Bối cảnh cạnh tranh toàn cầu đang tồn tại nhiều xu hướng trái ngược nhau. Điều này một mặt mang lại cơ hội, cũng đồng thời tạo ra thách thức cho việc phát triển, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của ngành Dầu khí Việt Nam khi hội nhập quốc tế.
1. Bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện đang có nhiều mâu thuẫn. Đó là:
Mâu thuẫn giữa mở cửa, hội nhập và chủ nghĩa bảo hộ. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là xu hướng chính trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, đặc biệt là với các quốc gia châu Á. Với trên 150 hiệp định thương mại tự do và khu vực, chiếm 58% tổng số hiệp định của thế giới, châu Á đi đầu về hợp tác, hội nhập quốc tế. Đặc biệt, tuyến đường biển quốc tế lưu chuyển khối lượng hàng hóa 5.000 tỉ USD hằng năm, kết nối châu Á với châu Âu và toàn thế giới.
Tuy nhiên, chủ nghĩa bảo hộ đã xuất hiện và phát triển ở một số quốc gia được coi là dẫn đầu trong xu hướng toàn cầu hóa như Mỹ và Anh. Tổng thống Donald Trump đã ban hành nhiều chính sách để bảo hộ thương mại của Mỹ như rút khỏi Hiệp định TPP, chuẩn bị đàm phán lại Hiệp định NAFTA và hạn chế nhập cư. Sự kiện Brexit cũng được xem là một rào cản đối với tiến trình tự do hóa, góp phần đẩy nhanh quá trình trỗi dậy của quan điểm chính trị dân túy, phản đối tự do thương mại tại các nước châu Âu cũng như trên thế giới.
Mâu thuẫn giữa hợp tác phát triển kinh tế với cạnh tranh về vị thế chính trị. Các quốc gia một mặt tăng cường hợp tác phát triển kinh tế, mặt khác có động thái gia tăng sức ảnh hưởng chính trị như vấn đề giữa Nga với Mỹ và EU, Qatar với các quốc gia khác trong khối UAE. Mâu thuẫn này tạo ra các xu hướng chính sách khác nhau giữa các quốc gia trong từng thời kỳ.
Mâu thuẫn giữa cạnh tranh và liên kết. Các quan điểm truyền thống, chân phương về cạnh tranh đang dần bị thay thế bằng những quan hệ hợp tác - cạnh tranh phức tạp và đa chiều. Trong mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nước, các nước lớn có xu hướng tập trung điều chỉnh cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng theo hướng chú trọng vào tình hình nội tại, hướng tới phát triển bền vững, đồng thời ưu tiên xử lý các vấn đề chính trị trong nước. Do đó, các nước lớn có nhu cầu duy trì môi trường bên ngoài thuận lợi, tạo dựng khuôn khổ quan hệ lâu dài, từ đó tạo nên xu thế chung là hòa hoãn và hợp tác giữa các nước lớn trên nhiều vấn đề có lợi ích chung, mặc dù vẫn tiếp tục duy trì sự cạnh tranh về chiến lược.
2. Kể từ khi lần đầu tiên được khai thác vào năm 1986 tại mỏ Bạch Hổ, trải qua 3 thập niên, đến nay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có bước phát triển quan trọng, khẳng định vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Cùng với các công ty thành viên, PVN nhiều năm đóng góp 25-30% tổng thu ngân sách Nhà nước, chiếm 16-18% GDP của cả nước.
Thực trạng phát triển ngành Dầu khí Việt Nam trong thời gian qua có một số đặc điểm sau:
Một là, sản lượng khai thác dầu thô luôn bảo đảm thực hiện đúng kế hoạch đề ra, hỗ trợ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước và bám sát với tình hình diễn biến giá dầu khu vực và thế giới. Hiện nay, cả nước có 12 doanh nghiệp khai thác dầu khí, trong đó có 9 doanh nghiệp khai thác dầu thô và chỉ có 3 doanh nghiệp khai thác khí tự nhiên. Sản lượng khai thác dầu khí của Việt Nam từ năm 2006 đến nay quanh mức 300-350 nghìn thùng/ngày. Việc khai thác dầu khí cơ bản đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra hằng năm. Từ năm 2014 đến nay, sản lượng khai thác dầu khí của Việt Nam có xu hướng giảm, nguyên nhân là do sự suy giảm giá dầu khu vực và thế giới.
Hai là, trong nước đã bắt đầu sản xuất sản phẩm tinh chế từ dầu thô, tuy nhiên quy mô nhỏ, chưa đáng kể. Lĩnh vực chế biến dầu khí tại Việt Nam mới được hình thành và phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây, bắt đầu với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chính thức vận hành thương mại từ ngày 30-5-2010 với công suất đáp ứng 30% nhu cầu xăng dầu trong nước.
Ba là, năng lực cạnh tranh của ngành Dầu khí Việt Nam còn hạn chế. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm dầu khí thô và nhập khẩu sản phẩm dầu khí chế biến sâu. Xuất khẩu dầu thô hiện chiếm khoảng 77,2% giá trị kim ngạch xuất khẩu dầu khí, trong khi chỉ chiếm khoảng 4% tổng kim ngạch nhập khẩu dầu khí của Việt Nam.
Một số chỉ tiêu về sản phẩm sản xuất từ dầu khí của PVN. Nguồn: Báo cáo đánh giá về kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và 3 năm gần nhất 2016, 2017, PVN
Kim ngạch xuất nhập khẩu dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ tại Việt nam trong vòng 5 năm trở lại đây có xu hướng giảm. Kim ngạch nhập khẩu cao hơn kim ngạch xuất khẩu do Việt Nam vẫn phải xuất khẩu dầu thô với giá thấp và nhập khẩu thành phẩm từ dầu mỏ với giá cao. Nhìn chung thị trường xăng dầu Việt Nam vẫn phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu, nhất là trong bối cảnh Việt nam chưa thể xây dựng một ngành lọc dầu, hóa dầu đúng tiềm năng.
Bốn là, thị trường xuất khẩu xăng dầu tại Việt Nam dần đa dạng hóa. Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore vẫn là thị trường dầu thô chính của Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu đang dần được đa dạng hóa. Đến nay đã có hơn 50 đối tác mua - bán dầu thô trong và ngoài nước, bao gồm: Exxon Mobil, Shell, BP, Total…, các công ty dầu quốc gia như: SOCAR (Azerbaijan), Petronas (Malaysia), Petrobras (Brazil), PTT (Thái Lan), SK (Hàn Quốc), BSP (Brunei)… hay các công ty thương mại lớn như Glencore, Vitol, Gunvor, Mitsubishi, Sumitomo… Hiện PVOIL xuất bán bình quân trên 200 chuyến dầu/năm (4-5 chuyến/tuần).
3. Đánh giá những thuận lợi, thách thức của ngành Dầu khí Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay có thể thấy:
Ngành Dầu khí Việt Nam có cơ hội thu hút nhà đầu tư chiến lược và tham gia các dự án quốc tế có liên quan đến ngành Dầu khí. Thông qua việc mở rộng quan hệ hợp tác, đối ngoại, ngành Dầu khí có cơ hội thu hút nhà đầu tư nước ngoài lớn vào ngành. PVN đã ký 49 thỏa thuận hợp tác đầu tư với các nước trên thế giới, trên cơ sở đó, PVN đã ký kết và đang triển khai thực hiện 22 hợp đồng tại 13 nước. Hiện tại PVN có gần 40 dự án xúc tiến đầu tư trong 5 lĩnh vực cốt lõi của ngành Dầu khí, trong số đó PVN đặc biệt chú trọng đến một số dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư từ châu Âu và Nhật Bản.
Ngành Dầu khí có cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, với mức giá phù hợp. Như đã trình bày ở trên, ngành Dầu khí Việt Nam hiện phụ thuộc vào 3 thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc Nhật Bản và Singapore. Trong đó, thị trường Trung Quốc hiện chiếm khoảng 46% kim ngạch xuất khẩu dầu khí của Việt Nam (dầu thô). Tuy nhiên, mức giá xuất khẩu sang thị trường này hiện được đánh giá là thấp hơn so với mức giá xuất khẩu sang các thị trường khác (theo số liệu của Tổng cục Hải quan). Điều này đòi hỏi ngành Dầu khí cần đa dạng hóa hơn nữa thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào 1 thị trường nhất định.
Thu hút các công nghệ mới vào ngành. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác dầu khí tại Việt Nam có cơ hội tiếp cận và tiến hành xử lý quá trình khai thác, chế biến dầu mỏ dễ dàng và thuận tiện hơn, tiến tới làm chủ công nghệ khai thác dầu khí. Thông qua việc hợp tác với chính phủ các nước, ngành Dầu khí có cơ hội được chuyển giao công nghệ mới, nâng cao hiệu quả khai thác và chế biến các sản phẩm dầu khí.
Nhưng bên cạnh những thuận lợi trên, ngành Dầu khí cũng đang phải đối diện với không ít thách thức, nổi bật là áp lực đổi mới mô hình quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiện nay, mô hình quản trị của PVN đang cho thấy một số bất cập, chưa bám sát với khung quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt. Mô hình quản lý hiện tại đang cho thấy mâu thuẫn về cơ chế hoạt động giữa tập trung, tích tụ (PVN/công ty mẹ) và phân tán trong quản lý điều hành và vốn (công ty con thường là công ty cổ phần). PVN (Công ty Mẹ - công ty MTV sở hữu Nhà nước) có tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh toàn Tập đoàn nhưng chỉ là cơ quan với bộ máy làm quản lý, còn hoạt động sản xuất kinh doanh thực sự nằm ở các tổng công ty thành viên - công ty con. Hiệu quả sản xuất kinh doanh toàn Tập đoàn thực chất được quyết định bởi hiệu quả quản lý và quản trị, tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh ở các công ty con. Các tổng công ty/công ty con là các đơn vị chịu trách nhiệm trong một lĩnh vực công nghệ đặc thù (được thành lập là để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong chuỗi công nghệ dầu khí). Nhưng do tính chất sở hữu và mối quan hệ theo cơ chế thị trường thông qua đấu thầu (Luật Doanh nghiệp), nên hạn chế lớn việc sử dụng năng lực tích hợp giữa các đơn vị thành viên, thể hiện rõ nhất trong xây lắp công trình dầu khí. Là áp lực về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. So với ngành Dầu khí ở các nước phát triển thường có tỷ lệ người lao động qua đào tạo đạt 100%, số lượng lao động trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học đạt từ 72% trở lên thì ở Việt Nam con số này còn tương đối thấp, chỉ mới đạt 53%.
Kim ngạch XNK dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ (tỉ USD) -Nguồn: Tổng cục Hải quan
4. Đánh giá hiện trạng và nhận diện những khó khăn, thách thức như trên, trong thời gian tới, PVN cần tập trung vào một số giải pháp sau:
Thứ nhất, về đổi mới mô hình quản trị và nâng cao hiệu quả hoạt động của PVN: Cần có khung pháp lý riêng cho PVN bao trùm toàn bộ chuỗi công nghệ cốt lõi để Tập đoàn có thể tích tụ vốn thực sự, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn và nâng cao tính tự chủ. Khung pháp lý phải tạo điều kiện cho sự liên thông sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của nhau, cần có cơ chế tạo điều kiện sử dụng vốn nhàn rỗi để mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực tạo sản phẩm mang hiệu quả kinh tế trên nguyên tắc hiệu quả, phát huy tối đa nội lực và tận dụng các mặt tích cực của hội nhập quốc tế. Trong tái cấu trúc PVN, để tăng tích tụ, quy mô tài sản và lượng vốn hóa, tạo sức cạnh tranh lớn khi hội nhập quốc tế, chất lượng quản lý và quản trị doanh nghiệp, cần xem xét khả năng cổ phần hóa ở quy mô toàn Tập đoàn, đồng thời tăng vốn sở hữu và quyền chi phối của công ty mẹ ở các công ty con, thay vì cổ phần hóa tối đa các công ty con và Nhà nước nắm quyền sở hữu công ty mẹ.
Giàn khai thác trung tâm mỏ Bạch Hổ
Thứ hai, về khai thác - chế biến dầu khí: Không tiếp tục cho xây dựng các dự án lọc hóa dầu ở Việt Nam. Công nghệ khai thác dầu khí trên Biển Đông ngày càng phải xa bờ. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thị trường xăng dầu. Nâng cao năng lực tiếp nhận của các cảng nhập khẩu xăng dầu; mở rộng hệ thống kho chứa; bổ sung phương tiện vận tải chuyên dụng; tăng cường đầu tư cho khâu phòng chống cháy, nổ và bảo đảm an toàn trong vận chuyển, lưu trữ, sử dụng xăng, dầu, khí. PVN cần tập trung bảo đảm tiến độ các dự án phát triển mỏ, sớm đưa vào khai thác để có doanh thu, lợi nhuận thì sẽ đẩy mạnh đầu tư các dự án mới về tìm kiếm thăm dò và ưu tiên mua những mỏ đã có sản lượng khai thác và trữ lượng. Định hướng trong trung và dài hạn là tiếp tục theo đuổi các cơ hội dầu khí truyền thống, đầu tư vào các nguồn tài nguyên phi truyền thống và trở thành tập đoàn năng lượng tích hợp trên cơ sở phát huy các sở trường về dầu khí.
Thứ ba, về phát triển nguồn nhân lực: Tiến hành cử các cán bộ đi học tập và trao đổi kinh nghiệm với nước ngoài nhằm học hỏi và nâng cao kiến thức về công nghệ lọc hóa dầu. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về khai thác, sản xuất dầu khí. Từ đó, tiến tới làm chủ hoàn toàn các công nghệ tiên tiến của thế giới trong điều tra, khảo sát, thăm dò và khai thác dầu khí ngoài vùng nước sâu
Thứ tư, khai thác tài nguyên song vẫn phải đi kèm với bảo vệ môi trường: nguồn tài nguyên dầu khí có sẵn khai thác liên tục trong vòng 20-30 năm sẽ dần cạn kiệt, đòi hỏi phải đầu tư thêm các giải pháp công nghệ để tận khai thác (tận thu hồi dầu). Do đó, mỗi công ty cần tính toán, xây dựng phương án khai thác tối ưu, thực hiện khai thác, xử lý lọc - hóa dầu hiệu quả, hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới môi trường. Nhà nước cũng cần có những quy đinh và biện pháp xử phạt chặt chẽ đối với các hoạt động khai thác dầu khí nói riêng và khai thác tài nguyên thiên nhiên nói chung.
1. Bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện đang có nhiều mâu thuẫn. Đó là:
Mâu thuẫn giữa mở cửa, hội nhập và chủ nghĩa bảo hộ. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là xu hướng chính trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, đặc biệt là với các quốc gia châu Á. Với trên 150 hiệp định thương mại tự do và khu vực, chiếm 58% tổng số hiệp định của thế giới, châu Á đi đầu về hợp tác, hội nhập quốc tế. Đặc biệt, tuyến đường biển quốc tế lưu chuyển khối lượng hàng hóa 5.000 tỉ USD hằng năm, kết nối châu Á với châu Âu và toàn thế giới.
Tuy nhiên, chủ nghĩa bảo hộ đã xuất hiện và phát triển ở một số quốc gia được coi là dẫn đầu trong xu hướng toàn cầu hóa như Mỹ và Anh. Tổng thống Donald Trump đã ban hành nhiều chính sách để bảo hộ thương mại của Mỹ như rút khỏi Hiệp định TPP, chuẩn bị đàm phán lại Hiệp định NAFTA và hạn chế nhập cư. Sự kiện Brexit cũng được xem là một rào cản đối với tiến trình tự do hóa, góp phần đẩy nhanh quá trình trỗi dậy của quan điểm chính trị dân túy, phản đối tự do thương mại tại các nước châu Âu cũng như trên thế giới.
Mâu thuẫn giữa hợp tác phát triển kinh tế với cạnh tranh về vị thế chính trị. Các quốc gia một mặt tăng cường hợp tác phát triển kinh tế, mặt khác có động thái gia tăng sức ảnh hưởng chính trị như vấn đề giữa Nga với Mỹ và EU, Qatar với các quốc gia khác trong khối UAE. Mâu thuẫn này tạo ra các xu hướng chính sách khác nhau giữa các quốc gia trong từng thời kỳ.
Mâu thuẫn giữa cạnh tranh và liên kết. Các quan điểm truyền thống, chân phương về cạnh tranh đang dần bị thay thế bằng những quan hệ hợp tác - cạnh tranh phức tạp và đa chiều. Trong mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nước, các nước lớn có xu hướng tập trung điều chỉnh cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng theo hướng chú trọng vào tình hình nội tại, hướng tới phát triển bền vững, đồng thời ưu tiên xử lý các vấn đề chính trị trong nước. Do đó, các nước lớn có nhu cầu duy trì môi trường bên ngoài thuận lợi, tạo dựng khuôn khổ quan hệ lâu dài, từ đó tạo nên xu thế chung là hòa hoãn và hợp tác giữa các nước lớn trên nhiều vấn đề có lợi ích chung, mặc dù vẫn tiếp tục duy trì sự cạnh tranh về chiến lược.
2. Kể từ khi lần đầu tiên được khai thác vào năm 1986 tại mỏ Bạch Hổ, trải qua 3 thập niên, đến nay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có bước phát triển quan trọng, khẳng định vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Cùng với các công ty thành viên, PVN nhiều năm đóng góp 25-30% tổng thu ngân sách Nhà nước, chiếm 16-18% GDP của cả nước.
Thực trạng phát triển ngành Dầu khí Việt Nam trong thời gian qua có một số đặc điểm sau:
Một là, sản lượng khai thác dầu thô luôn bảo đảm thực hiện đúng kế hoạch đề ra, hỗ trợ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước và bám sát với tình hình diễn biến giá dầu khu vực và thế giới. Hiện nay, cả nước có 12 doanh nghiệp khai thác dầu khí, trong đó có 9 doanh nghiệp khai thác dầu thô và chỉ có 3 doanh nghiệp khai thác khí tự nhiên. Sản lượng khai thác dầu khí của Việt Nam từ năm 2006 đến nay quanh mức 300-350 nghìn thùng/ngày. Việc khai thác dầu khí cơ bản đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra hằng năm. Từ năm 2014 đến nay, sản lượng khai thác dầu khí của Việt Nam có xu hướng giảm, nguyên nhân là do sự suy giảm giá dầu khu vực và thế giới.
Hai là, trong nước đã bắt đầu sản xuất sản phẩm tinh chế từ dầu thô, tuy nhiên quy mô nhỏ, chưa đáng kể. Lĩnh vực chế biến dầu khí tại Việt Nam mới được hình thành và phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây, bắt đầu với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chính thức vận hành thương mại từ ngày 30-5-2010 với công suất đáp ứng 30% nhu cầu xăng dầu trong nước.
Ba là, năng lực cạnh tranh của ngành Dầu khí Việt Nam còn hạn chế. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm dầu khí thô và nhập khẩu sản phẩm dầu khí chế biến sâu. Xuất khẩu dầu thô hiện chiếm khoảng 77,2% giá trị kim ngạch xuất khẩu dầu khí, trong khi chỉ chiếm khoảng 4% tổng kim ngạch nhập khẩu dầu khí của Việt Nam.
Một số chỉ tiêu về sản phẩm sản xuất từ dầu khí của PVN. Nguồn: Báo cáo đánh giá về kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và 3 năm gần nhất 2016, 2017, PVN
Kim ngạch xuất nhập khẩu dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ tại Việt nam trong vòng 5 năm trở lại đây có xu hướng giảm. Kim ngạch nhập khẩu cao hơn kim ngạch xuất khẩu do Việt Nam vẫn phải xuất khẩu dầu thô với giá thấp và nhập khẩu thành phẩm từ dầu mỏ với giá cao. Nhìn chung thị trường xăng dầu Việt Nam vẫn phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu, nhất là trong bối cảnh Việt nam chưa thể xây dựng một ngành lọc dầu, hóa dầu đúng tiềm năng.
Bốn là, thị trường xuất khẩu xăng dầu tại Việt Nam dần đa dạng hóa. Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore vẫn là thị trường dầu thô chính của Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu đang dần được đa dạng hóa. Đến nay đã có hơn 50 đối tác mua - bán dầu thô trong và ngoài nước, bao gồm: Exxon Mobil, Shell, BP, Total…, các công ty dầu quốc gia như: SOCAR (Azerbaijan), Petronas (Malaysia), Petrobras (Brazil), PTT (Thái Lan), SK (Hàn Quốc), BSP (Brunei)… hay các công ty thương mại lớn như Glencore, Vitol, Gunvor, Mitsubishi, Sumitomo… Hiện PVOIL xuất bán bình quân trên 200 chuyến dầu/năm (4-5 chuyến/tuần).
3. Đánh giá những thuận lợi, thách thức của ngành Dầu khí Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay có thể thấy:
Ngành Dầu khí Việt Nam có cơ hội thu hút nhà đầu tư chiến lược và tham gia các dự án quốc tế có liên quan đến ngành Dầu khí. Thông qua việc mở rộng quan hệ hợp tác, đối ngoại, ngành Dầu khí có cơ hội thu hút nhà đầu tư nước ngoài lớn vào ngành. PVN đã ký 49 thỏa thuận hợp tác đầu tư với các nước trên thế giới, trên cơ sở đó, PVN đã ký kết và đang triển khai thực hiện 22 hợp đồng tại 13 nước. Hiện tại PVN có gần 40 dự án xúc tiến đầu tư trong 5 lĩnh vực cốt lõi của ngành Dầu khí, trong số đó PVN đặc biệt chú trọng đến một số dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư từ châu Âu và Nhật Bản.
Ngành Dầu khí có cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, với mức giá phù hợp. Như đã trình bày ở trên, ngành Dầu khí Việt Nam hiện phụ thuộc vào 3 thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc Nhật Bản và Singapore. Trong đó, thị trường Trung Quốc hiện chiếm khoảng 46% kim ngạch xuất khẩu dầu khí của Việt Nam (dầu thô). Tuy nhiên, mức giá xuất khẩu sang thị trường này hiện được đánh giá là thấp hơn so với mức giá xuất khẩu sang các thị trường khác (theo số liệu của Tổng cục Hải quan). Điều này đòi hỏi ngành Dầu khí cần đa dạng hóa hơn nữa thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào 1 thị trường nhất định.
Thu hút các công nghệ mới vào ngành. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác dầu khí tại Việt Nam có cơ hội tiếp cận và tiến hành xử lý quá trình khai thác, chế biến dầu mỏ dễ dàng và thuận tiện hơn, tiến tới làm chủ công nghệ khai thác dầu khí. Thông qua việc hợp tác với chính phủ các nước, ngành Dầu khí có cơ hội được chuyển giao công nghệ mới, nâng cao hiệu quả khai thác và chế biến các sản phẩm dầu khí.
Nhưng bên cạnh những thuận lợi trên, ngành Dầu khí cũng đang phải đối diện với không ít thách thức, nổi bật là áp lực đổi mới mô hình quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiện nay, mô hình quản trị của PVN đang cho thấy một số bất cập, chưa bám sát với khung quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt. Mô hình quản lý hiện tại đang cho thấy mâu thuẫn về cơ chế hoạt động giữa tập trung, tích tụ (PVN/công ty mẹ) và phân tán trong quản lý điều hành và vốn (công ty con thường là công ty cổ phần). PVN (Công ty Mẹ - công ty MTV sở hữu Nhà nước) có tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh toàn Tập đoàn nhưng chỉ là cơ quan với bộ máy làm quản lý, còn hoạt động sản xuất kinh doanh thực sự nằm ở các tổng công ty thành viên - công ty con. Hiệu quả sản xuất kinh doanh toàn Tập đoàn thực chất được quyết định bởi hiệu quả quản lý và quản trị, tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh ở các công ty con. Các tổng công ty/công ty con là các đơn vị chịu trách nhiệm trong một lĩnh vực công nghệ đặc thù (được thành lập là để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong chuỗi công nghệ dầu khí). Nhưng do tính chất sở hữu và mối quan hệ theo cơ chế thị trường thông qua đấu thầu (Luật Doanh nghiệp), nên hạn chế lớn việc sử dụng năng lực tích hợp giữa các đơn vị thành viên, thể hiện rõ nhất trong xây lắp công trình dầu khí. Là áp lực về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. So với ngành Dầu khí ở các nước phát triển thường có tỷ lệ người lao động qua đào tạo đạt 100%, số lượng lao động trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học đạt từ 72% trở lên thì ở Việt Nam con số này còn tương đối thấp, chỉ mới đạt 53%.
Kim ngạch XNK dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ (tỉ USD) -Nguồn: Tổng cục Hải quan
Thứ nhất, về đổi mới mô hình quản trị và nâng cao hiệu quả hoạt động của PVN: Cần có khung pháp lý riêng cho PVN bao trùm toàn bộ chuỗi công nghệ cốt lõi để Tập đoàn có thể tích tụ vốn thực sự, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn và nâng cao tính tự chủ. Khung pháp lý phải tạo điều kiện cho sự liên thông sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của nhau, cần có cơ chế tạo điều kiện sử dụng vốn nhàn rỗi để mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực tạo sản phẩm mang hiệu quả kinh tế trên nguyên tắc hiệu quả, phát huy tối đa nội lực và tận dụng các mặt tích cực của hội nhập quốc tế. Trong tái cấu trúc PVN, để tăng tích tụ, quy mô tài sản và lượng vốn hóa, tạo sức cạnh tranh lớn khi hội nhập quốc tế, chất lượng quản lý và quản trị doanh nghiệp, cần xem xét khả năng cổ phần hóa ở quy mô toàn Tập đoàn, đồng thời tăng vốn sở hữu và quyền chi phối của công ty mẹ ở các công ty con, thay vì cổ phần hóa tối đa các công ty con và Nhà nước nắm quyền sở hữu công ty mẹ.
Giàn khai thác trung tâm mỏ Bạch Hổ
Thứ hai, về khai thác - chế biến dầu khí: Không tiếp tục cho xây dựng các dự án lọc hóa dầu ở Việt Nam. Công nghệ khai thác dầu khí trên Biển Đông ngày càng phải xa bờ. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thị trường xăng dầu. Nâng cao năng lực tiếp nhận của các cảng nhập khẩu xăng dầu; mở rộng hệ thống kho chứa; bổ sung phương tiện vận tải chuyên dụng; tăng cường đầu tư cho khâu phòng chống cháy, nổ và bảo đảm an toàn trong vận chuyển, lưu trữ, sử dụng xăng, dầu, khí. PVN cần tập trung bảo đảm tiến độ các dự án phát triển mỏ, sớm đưa vào khai thác để có doanh thu, lợi nhuận thì sẽ đẩy mạnh đầu tư các dự án mới về tìm kiếm thăm dò và ưu tiên mua những mỏ đã có sản lượng khai thác và trữ lượng. Định hướng trong trung và dài hạn là tiếp tục theo đuổi các cơ hội dầu khí truyền thống, đầu tư vào các nguồn tài nguyên phi truyền thống và trở thành tập đoàn năng lượng tích hợp trên cơ sở phát huy các sở trường về dầu khí.
Thứ ba, về phát triển nguồn nhân lực: Tiến hành cử các cán bộ đi học tập và trao đổi kinh nghiệm với nước ngoài nhằm học hỏi và nâng cao kiến thức về công nghệ lọc hóa dầu. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về khai thác, sản xuất dầu khí. Từ đó, tiến tới làm chủ hoàn toàn các công nghệ tiên tiến của thế giới trong điều tra, khảo sát, thăm dò và khai thác dầu khí ngoài vùng nước sâu
Thứ tư, khai thác tài nguyên song vẫn phải đi kèm với bảo vệ môi trường: nguồn tài nguyên dầu khí có sẵn khai thác liên tục trong vòng 20-30 năm sẽ dần cạn kiệt, đòi hỏi phải đầu tư thêm các giải pháp công nghệ để tận khai thác (tận thu hồi dầu). Do đó, mỗi công ty cần tính toán, xây dựng phương án khai thác tối ưu, thực hiện khai thác, xử lý lọc - hóa dầu hiệu quả, hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới môi trường. Nhà nước cũng cần có những quy đinh và biện pháp xử phạt chặt chẽ đối với các hoạt động khai thác dầu khí nói riêng và khai thác tài nguyên thiên nhiên nói chung.
PGS.TS Trần Kim Chung
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Relate Threads