Bộ KH&CN vừa ban hành Thông tư số 11/2016/TT-BKHCN về việc hướng dẫn đăng ký cơ sở pha chế khí và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.
Nghị định mới về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đáp ứng nhiều mục tiêu
Nghị định 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng được ban hành đã có đóng góp tích cực đối với thị trường trong lĩnh vực kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) trong thời gian qua, tuy nhiên, sau gần 4 năm áp dụng đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập.
Theo bà Nguyễn Thị Mai Hương - Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá Hợp chuẩn Hợp quy, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, theo Nghị định 107 thì thương nhân phân phối LPG cấp I chưa được kiểm soát, quản lý chặt chẽ. Chưa có quy định cụ thể nhằm theo dõi, kiểm soát việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tuân thủ các nghĩa vụ của thương nhân phân phối LPG cấp I. Do vậy, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp đang gặp nhiều khó khăn khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước giúp đảm bảo sự minh bạch và ổn định thị trường LPG khi các thương nhân phân phối LPG cấp I không nghiêm túc tuân thủ các quy định tại Nghị định 107/2009/NĐ-CP.
Việc xây mới và cấp phép các trạm chiết nạp LPG chủ yếu là các trạm của các doanh nghiệp nhỏ mới được thành lập chưa thực sự chặt chẽ, tình hình san chiết nạp LPG vi phạm các quy định về san chiết. Một số trạm chiết nạp LPG được xây dựng chưa có giấy phép, một số trạm chiết nạp LPG ký hợp đồng gia công chiết nạp với thương nhân đầu mối nhằm hợp thức hóa, nhưng thực tế mục đích để chiết nạp trái phép vào chai LPG của các thương hiệu của các thương nhân khác. Việc san chiết nạp nêu trên đem lại lợi nhuận cao do không phải đầu tư vỏ chai LPG, không tốn chi phí bảo dưỡng sơn kiểm định vỏ chai LPG nên các đối tượng vi phạm sau khi bị xử phạt hành chính vẫn tiếp tục tổ chức san chiết nạp với quy mô lớn hơn và thủ đoạn tinh vi hơn.
Các quy định và hoạt động kiểm tra, kiểm soát đối với các thiết bị phụ trợ liên quan đến vận hành và sử dụng LPG về chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, nguồn gốc xuất xứ như bếp LPG, ống dẫn LPG và van chai LPG các loại, van khóa đường ống,... chưa có hoặc chưa cụ thể.
Ngoài ra, một số quy định trong Nghị định 107/2009/NĐ-CP chưa thực sự rõ ràng tạo ra cách hiểu không đồng nhất, đặc biệt là những quy định về điều kiện đối với các thương nhân chưa rõ ràng; Trong quá trình thực thi Nghị định số 107/2009/NĐ-CP, hoạt động cấp Giấy chứng nhận tại các cơ sở kinh doanh LPG tại các địa phương gặp một số khó khăn, vướng mắc; Xu hướng sử dụng và hoạt động kinh doanh các mặt hàng khí ngày càng phổ biến nhưng lại chưa được quy định trong hệ thống văn bản pháp luật.
Chính vì thế, Ngày 22/3/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí thay thế Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Nghị định mới có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2016.
Liên quan đến Nghị định này, nhiều yêu cầu, điều kiện kỹ thuật đã đặt ra cho các DN nhỏ và vừa. Sau khi ban hành nhiều DN đã có thắc mắc. Tuy nhiên, đại diện Bộ Công Thương cho rằng việc xây dựng Nghị định không phải để làm khó DN, nếu DN nào chưa đáp ứng được điều kiện thì DN đó vẫn có thể trở thành đại lý cho tổng đại lý và thương nhân kinh doanh, tùy theo năng lực, DN có thể tham gia vào các vị trí nào đó trong chuỗi kinh doanh.
Hướng dẫn đăng ký cơ sở pha chế khí
Ngày 28/6/2016, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 11/2016/TT-BKHCN về việc hướng dẫn đăng ký cơ sở pha chế khí và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng: Thương nhân kinh doanh khí đầu mối và thương nhân đầu mối pha chế khí; cơ quan quản lý nhà nước về đo lường, chất lượng và cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Đối với sản phẩm khí dầu mỏ hóa lỏng thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8:2012/BKHCN về khí dầu mỏ hóa lỏng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành: Thương nhân sản xuất, pha chế khí và thương nhân nhập khẩu khí phải thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Đối với sản phẩm khí thiên nhiên hóa lỏng, khí thiên nhiên nén không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thương nhân sản xuất, pha chế khí và thương nhân nhập khẩu khí phải công bố tiêu chuẩn áp dụng trước khi lưu thông trên thị trường và bảo đảm chất lượng khí phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng khi lưu thông trên thị trường. Tiêu chuẩn sử dụng để công bố thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Hồ sơ đăng ký cơ sở pha chế khí gồm:
a) Đơn đăng ký cơ sở pha chế khí theo Mẫu;
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với thương nhân sản xuất khí) hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí do Bộ Công Thương cấp (đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu khí);
c) Quy trình, thủ tục, tài liệu chứng minh việc xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 : 2008 hoặc hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành dầu khí theo tiêu chuẩn ISO/TS 29001 : 2013;
d) Bản thuyết minh năng lực của từng cơ sở pha chế khí.
Thương nhân kinh doanh khí lập 01 bộ hồ sơ và nộp theo một trong các hình thức sau: nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; gửi qua bưu điện; nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo hình thức dịch vụ công trực tuyến.
Đối với hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của thương nhân, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm định, cấp Giấy chứng nhận.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ do chưa đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của thương nhân, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
Ngoài ra, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, thực hiện đình chỉ hiệu lực có thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế khí đã cấp trong các trường hợp sau:
a- Vi phạm các quy định về đo lường tại cơ sở pha chế khí;
b- Cơ sở pha chế không thực hiện đầy đủ kế hoạch kiểm soát chất lượng;
c- Phát hiện sản phẩm khí không bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng lưu thông trên thị trường được phân phối từ cơ sở pha chế khí này…
Nghị định mới về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đáp ứng nhiều mục tiêu
Nghị định 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng được ban hành đã có đóng góp tích cực đối với thị trường trong lĩnh vực kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) trong thời gian qua, tuy nhiên, sau gần 4 năm áp dụng đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập.
Theo bà Nguyễn Thị Mai Hương - Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá Hợp chuẩn Hợp quy, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, theo Nghị định 107 thì thương nhân phân phối LPG cấp I chưa được kiểm soát, quản lý chặt chẽ. Chưa có quy định cụ thể nhằm theo dõi, kiểm soát việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tuân thủ các nghĩa vụ của thương nhân phân phối LPG cấp I. Do vậy, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp đang gặp nhiều khó khăn khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước giúp đảm bảo sự minh bạch và ổn định thị trường LPG khi các thương nhân phân phối LPG cấp I không nghiêm túc tuân thủ các quy định tại Nghị định 107/2009/NĐ-CP.
Các quy định và hoạt động kiểm tra, kiểm soát đối với các thiết bị phụ trợ liên quan đến vận hành và sử dụng LPG về chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, nguồn gốc xuất xứ như bếp LPG, ống dẫn LPG và van chai LPG các loại, van khóa đường ống,... chưa có hoặc chưa cụ thể.
Ngoài ra, một số quy định trong Nghị định 107/2009/NĐ-CP chưa thực sự rõ ràng tạo ra cách hiểu không đồng nhất, đặc biệt là những quy định về điều kiện đối với các thương nhân chưa rõ ràng; Trong quá trình thực thi Nghị định số 107/2009/NĐ-CP, hoạt động cấp Giấy chứng nhận tại các cơ sở kinh doanh LPG tại các địa phương gặp một số khó khăn, vướng mắc; Xu hướng sử dụng và hoạt động kinh doanh các mặt hàng khí ngày càng phổ biến nhưng lại chưa được quy định trong hệ thống văn bản pháp luật.
Chính vì thế, Ngày 22/3/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí thay thế Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Nghị định mới có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2016.
Liên quan đến Nghị định này, nhiều yêu cầu, điều kiện kỹ thuật đã đặt ra cho các DN nhỏ và vừa. Sau khi ban hành nhiều DN đã có thắc mắc. Tuy nhiên, đại diện Bộ Công Thương cho rằng việc xây dựng Nghị định không phải để làm khó DN, nếu DN nào chưa đáp ứng được điều kiện thì DN đó vẫn có thể trở thành đại lý cho tổng đại lý và thương nhân kinh doanh, tùy theo năng lực, DN có thể tham gia vào các vị trí nào đó trong chuỗi kinh doanh.
Hướng dẫn đăng ký cơ sở pha chế khí
Ngày 28/6/2016, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 11/2016/TT-BKHCN về việc hướng dẫn đăng ký cơ sở pha chế khí và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng: Thương nhân kinh doanh khí đầu mối và thương nhân đầu mối pha chế khí; cơ quan quản lý nhà nước về đo lường, chất lượng và cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Đối với sản phẩm khí dầu mỏ hóa lỏng thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8:2012/BKHCN về khí dầu mỏ hóa lỏng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành: Thương nhân sản xuất, pha chế khí và thương nhân nhập khẩu khí phải thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Đối với sản phẩm khí thiên nhiên hóa lỏng, khí thiên nhiên nén không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thương nhân sản xuất, pha chế khí và thương nhân nhập khẩu khí phải công bố tiêu chuẩn áp dụng trước khi lưu thông trên thị trường và bảo đảm chất lượng khí phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng khi lưu thông trên thị trường. Tiêu chuẩn sử dụng để công bố thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Hồ sơ đăng ký cơ sở pha chế khí gồm:
a) Đơn đăng ký cơ sở pha chế khí theo Mẫu;
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với thương nhân sản xuất khí) hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí do Bộ Công Thương cấp (đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu khí);
c) Quy trình, thủ tục, tài liệu chứng minh việc xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 : 2008 hoặc hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành dầu khí theo tiêu chuẩn ISO/TS 29001 : 2013;
d) Bản thuyết minh năng lực của từng cơ sở pha chế khí.
Thương nhân kinh doanh khí lập 01 bộ hồ sơ và nộp theo một trong các hình thức sau: nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; gửi qua bưu điện; nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo hình thức dịch vụ công trực tuyến.
Đối với hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của thương nhân, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm định, cấp Giấy chứng nhận.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ do chưa đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của thương nhân, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
Ngoài ra, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, thực hiện đình chỉ hiệu lực có thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế khí đã cấp trong các trường hợp sau:
a- Vi phạm các quy định về đo lường tại cơ sở pha chế khí;
b- Cơ sở pha chế không thực hiện đầy đủ kế hoạch kiểm soát chất lượng;
c- Phát hiện sản phẩm khí không bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng lưu thông trên thị trường được phân phối từ cơ sở pha chế khí này…
Hùng Cường - Vietq.vn
Relate Threads