại Việt Nam - Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP). Đây là dự án liên doanh cùng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam-PVN) có tổng giá trị đầu tư lên đến 5,4 tỉ đô la Mỹ, trong đó SCG đóng góp 71% cổ phần", ông Roongrote Rangiyopash, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành tập đoàn SCG nói trong thông cáo báo chí, và cho biết thêm: "Dự án sẽ được trang bị công nghệ hiện đại với quy mô lớn nhằm giúp giảm gánh nặng nhập khẩu và đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt Nam. Nhà máy cho phép sản xuất linh hoạt với công suất olefin đạt 1,6 triệu tấn/năm. Theo kế hoạch, dự án sẽ xây dựng trong bốn năm rưỡi và bắt đầu hoạt động thương mại vào khoảng nửa đầu năm 2022".
Điều này đồng nghĩa với việc phải chờ đến 5 năm nữa dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn, vốn đã trì hoãn gần 10 năm nay, mới có sản phẩm thương mại.
Để nâng tỷ lệ nắm giữ 71% của dự án, tập đoàn SCG đã mua lại 25% cổ phần vốn góp trong dự án của nhà đầu tư Qatar Petroleum vào qui 1 rồi.
Cụ thể, Công ty Vina SCG Chemicals (VSCG), một công ty con tại Việt Nam thuộc sở hữu của tập đoàn SCG, đã ký hợp đồng mua lại cổ phần QPI Vietnam Limited (QPIV), công ty con của Qatar Petroleum để tiếp nhận toàn bộ 25% cổ phần vốn góp tại Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn, chủ đầu tư dự án tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn.
Thương vụ trị giá 36,1 triệu đô la Mỹ này (khoảng 1.300 triệu baht) đã làm tăng cổ phần trực tiếp và gián tiếp của SCG trong Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn từ 46% lên 71%. Trong khi đó, 29% cổ phần còn lại của liên doanh phát triển dự án này do Tâp đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) nắm giữ. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Qatar, cổ đông không chỉ là nhà đầu tư góp vốn mà còn là đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp nguyên liệu cho dự án, chính thức rút vốn khỏi dự án này do phải tái cơ cấu và thay đổi chiến lược phát triển.
Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn hay còn được biết đến là dự án lọc hóa dầu miền Nam có tổng diện tích trên 460 héc ta, nằm trong Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn với tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 4,5 tỉ đô la Mỹ được khởi công vào năm 2008 để có thể có sản phẩm vào cuối năm 2012. Tuy nhiên dự án đã bị chậm do một số lý do về giải phóng mặt bằng cũng như thay đổi đối tác cùng nhiều khó khăn khác, dẫn đến ngừng thực hiện kéo dài đến nay.
Riêng về phía SCG, lãnh đạo tập đoàn này đánh giá đây là dự án rất lớn tại Việt Nam mà SCG đã theo đuổi nhiều năm qua và cam kết sẽ tham gia vào dự án.
Ở thời điểm cuối năm 2013, SCG nắm giữ hơn 28% cổ phần của dự án, phần còn lại thuộc về các đối tác gồm Tập đoàn Qatar Petroleum, Tâp đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Tuy nhiên, hiện nay dự án này chỉ còn SCG và PVN.
Tuy nhiên, mục tiêu 5 năm nữa dự án sẽ có sản phẩm thương mại mà SCG đưa ra xem ra cũng khó thành hiện thực khi mới đây tờ chuyên về năng lượng S&P Global Platts dẫn lời ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng giám đốc PVN rằng dự án bị chậm trễ do phía đối tác Việt Nam chưa thu xếp được vốn.
Chuyên trang này dẫn lời ông Sơn rằng, đến nay, công tác giải phóng mặt bằng cho dự án đã hoàn tất và các cổ đông đã chọn được nhà thầu EPC,...
PVN và SCG dự kiến vay 3,2 tỉ đô la Mỹ từ các tổ chức tài chính trong tổng số 5,4 tỉ đô la Mỹ cho dự án đầu tư này và sẽ góp phần còn lại từ vốn tự có. Tuy vậy, đến nay dự án này vẫn chưa được khởi công do theo luật định, PVN không được bảo lãnh vốn vay dự phòng cho dự án này. Trong khi đó, Chính phủ không bảo lãnh vốn vay cho dự án này do lo ngại nợ công tăng, S&P Global Platts dẫn lời ông Sơn.
Theo tờ báo này, SCG đã cam kết bảo lãnh vốn cho gói 3,2 tỉ đô la Mỹ, nhưng cũng yêu cầu phía PVN phải đưa ra cam kết bảo lãnh khoản vay tương ứng với tỷ lệ góp vốn 29% của PVN mà SCG sẽ thay mặt PVN đứng ra vay. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là PVN không thể bảo lãnh khoản vay như vậy cho dự án Long Sơn do theo luật hiện hành, một doanh nghiệp nhà nước chỉ có thể bảo lãnh vốn vay cho công ty con mà doanh nghiệp này nắm 51% vốn trở lên, Tổng giám đốc PVN giải thích với S&P Global Platts.
Ông Sơn cũng cho biết dự án sẽ được khởi công vào tháng 8 hoặc tháng 9 tới nếu vấn đề này được giải quyết.
Tại buổi làm việc vào tuần trước giữa PVN và Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn đầu, đại diện của Bộ Tài chính khuyến nghị PVN báo cáo vấn đề này lên Thủ tướng để xem xét. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng đề nghị các bộ ngành tìm kiếm giải pháp linh động để dự án có thể được tiến hành do tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế, theo S&P Global Platts.
Thông tin này vừa được Tập đoàn SCG chia sẻ trong một thông cáo báo chí về kết quả kinh doanh quí 2 và nửa đầu năm nay của hãng, với tiến triển đầu tư tại thị trường ASEAN và thúc đẩy kết nối trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển trên phạm vi toàn cầu.
"SCG sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh tại thị trường ASEAN. Gần đây, tập đoàn đã thông qua khoản đầu tư vào tổ hợp hóa dầu đầu tiên tại Việt Nam - Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP). Đây là dự án liên doanh cùng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam-PVN) có tổng giá trị đầu tư lên đến 5,4 tỉ đô la Mỹ, trong đó SCG đóng góp 71% cổ phần", ông Roongrote Rangiyopash, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành tập đoàn SCG nói trong thông cáo báo chí, và cho biết thêm: "Dự án sẽ được trang bị công nghệ hiện đại với quy mô lớn nhằm giúp giảm gánh nặng nhập khẩu và đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt Nam. Nhà máy cho phép sản xuất linh hoạt với công suất olefin đạt 1,6 triệu tấn/năm. Theo kế hoạch, dự án sẽ xây dựng trong bốn năm rưỡi và bắt đầu hoạt động thương mại vào khoảng nửa đầu năm 2022".
Điều này đồng nghĩa với việc phải chờ đến 5 năm nữa dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn, vốn đã trì hoãn gần 10 năm nay, mới có sản phẩm thương mại.
Để nâng tỷ lệ nắm giữ 71% của dự án, tập đoàn SCG đã mua lại 25% cổ phần vốn góp trong dự án của nhà đầu tư Qatar Petroleum vào qui 1 rồi.
Cụ thể, Công ty Vina SCG Chemicals (VSCG), một công ty con tại Việt Nam thuộc sở hữu của tập đoàn SCG, đã ký hợp đồng mua lại cổ phần QPI Vietnam Limited (QPIV), công ty con của Qatar Petroleum để tiếp nhận toàn bộ 25% cổ phần vốn góp tại Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn, chủ đầu tư dự án tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn.
Thương vụ trị giá 36,1 triệu đô la Mỹ này (khoảng 1.300 triệu baht) đã làm tăng cổ phần trực tiếp và gián tiếp của SCG trong Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn từ 46% lên 71%. Trong khi đó, 29% cổ phần còn lại của liên doanh phát triển dự án này do Tâp đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) nắm giữ. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Qatar, cổ đông không chỉ là nhà đầu tư góp vốn mà còn là đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp nguyên liệu cho dự án, chính thức rút vốn khỏi dự án này do phải tái cơ cấu và thay đổi chiến lược phát triển.
Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn hay còn được biết đến là dự án lọc hóa dầu miền Nam có tổng diện tích trên 460 héc ta, nằm trong Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn với tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 4,5 tỉ đô la Mỹ được khởi công vào năm 2008 để có thể có sản phẩm vào cuối năm 2012. Tuy nhiên dự án đã bị chậm do một số lý do về giải phóng mặt bằng cũng như thay đổi đối tác cùng nhiều khó khăn khác, dẫn đến ngừng thực hiện kéo dài đến nay.
Riêng về phía SCG, lãnh đạo tập đoàn này đánh giá đây là dự án rất lớn tại Việt Nam mà SCG đã theo đuổi nhiều năm qua và cam kết sẽ tham gia vào dự án.
Ở thời điểm cuối năm 2013, SCG nắm giữ hơn 28% cổ phần của dự án, phần còn lại thuộc về các đối tác gồm Tập đoàn Qatar Petroleum, Tâp đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Tuy nhiên, hiện nay dự án này chỉ còn SCG và PVN.
Tuy nhiên, mục tiêu 5 năm nữa dự án sẽ có sản phẩm thương mại mà SCG đưa ra xem ra cũng khó thành hiện thực khi mới đây tờ chuyên về năng lượng S&P Global Platts dẫn lời ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng giám đốc PVN rằng dự án bị chậm trễ do phía đối tác Việt Nam chưa thu xếp được vốn.
Chuyên trang này dẫn lời ông Sơn rằng, đến nay, công tác giải phóng mặt bằng cho dự án đã hoàn tất và các cổ đông đã chọn được nhà thầu EPC,...
PVN và SCG dự kiến vay 3,2 tỉ đô la Mỹ từ các tổ chức tài chính trong tổng số 5,4 tỉ đô la Mỹ cho dự án đầu tư này và sẽ góp phần còn lại từ vốn tự có. Tuy vậy, đến nay dự án này vẫn chưa được khởi công do theo luật định, PVN không được bảo lãnh vốn vay dự phòng cho dự án này. Trong khi đó, Chính phủ không bảo lãnh vốn vay cho dự án này do lo ngại nợ công tăng, S&P Global Platts dẫn lời ông Sơn.
Theo tờ báo này, SCG đã cam kết bảo lãnh vốn cho gói 3,2 tỉ đô la Mỹ, nhưng cũng yêu cầu phía PVN phải đưa ra cam kết bảo lãnh khoản vay tương ứng với tỷ lệ góp vốn 29% của PVN mà SCG sẽ thay mặt PVN đứng ra vay. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là PVN không thể bảo lãnh khoản vay như vậy cho dự án Long Sơn do theo luật hiện hành, một doanh nghiệp nhà nước chỉ có thể bảo lãnh vốn vay cho công ty con mà doanh nghiệp này nắm 51% vốn trở lên, Tổng giám đốc PVN giải thích với S&P Global Platts.
Ông Sơn cũng cho biết dự án sẽ được khởi công vào tháng 8 hoặc tháng 9 tới nếu vấn đề này được giải quyết.
Tại buổi làm việc vào tuần trước giữa PVN và Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn đầu, đại diện của Bộ Tài chính khuyến nghị PVN báo cáo vấn đề này lên Thủ tướng để xem xét. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng đề nghị các bộ ngành tìm kiếm giải pháp linh động để dự án có thể được tiến hành do tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế, theo S&P Global Platts.
Theo kế hoạch ban đầu, dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn có khả năng sản xuất 1,6 triệu tấn olefin/năm tùy thuộc vào hỗn hợp nguyên liệu, với công nghệ nghiền linh hoạt từ các nguyên liệu như ê-than, proban, napta... Dự án cũng bao gồm các công trình phụ trợ khác như cảng, cầu tàu, các kho chứa hàng, nhà máy điện...
Ngoài ra, với công nghệ nghiền tích hợp, nhà máy còn có thể sản xuất thêm các sản phẩm đa dạng như polyethylene (PE), polypropylene (PP) và vinyl chloride monomer (VCM). Các sản phẩm này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước.
SCG là một nhà đầu tư lớn tại Việt Nam với nhiều dự án khác nhau. SCG bắt đầu mở rộng hoạt động sang Việt Nam như một quốc gia chiến lược từ năm 1992 và dần mở rộng đầu tư đa ngành, bao gồm các lĩnh vực xi măng – vật liệu xây dựng, hóa dầu và bao bì. Hiện nay, tại Việt Nam, SCG có 23 công ty đang hoạt động kinh doanh với hơn 8.300 nhân viên.
Trong giai đoạn nửa đầu năm 2017, báo cáo doanh thu bán hàng thị trường Việt Nam của SCG đạt 12.300 tỉ đồng (khoảng 532 triệu đô la Mỹ), tăng 17% so với năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 5% của SCG ở các thị trường khác ở Đông Nam Á (trừ Thái Lan).
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads