Arab Saudi và Iran hôm 27/9 đã làm lụi tàn hy vọng OPEC đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng trong phiên họp tại Algeria tuần này.
Nguyên nhân chủ yếu được cho là do sự khác biệt giữa 2 nước thành viên chủ chốt của OPEC vẫn còn quá xa.
Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi Khalid al-Falih cho biết "Đây chỉ là phiên họp mang tính tư vấn... Chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến của nhiều thành viên khác, chúng tôi sẽ lắng nghe các quan điểm, chúng tôi sẽ lắng nghe Ban thư ký OPEC và cũng sẽ lắng nghe ý kiến của khách hàng".
Trong khi đó, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh tuyên bố "Hiện nay chưa phải là thời điểm đưa ra quyết định". Đề cập đến phiên họp chính thức sắp tới của OPEC vào ngày 30/11 tại Vienna, Áo, ông Zanganeh cho biết "Chúng tôi sẽ cố gắng đạt được thỏa thuận vào tháng 11".
OPEC sẽ có phiên họp không chính thức vào lúc 14h GMT thứ Tư 28/9 (tức 21h cùng ngày giờ Việt Nam). Các nước thành viên OPEC cũng sẽ nhóm họp với các nước ngoại khối như Nga bên lề Diễn đàn Năng lượng Quốc tế.
Giá dầu Brent đã giảm hơn 1/2 kể từ mức đỉnh hồi giữa năm 2014 do thừa cung, buộc các nước thành viên OPEC và Nga - đối thủ của OPEC - phài tìm cách tái cân bằng thị trường, giúp tăng nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô và hạn chế thâm hụt ngân sách.
Tuần trước, Arab Saudi đã đề xuất giảm sản lượng nếu Iran đồng ý đóng băng sản lượng - một sự thay đổi về quan điểm của Arab Saudi vì trước đây nước này luôn từ chối thảo luận việc cắt giảm sản lượng.
Hôm 26/9, Bộ trưởng Dầu mỏ iran Bijan Zanganeh cho biết, kỳ vọng đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng nói chung rất "khiêm tốn" và nhiều đại biểu OPEC cho rằng quan điểm của Arab Saudi và Iran vẫn quá khác biệt.
Theo nguồn tin thân cận, Iran - sản lượng dầu hiện đang ở 3,6 triệu thùng/ngày - vẫn nhất định giữ quan điểm phải tăng sản lượng lên 4,1-4,2 triệu thùng/ngày trong khi các nước thành viên OPEC vùng Vịnh muốn Iran đóng băng sản lượng ở dưới 4 triệu thùng/ngày.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak hội đàm với người đồng cấp Iran Bijan Zanganeh hôm 27/9 trong một nỗ lực thuyết phục Tehran "tham gia cuộc chơi". Nhiều nguồn tin cho biết, Algeria và Qatar cũng đang hội đàm với Iran trong một nỗ lực tương tự.
Trong khi đó, Iran muốn OPEC cho phép nước này sản xuất 12,7% tổng sản lượng của khối, tương đương mức sản lượng trước năm 2012 của Iran - thời điểm EU áp đặt các lệnh trừng phạt Iran liên quan đến hoạt động hạt nhân của nước này.
Giai đoạn 2012-2016, Arab Saudi và các nước OPEC vùng Vịnh dã tăng sản lượng dầu thô nhằm giành và giữ thị phần với các nước sản xuất có chi phí cao hơn như Mỹ.
Kết quả là Iran tin rằng tỷ trọng sản lượng của nước này trong OPEC phải ở mức cao hơn so với hiện tại. Arab Saudi đã tăng sản lượng dầu thô lên 10,7 triệu thùng/ngày từ 10,2 triệu thùng/ngày trong những tháng gần đây để đáp ứng nhu cầu nội địa trong mùa hè.
Cả nền kinh tế Arab Saudi và Iran đều phụ thuộc rất lớn vào dầu mỏ, nhưng Iran cảm thấy áp lực đang giảm khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hồi tháng 1 năm nay. Mặt khác, Riyadh đang phải đối mặt với năm thứ 2 liên tiếp thâm hụt tài khóa kỷ lục và buộc phải cắt giảm lương của nhân viên chính phủ.
Nguyên nhân chủ yếu được cho là do sự khác biệt giữa 2 nước thành viên chủ chốt của OPEC vẫn còn quá xa.
Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi Khalid al-Falih cho biết "Đây chỉ là phiên họp mang tính tư vấn... Chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến của nhiều thành viên khác, chúng tôi sẽ lắng nghe các quan điểm, chúng tôi sẽ lắng nghe Ban thư ký OPEC và cũng sẽ lắng nghe ý kiến của khách hàng".
Trong khi đó, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh tuyên bố "Hiện nay chưa phải là thời điểm đưa ra quyết định". Đề cập đến phiên họp chính thức sắp tới của OPEC vào ngày 30/11 tại Vienna, Áo, ông Zanganeh cho biết "Chúng tôi sẽ cố gắng đạt được thỏa thuận vào tháng 11".
OPEC sẽ có phiên họp không chính thức vào lúc 14h GMT thứ Tư 28/9 (tức 21h cùng ngày giờ Việt Nam). Các nước thành viên OPEC cũng sẽ nhóm họp với các nước ngoại khối như Nga bên lề Diễn đàn Năng lượng Quốc tế.
Giá dầu Brent đã giảm hơn 1/2 kể từ mức đỉnh hồi giữa năm 2014 do thừa cung, buộc các nước thành viên OPEC và Nga - đối thủ của OPEC - phài tìm cách tái cân bằng thị trường, giúp tăng nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô và hạn chế thâm hụt ngân sách.
Tuần trước, Arab Saudi đã đề xuất giảm sản lượng nếu Iran đồng ý đóng băng sản lượng - một sự thay đổi về quan điểm của Arab Saudi vì trước đây nước này luôn từ chối thảo luận việc cắt giảm sản lượng.
Hôm 26/9, Bộ trưởng Dầu mỏ iran Bijan Zanganeh cho biết, kỳ vọng đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng nói chung rất "khiêm tốn" và nhiều đại biểu OPEC cho rằng quan điểm của Arab Saudi và Iran vẫn quá khác biệt.
Theo nguồn tin thân cận, Iran - sản lượng dầu hiện đang ở 3,6 triệu thùng/ngày - vẫn nhất định giữ quan điểm phải tăng sản lượng lên 4,1-4,2 triệu thùng/ngày trong khi các nước thành viên OPEC vùng Vịnh muốn Iran đóng băng sản lượng ở dưới 4 triệu thùng/ngày.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak hội đàm với người đồng cấp Iran Bijan Zanganeh hôm 27/9 trong một nỗ lực thuyết phục Tehran "tham gia cuộc chơi". Nhiều nguồn tin cho biết, Algeria và Qatar cũng đang hội đàm với Iran trong một nỗ lực tương tự.
Giai đoạn 2012-2016, Arab Saudi và các nước OPEC vùng Vịnh dã tăng sản lượng dầu thô nhằm giành và giữ thị phần với các nước sản xuất có chi phí cao hơn như Mỹ.
Kết quả là Iran tin rằng tỷ trọng sản lượng của nước này trong OPEC phải ở mức cao hơn so với hiện tại. Arab Saudi đã tăng sản lượng dầu thô lên 10,7 triệu thùng/ngày từ 10,2 triệu thùng/ngày trong những tháng gần đây để đáp ứng nhu cầu nội địa trong mùa hè.
Cả nền kinh tế Arab Saudi và Iran đều phụ thuộc rất lớn vào dầu mỏ, nhưng Iran cảm thấy áp lực đang giảm khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hồi tháng 1 năm nay. Mặt khác, Riyadh đang phải đối mặt với năm thứ 2 liên tiếp thâm hụt tài khóa kỷ lục và buộc phải cắt giảm lương của nhân viên chính phủ.
Bá Ước - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads