Cổ phiếu Tổng Công ty Khí Việt Nam (HoSE: GAS) đã tăng khá mạnh từ đầu năm 2017 đến nay nhờ giá dầu thô trên thị trường quốc tế. Vậy đà tăng của cổ phiếu này có được duy trì khi mà một số rủi ro vẫn tiềm ẩn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp này?
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2017, lũy kế 9 tháng đầu năm nay, doanh thu thuần của GAS đạt 47.489 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Hệ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của doanh nghiệp này trong kỳ giảm mạnh xuống 79,7%, so với mức 84,3%. Theo đó, biên lợi nhuận gộp của GAS cũng tăng lên 20,2%, so với mức 15,6% của cùng kỳ năm ngoái.
Sở dĩ biên lợi nhuận gộp của GAS tăng khá mạnh trong 9 tháng đầu năm nay là do giá dầu thô đã phục hồi khá mạnh mẽ do OPEC vẫn duy trì cắt giảm sản lượng dầu mỏ (giá dầu thô Brent giao tại London đã tăng 20USD mỗi thùng, từ mức 44USD/thùng lên mức 64USD/thùng, trong khi đó giá dầu thô nhẹ ngọt giao tại New York tăng từ mức 42USD/thùng lên mức 58USD/thùng trong 11 tháng đầu năm nay).
Đáng lưu ý, trong 9 tháng đầu năm nay, GAS đã bị lỗ khoảng gần 2,5 tỷ đồng trong hoạt động đầu tư liên doanh, liên kết.
Trong khi đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của GAS cũng đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, với mức tăng lần lượt là 13,5% và 21,2%.
Sau 9 tháng, GAS đạt lợi nhuận sau thuế là 6.073 tỷ đồng, tăng gần 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy tính đến 30/9/2017, GAS đã hoàn thành được 92% kế hoạch kinh doanh và vượt 15,5% kế hoạch lợi nhuận.
Đến cuối tháng 9, tổng nợ phải trả của GAS là 19.208 tỷ đồng, trong đó nợ và vay tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp này là 11.641 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của GAS khá lớn, khoảng hơn 41.371 tỷ đồng. Theo đó, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ở mức hơn 46%.
Với hoạt động kinh doanh của GAS vẫn đang tiến triển tốt, trong khi hệ số nợ phải trả chỉ chiếm 46% vốn chủ sở hữu, thì áp lực nợ vay của doanh nghiệp này không đáng ngại.
Hiện tại GAS đang hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khí khô, khí hóa lỏng LPG, vận chuyển khí, kinh doanh khí Consedate và cho thuê bất động sản. Trong đó, kinh doanh khí khô, LPG, vận tải và phân phối khí là những mảng cốt lõi, chiếm khoảng 98% doanh thu và đóng góp tới khoảng 99% lợi nhuận gộp của GAS.
Kinh doanh khí khô đang chiếm tỷ trọng khoảng 60% trong tổng doanh thu của GAS. Hiện nay, GAS đang khai thác khí ẩm làm nguyên liệu từ các mỏ Cửu Long, Nam Côn Sơn, PM3, Hàm rồng – Thái Bình và mỏ thiên Ưng. Trữ lượng khí ở Việt Nam vẫn đang còn rất dồi dào, ước tính khoảng 2.000 tỷ m3. Do đó, GAS vẫn còn dự địa khá lớn để phát triển kinh doanh khí khô trong tương lai.
Tuy nhiên, GAS vẫn đang đối mặt với một số rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nhất là rủi ro giá dầu thô. Hiện nay giá dầu thế giới vẫn đang trong giai đoạn tương đối bất ổn do nguồn cung dư thừa. Việc Mỹ đang đẩy mạnh phát triển sản xuất dầu đá phiến trắng, dự kiến đạt sản lượng khoảng 9,8 triệu thùng vào năm 2018, có nguy cơ làm gia tăng dư thừa nguồn cung, gây sức ép lên giá dầu.
Mặc dù vừa qua OPEC và một số quốc gia không phải thành viên của tổ chức này bao gồm cả Nga đã quyết định gia hạn cắt giảm sản lượng đến cuối năm 2018, nhưng OPEC vẫn để ngỏ khả năng sẽ thỏa thuận lại, nếu giá dầu thô tăng quá nóng.
Bên cạnh đó, các mỏ khí giá rẻ gần bờ đang dần cạn kiệt sẽ buộc GAS phải đầy mạnh tìm kiếm và khai thác các mỏ khí ở xa bờ với chi phí cao hơn. Đây sẽ là tác động không hề nhỏ tới hoạt động của GAS.
Ngoài ra, giá khí và các sản phẩm khác đều được tính theo giá dầu, khí thế giới bằng đồng USD. Trong khi GAS đang có các khoản vay bằng USD. Do đó, rủi ro tỷ giá hối đoái cũng đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của GAS.
Trong vòng 1 năm qua, cổ phiếu GAS đã tăng khoảng 43,6%, với khối lượng giao dịch bình quân khoảng 551.000 đơn vị/ngày. Riêng trong tuần nay, khối lượng giao dịch của GAS đã đột biến tăng lên 818.000 đơn vị/ngày.
Hiện tại, giá cổ phiếu GAS vẫn đang ở mức 86.000 đồng/CP, vẫn còn nằm dưới mức định giá khoảng hơn 96.000 đồng/CP. Theo phân tích kỹ thuật, giá cổ phiếu GAS có thể vẫn còn tăng, nhưng đã bước vào vùng vượt mua. Do đó, việc giá cổ phiếu này điều chỉnh khi tiến lên vùng khoảng 90.000 đồng/CP là khó tránh khỏi.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2017, lũy kế 9 tháng đầu năm nay, doanh thu thuần của GAS đạt 47.489 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Hệ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của doanh nghiệp này trong kỳ giảm mạnh xuống 79,7%, so với mức 84,3%. Theo đó, biên lợi nhuận gộp của GAS cũng tăng lên 20,2%, so với mức 15,6% của cùng kỳ năm ngoái.
Sở dĩ biên lợi nhuận gộp của GAS tăng khá mạnh trong 9 tháng đầu năm nay là do giá dầu thô đã phục hồi khá mạnh mẽ do OPEC vẫn duy trì cắt giảm sản lượng dầu mỏ (giá dầu thô Brent giao tại London đã tăng 20USD mỗi thùng, từ mức 44USD/thùng lên mức 64USD/thùng, trong khi đó giá dầu thô nhẹ ngọt giao tại New York tăng từ mức 42USD/thùng lên mức 58USD/thùng trong 11 tháng đầu năm nay).
Đáng lưu ý, trong 9 tháng đầu năm nay, GAS đã bị lỗ khoảng gần 2,5 tỷ đồng trong hoạt động đầu tư liên doanh, liên kết.
Trong khi đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của GAS cũng đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, với mức tăng lần lượt là 13,5% và 21,2%.
Sau 9 tháng, GAS đạt lợi nhuận sau thuế là 6.073 tỷ đồng, tăng gần 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy tính đến 30/9/2017, GAS đã hoàn thành được 92% kế hoạch kinh doanh và vượt 15,5% kế hoạch lợi nhuận.
Đến cuối tháng 9, tổng nợ phải trả của GAS là 19.208 tỷ đồng, trong đó nợ và vay tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp này là 11.641 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của GAS khá lớn, khoảng hơn 41.371 tỷ đồng. Theo đó, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ở mức hơn 46%.
Với hoạt động kinh doanh của GAS vẫn đang tiến triển tốt, trong khi hệ số nợ phải trả chỉ chiếm 46% vốn chủ sở hữu, thì áp lực nợ vay của doanh nghiệp này không đáng ngại.
Hiện tại GAS đang hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khí khô, khí hóa lỏng LPG, vận chuyển khí, kinh doanh khí Consedate và cho thuê bất động sản. Trong đó, kinh doanh khí khô, LPG, vận tải và phân phối khí là những mảng cốt lõi, chiếm khoảng 98% doanh thu và đóng góp tới khoảng 99% lợi nhuận gộp của GAS.
Tuy nhiên, GAS vẫn đang đối mặt với một số rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nhất là rủi ro giá dầu thô. Hiện nay giá dầu thế giới vẫn đang trong giai đoạn tương đối bất ổn do nguồn cung dư thừa. Việc Mỹ đang đẩy mạnh phát triển sản xuất dầu đá phiến trắng, dự kiến đạt sản lượng khoảng 9,8 triệu thùng vào năm 2018, có nguy cơ làm gia tăng dư thừa nguồn cung, gây sức ép lên giá dầu.
Mặc dù vừa qua OPEC và một số quốc gia không phải thành viên của tổ chức này bao gồm cả Nga đã quyết định gia hạn cắt giảm sản lượng đến cuối năm 2018, nhưng OPEC vẫn để ngỏ khả năng sẽ thỏa thuận lại, nếu giá dầu thô tăng quá nóng.
Bên cạnh đó, các mỏ khí giá rẻ gần bờ đang dần cạn kiệt sẽ buộc GAS phải đầy mạnh tìm kiếm và khai thác các mỏ khí ở xa bờ với chi phí cao hơn. Đây sẽ là tác động không hề nhỏ tới hoạt động của GAS.
Ngoài ra, giá khí và các sản phẩm khác đều được tính theo giá dầu, khí thế giới bằng đồng USD. Trong khi GAS đang có các khoản vay bằng USD. Do đó, rủi ro tỷ giá hối đoái cũng đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của GAS.
Trong vòng 1 năm qua, cổ phiếu GAS đã tăng khoảng 43,6%, với khối lượng giao dịch bình quân khoảng 551.000 đơn vị/ngày. Riêng trong tuần nay, khối lượng giao dịch của GAS đã đột biến tăng lên 818.000 đơn vị/ngày.
Hiện tại, giá cổ phiếu GAS vẫn đang ở mức 86.000 đồng/CP, vẫn còn nằm dưới mức định giá khoảng hơn 96.000 đồng/CP. Theo phân tích kỹ thuật, giá cổ phiếu GAS có thể vẫn còn tăng, nhưng đã bước vào vùng vượt mua. Do đó, việc giá cổ phiếu này điều chỉnh khi tiến lên vùng khoảng 90.000 đồng/CP là khó tránh khỏi.
Thanh Thiên
enternews.vn/
enternews.vn/
Relate Threads