Anh không thể cắt mọi nguồn nhiên liệu tới từ nước Nga bởi nguồn cung cấp năng lượng duy nhất tới London là LNG từ dự án Yamal.
Tờ Express của Anh mới đây dẫn lời ông Stephen Crabb - nghị sĩ của Đảng Bảo thủ ủng hộ việc Thủ tướng Anh Theresa May cảnh báo cắt nguồn cung khí đốt từ Nga.
"Chúng tôi biết rằng Nga đã cố tình sử dụng các nguồn năng lượng để tạo ra các mối quan hệ phụ thuộc trên khắp châu Âu và tôi không nghĩ rằng chúng ta nên đặt mình vào vị trí đó. Chúng ta có rất nhiều lựa chọn" - Nghị sĩ Stephen Crabb nói.
Ông Crabb cho rằng, Anh nên xem xét các đồng minh có thể thay thế Nga làm chủ nguồn cung như Qatar, Malaysia và Australia.
Tuy nhiên, đáng chú ý ở chỗ, Thủ tướng May không cắt hết mọi nguồn cung năng lượng từ Nga mà chỉ tuyên bố cắt nguồn cung khí đốt.
Anh không cắt được hoàn toàn nhiên liệu từ Nga.
Thực tế, nguồn cung khí đốt của Anh được thông qua lục địa châu Âu chảy từ Nga. Không giống như lục địa châu Âu nhập khẩu 35% khí đốt từ Nga, lượng khí đốt hàng năm của Anh được hưởng trực tiếp từ Nga không lớn.
Mùa đông năm ngoái, Anh đã nhận 38% nguồn cung cấp khí đốt từ Biển Bắc, 42% từ Na Uy và 10% từ đường ống liên kết với châu Âu lục địa.
Thay vào đó, Anh đã mua khí tự nhiên hóa lỏng của Nga nhiều hơn kể từ đầu năm nay.
Tờ Express của Anh cho biết, chỉ có duy nhất nguồn LNG của Nga đang được cung cấp cho London bởi ảnh hưởng của cơn bão mạnh trong mùa đông bất thường năm nay.
Tiếp tục đối đầu với một cơn bão tuyết tăng cường vào cuối tuần này, Anh có thể chỉ biết trông chờ vào các lô hàng LNG Nga trong bối cảnh nguồn dự trữ vốn ít ỏi của Anh đang cạn dần do ảnh hưởng từ cơn bão tuyết "Mãnh thú phương Đông".
Thủ tướng Anh Theresa May đã có thể có nhiều biện pháp cứng rắn nhằm vào Nga liên quan tới cáo buộc Moscow chỉ huy đầu độc cựu gián điệp Sergei Skripal ngay trên đất Anh. Nhưng bất cứ động thái trừng phạt có tính chất mạnh mẽ nào đều không có lợi cho London.
Giới phân tích nhận định, Anh không thể đóng chặt cửa với Nga.
Ông Timothy Ash, một chiến lược gia cấp cao tại công ty tư vấn BlueBay Asset Management nhận xét: "Có rất nhiều thứ bà May có thể làm, nhưng rốt cuộc chỉ là những hành động rất chừng mực và đôi khi mơ hồ. Đây cũng có thể là ý định của bà ấy".
Nga trong vòng vây
Hôm 14/3, Thủ tướng May tuyên bố trước Quốc hội Anh về việc London sẽ trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga và ngưng các liên lạc cấp cao với Moscow. Anh cũng sẽ đóng băng các tài sản của Nga, nếu chúng được dùng để đe dọa công dân Anh hoặc những người cư trú tại nước này.
Nữ thủ tướng Anh cũng không đề cập tới các kế hoạch cấm vận kinh tế rộng hơn hay nhắm và những đại gia Nga đang sống ở Anh.
Thủ tướng Anh Theresa May
Theo dữ liệu từ Tổng cục thống kê quốc gia Anh, thương mại hai chiều giữa hai nước ước đạt 14 tỉ USD/năm. Khoảng 1% số hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu của Anh là sang thị trường Nga.
Anh bán xe hơi, hàng hóa sản xuất đại trà, máy móc và hóa phẩm cho Nga. Nước này cũng là một nhà cung cấp dịch vụ lớn. Các lĩnh vực tài chính, công nghệ và tư vấn của Anh đã thu về hàng tỉ USD mỗi năm từ các đối tác Nga.
Trong vài thập niên gần đây, Anh cũng đóng vai trò như thỏi nam châm hút giới nhà giàu Nga và các doanh nghiệp của họ. Một số lượng lớn người Nga đang sở hữu các bất động sản ở London và cũng có rất nhiều đồng bào của họ đang gửi tiền ở nước này.
Sàn chứng khoán London hiện đang niêm yết cổ phiếu của 99 công ty có trụ sở ở Nga hoặc các nước khác từng thuộc Liên Xô cũ. EN+, một nhà sản xuất điện và nhôm, đã trở thành công ty lớn gần đây nhất của Nga "lên sàn" ở London hồi tháng 11 năm ngoái.
Sau các đe dọa trừng phạt Nga, giới nghiên cứu cho thấy các biện pháp trừng phạt giúp cho khoản tiền gửi từ Anh đổ về Nga ngày càng nhiều hơn.
Chuyên gia phân tích chính trị khu vực Christopher Granville người đang dẫn đầu EMEA và Nghiên cứu Chính trị Toàn cầu ghi nhận, một khoản tiền gửi giá trị gần 7 tỷ USD đã đổ từ châu Âu về Nga.
"Có bằng chứng để thấy dòng vốn đang đổ ngược chiều từ phương Tây về Nga" - ông Granville nói với CNBC.
Chuyên gia phân tích về Nga cho RT biết, người Nga ở châu Âu hay Bắc Mỹ đang phải dần quan tâm tới dòng vốn của họ tại quốc gia đó.
Các biện pháp trừng phạt của Anh tới Nga dù thế nào cũng sẽ sớm được Moscow đáp trả, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thông tin trước báo chí vào hôm qua.
Liên quan đến các cáo buộc của Anh đối với vụ việc đầu độc cựu điệp viên Nga, hôm 15/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Anh Theresa May cho biết, họ cảm thấy “ghê sợ” trước vụ tấn công vào Sergei Skripal, 66 tuổi và con gái, Yulia, 33 tuổi tại Salisbury, Anh.
Bốn nguyên thủ quốc gia tuyên bố “không có sự giải thích thay thế có thể chấp nhận được” về trách nhiệm của Nga cho vụ tấn công trên lãnh thổ nước Anh; và Điện Kremlin đã thất bại trong việc trả lời một “yêu cầu pháp lý” cho việc cần thêm lời biện hộ, trong đó “nhấn mạnh hơn nữa về trách nhiệm của mình”.
4 nhà lãnh đạo đã đưa ra bản thông cáo chung nêu rõ: “Chúng tôi kêu gọi Nga thực hiện các trách nhiệm của mình trong vai trò một thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế".
Tờ Express của Anh mới đây dẫn lời ông Stephen Crabb - nghị sĩ của Đảng Bảo thủ ủng hộ việc Thủ tướng Anh Theresa May cảnh báo cắt nguồn cung khí đốt từ Nga.
"Chúng tôi biết rằng Nga đã cố tình sử dụng các nguồn năng lượng để tạo ra các mối quan hệ phụ thuộc trên khắp châu Âu và tôi không nghĩ rằng chúng ta nên đặt mình vào vị trí đó. Chúng ta có rất nhiều lựa chọn" - Nghị sĩ Stephen Crabb nói.
Ông Crabb cho rằng, Anh nên xem xét các đồng minh có thể thay thế Nga làm chủ nguồn cung như Qatar, Malaysia và Australia.
Tuy nhiên, đáng chú ý ở chỗ, Thủ tướng May không cắt hết mọi nguồn cung năng lượng từ Nga mà chỉ tuyên bố cắt nguồn cung khí đốt.
Anh không cắt được hoàn toàn nhiên liệu từ Nga.
Mùa đông năm ngoái, Anh đã nhận 38% nguồn cung cấp khí đốt từ Biển Bắc, 42% từ Na Uy và 10% từ đường ống liên kết với châu Âu lục địa.
Thay vào đó, Anh đã mua khí tự nhiên hóa lỏng của Nga nhiều hơn kể từ đầu năm nay.
Tờ Express của Anh cho biết, chỉ có duy nhất nguồn LNG của Nga đang được cung cấp cho London bởi ảnh hưởng của cơn bão mạnh trong mùa đông bất thường năm nay.
Tiếp tục đối đầu với một cơn bão tuyết tăng cường vào cuối tuần này, Anh có thể chỉ biết trông chờ vào các lô hàng LNG Nga trong bối cảnh nguồn dự trữ vốn ít ỏi của Anh đang cạn dần do ảnh hưởng từ cơn bão tuyết "Mãnh thú phương Đông".
Thủ tướng Anh Theresa May đã có thể có nhiều biện pháp cứng rắn nhằm vào Nga liên quan tới cáo buộc Moscow chỉ huy đầu độc cựu gián điệp Sergei Skripal ngay trên đất Anh. Nhưng bất cứ động thái trừng phạt có tính chất mạnh mẽ nào đều không có lợi cho London.
Giới phân tích nhận định, Anh không thể đóng chặt cửa với Nga.
Ông Timothy Ash, một chiến lược gia cấp cao tại công ty tư vấn BlueBay Asset Management nhận xét: "Có rất nhiều thứ bà May có thể làm, nhưng rốt cuộc chỉ là những hành động rất chừng mực và đôi khi mơ hồ. Đây cũng có thể là ý định của bà ấy".
Nga trong vòng vây
Hôm 14/3, Thủ tướng May tuyên bố trước Quốc hội Anh về việc London sẽ trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga và ngưng các liên lạc cấp cao với Moscow. Anh cũng sẽ đóng băng các tài sản của Nga, nếu chúng được dùng để đe dọa công dân Anh hoặc những người cư trú tại nước này.
Nữ thủ tướng Anh cũng không đề cập tới các kế hoạch cấm vận kinh tế rộng hơn hay nhắm và những đại gia Nga đang sống ở Anh.
Thủ tướng Anh Theresa May
Anh bán xe hơi, hàng hóa sản xuất đại trà, máy móc và hóa phẩm cho Nga. Nước này cũng là một nhà cung cấp dịch vụ lớn. Các lĩnh vực tài chính, công nghệ và tư vấn của Anh đã thu về hàng tỉ USD mỗi năm từ các đối tác Nga.
Trong vài thập niên gần đây, Anh cũng đóng vai trò như thỏi nam châm hút giới nhà giàu Nga và các doanh nghiệp của họ. Một số lượng lớn người Nga đang sở hữu các bất động sản ở London và cũng có rất nhiều đồng bào của họ đang gửi tiền ở nước này.
Sàn chứng khoán London hiện đang niêm yết cổ phiếu của 99 công ty có trụ sở ở Nga hoặc các nước khác từng thuộc Liên Xô cũ. EN+, một nhà sản xuất điện và nhôm, đã trở thành công ty lớn gần đây nhất của Nga "lên sàn" ở London hồi tháng 11 năm ngoái.
Sau các đe dọa trừng phạt Nga, giới nghiên cứu cho thấy các biện pháp trừng phạt giúp cho khoản tiền gửi từ Anh đổ về Nga ngày càng nhiều hơn.
Chuyên gia phân tích chính trị khu vực Christopher Granville người đang dẫn đầu EMEA và Nghiên cứu Chính trị Toàn cầu ghi nhận, một khoản tiền gửi giá trị gần 7 tỷ USD đã đổ từ châu Âu về Nga.
"Có bằng chứng để thấy dòng vốn đang đổ ngược chiều từ phương Tây về Nga" - ông Granville nói với CNBC.
Chuyên gia phân tích về Nga cho RT biết, người Nga ở châu Âu hay Bắc Mỹ đang phải dần quan tâm tới dòng vốn của họ tại quốc gia đó.
Các biện pháp trừng phạt của Anh tới Nga dù thế nào cũng sẽ sớm được Moscow đáp trả, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thông tin trước báo chí vào hôm qua.
Liên quan đến các cáo buộc của Anh đối với vụ việc đầu độc cựu điệp viên Nga, hôm 15/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Anh Theresa May cho biết, họ cảm thấy “ghê sợ” trước vụ tấn công vào Sergei Skripal, 66 tuổi và con gái, Yulia, 33 tuổi tại Salisbury, Anh.
Bốn nguyên thủ quốc gia tuyên bố “không có sự giải thích thay thế có thể chấp nhận được” về trách nhiệm của Nga cho vụ tấn công trên lãnh thổ nước Anh; và Điện Kremlin đã thất bại trong việc trả lời một “yêu cầu pháp lý” cho việc cần thêm lời biện hộ, trong đó “nhấn mạnh hơn nữa về trách nhiệm của mình”.
4 nhà lãnh đạo đã đưa ra bản thông cáo chung nêu rõ: “Chúng tôi kêu gọi Nga thực hiện các trách nhiệm của mình trong vai trò một thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế".
Đông Phong
Báo Đất Việt
Báo Đất Việt
Relate Threads