Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, chính sách với Lọc dầu Dung Quất không phải là ưu đãi, mà là nghĩa vụ của Dung Quất với NSNN...
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho hay, việc điều chỉnh chính sách thuế đối với Lọc hoá dầu Dung Quất tới đây theo đề xuất của doanh nghiệp này là để doanh nghiệp trong nước bình đẳng với nhà nhập khẩu nước ngoài.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, từ năm 2016, nhất là khi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam-Hàn Quốc có hiệu lực, mặt hàng xăng từ mức thuế suất 20% xuống 10% tạo nên sự chênh lệch lớn giữa thuế suất thuế nhập khẩu theo mức thông thường và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo mức ưu đãi đặc biệt của các Hiệp định FTA.
“Việc đề xuất của Bình Sơn chúng tôi thấy hoàn toàn cần thiết và hợp lý, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các sản phẩm từ cơ sở sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Điều này cũng đảm bảo được mức bảo hộ hợp lý theo đúng các cam kết quốc tế khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại”- Thứ trưởng nói.
Bày tỏ rõ hơn quan điểm của Bộ Tài chính, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, việc thực hiện các chính sách vừa qua đối với Bình Sơn hoàn toàn không phải ưu đãi mà là nghĩa vụ của Bình Sơn đối với NSNN. Do vậy để thực hiện nghĩa vụ này thì nhà sản xuất trong nước phải được bình đẳng với nhà nhập khẩu từ Hàn Quốc.
“Vấn đề bình đẳng ở đây không phải do Bình Sơn quan trọng, mà bình đẳng tôi nói đến là sự bình đẳng chung của tất cả các sản phẩm hàng hoá trong đó các sản phẩm xăng dầu do Bình Sơn sản xuất. Nghĩa là các sản phẩm trong nước cũng phải được đối xử bình đẳng như các sản phẩm được nhập khẩu” – Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng cho biết, sau khi Hiệp định giữa Việt Nam-Hàn Quốc có hiệu lực, chờ Hiệp định Asean- Hàn Quốc có hiệu lực, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ sửa cơ chế tài chính phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay và đảm bảo bình đẳng giữa DN trong nước và ngoài nước. Cụ thể, Bộ Tài chính sẽ trình sửa theo hướng Bình Sơn thực hiện nghĩa vụ thuế hoàn toàn theo các Luật thuế, theo quy định của Nhà nước hiện nay và bỏ cơ chế nếu thuế nhập khẩu hạ xuống dưới mức 7% thì Nhà nước bù.
Trước đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có văn bản gửi tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Tài chính… “kêu” về việc tồn kho khối lượng lớn tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Chủ tịch Lọc hoá dầu Bình Sơn Nguyễn Hoài Giang phải thừa nhận, Nhà máy Lọc dầu Dung quất sẽ phải đối diện với nguy cơ phải đóng cửa một thời gian.
Hiện, mức thuế suất áp dụng với mặt hang diesel, xăng máy bay… nhập khẩu từ các nước trong Asean giảm còn 10%, trong khi mức thuế này đối với các nước khu vực Asean vẫn giữ 20%. Ngoài ra, khi FTA giữa Việt Nam – Hàn Quốc có hiệu lực, thuế nhập khẩu xăng dầu sẽ giảm về còn 10%. Đây chính là áp lực về giá đối với sản phẩm xăng dầu trong nước.
“Trong cơ cấu sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, mặt hàng xăng dầu chiếm tới hơn 90% tổng lượng sản phẩm của toàn nhà máy. Vì thế, nếu các mặt hàng này không tiêu thụ được sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận hành an toàn của nhà máy, khả năng nhà máy có thể ngừng sản xuất”, bản báo cáo của PVN chỉ rõ.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho hay, việc điều chỉnh chính sách thuế đối với Lọc hoá dầu Dung Quất tới đây theo đề xuất của doanh nghiệp này là để doanh nghiệp trong nước bình đẳng với nhà nhập khẩu nước ngoài.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, từ năm 2016, nhất là khi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam-Hàn Quốc có hiệu lực, mặt hàng xăng từ mức thuế suất 20% xuống 10% tạo nên sự chênh lệch lớn giữa thuế suất thuế nhập khẩu theo mức thông thường và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo mức ưu đãi đặc biệt của các Hiệp định FTA.
Bày tỏ rõ hơn quan điểm của Bộ Tài chính, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, việc thực hiện các chính sách vừa qua đối với Bình Sơn hoàn toàn không phải ưu đãi mà là nghĩa vụ của Bình Sơn đối với NSNN. Do vậy để thực hiện nghĩa vụ này thì nhà sản xuất trong nước phải được bình đẳng với nhà nhập khẩu từ Hàn Quốc.
“Vấn đề bình đẳng ở đây không phải do Bình Sơn quan trọng, mà bình đẳng tôi nói đến là sự bình đẳng chung của tất cả các sản phẩm hàng hoá trong đó các sản phẩm xăng dầu do Bình Sơn sản xuất. Nghĩa là các sản phẩm trong nước cũng phải được đối xử bình đẳng như các sản phẩm được nhập khẩu” – Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng cho biết, sau khi Hiệp định giữa Việt Nam-Hàn Quốc có hiệu lực, chờ Hiệp định Asean- Hàn Quốc có hiệu lực, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ sửa cơ chế tài chính phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay và đảm bảo bình đẳng giữa DN trong nước và ngoài nước. Cụ thể, Bộ Tài chính sẽ trình sửa theo hướng Bình Sơn thực hiện nghĩa vụ thuế hoàn toàn theo các Luật thuế, theo quy định của Nhà nước hiện nay và bỏ cơ chế nếu thuế nhập khẩu hạ xuống dưới mức 7% thì Nhà nước bù.
Trước đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có văn bản gửi tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Tài chính… “kêu” về việc tồn kho khối lượng lớn tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Chủ tịch Lọc hoá dầu Bình Sơn Nguyễn Hoài Giang phải thừa nhận, Nhà máy Lọc dầu Dung quất sẽ phải đối diện với nguy cơ phải đóng cửa một thời gian.
Hiện, mức thuế suất áp dụng với mặt hang diesel, xăng máy bay… nhập khẩu từ các nước trong Asean giảm còn 10%, trong khi mức thuế này đối với các nước khu vực Asean vẫn giữ 20%. Ngoài ra, khi FTA giữa Việt Nam – Hàn Quốc có hiệu lực, thuế nhập khẩu xăng dầu sẽ giảm về còn 10%. Đây chính là áp lực về giá đối với sản phẩm xăng dầu trong nước.
“Trong cơ cấu sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, mặt hàng xăng dầu chiếm tới hơn 90% tổng lượng sản phẩm của toàn nhà máy. Vì thế, nếu các mặt hàng này không tiêu thụ được sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận hành an toàn của nhà máy, khả năng nhà máy có thể ngừng sản xuất”, bản báo cáo của PVN chỉ rõ.
Trường Giang - Infonet.vn
Relate Threads