Năm 2015, bức tranh kinh tế toàn cầu khá ảm đạm với nhiều gam màu tối hơn những điểm sáng.
Vào thời điểm cuối năm 2015, cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới lần lượt từ 3,3% xuống còn 3,1% và từ 3,6% xuống còn 3,3%. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, năm 2015 là năm thứ 4 liên tiếp kinh tế toàn cầu có mức tăng trưởng đáng thất vọng, chỉ khoảng 2,8%. Đánh giá của những thể chế tài chính lớn đã phần nào cho thấy sự phục hồi kinh tế toàn cầu chưa thực sự chắc chắn, thậm chí có sự phân hóa về tăng trưởng.
Hai yếu tố chính tác động mạnh tới tình hình kinh tế toàn cầu năm 2015 là giá dầu thế giới xuống mức thấp nhất, có lúc dưới 35 USD/thùng, và việc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) lần đầu tiên trong 10 năm qua quyết định tăng lãi suất liên ngân hàng thêm 0,25%.
Giá dầu tuột dốc hơn 60% làm chao đảo hầu hết các nền kinh tế của các nước xuất khẩu dầu. Ngay cả quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới là Saudi Arabia cũng đối mặt với mức thâm hụt ngân sách ước tính lên đến 98 tỷ USD, cao nhất trong lịch sử của vương quốc dầu lửa này, buộc chính phủ Saudi Arabia phải quyết định tăng giá xăng dầu trong nước khoảng 50% cũng như tăng giá một số dịch vụ nhằm kiềm chế thâm hụt ngân sách. Hàng loạt quốc gia xuất khẩu dầu ở Vùng Vịnh như Oman, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất,... cũng phải áp dụng các biện pháp "thắt lưng buộc buộc" khi giá dầu biến động.
Nếu việc giá dầu thô giảm mạnh liên tục trong vòng 18 tháng qua ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng phục hồi tăng trưởng của các nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn như Nga, Na Uy, các nước Trung Đông và châu Phi, thì việc FED điều chỉnh lãi suất lần này cũng gây lo ngại với nhiều nền kinh tế. Khi lãi suất tại Mỹ tăng thì chi phí vay mượn bằng đồng USD cũng tăng và gây khó khăn cho chính phủ cũng như doanh nghiệp các nước có xu hướng vay mượn nhiều bằng đồng tiền này, bao gồm những nền kinh tế đang nổi hiện đang vật lộn với tốc độ tăng trưởng trì trệ.
Những nền kinh tế mới nổi cũng sẽ đối mặt với nguy cơ "chảy máu" vốn bởi những nước này có thể sẽ phản ứng bằng cách tăng lãi suất trong nước vốn đã ở mức rất cao. Ngoài ra, các nước khai thác dầu mỏ - một mặt hàng được định giá bằng "đồng bạc xanh" - cũng phải đối phó với tác động từ việc Mỹ tăng lãi suất khiến đồng USD tăng giá. Để duy trì sự ổn định với đồng USD, các nước này cũng sẽ phải tăng lãi suất, từ đó có thể mất đi công cụ chính thúc đẩy tăng trưởng.
Trong bối cảnh chịu nhiều yếu tố tác động như vậy, kinh tế toàn cầu 2015 tăng trưởng không đồng đều. Trong khi Mỹ đạt được những kết quả tích cực (từ tăng trưởng GDP, sản xuất công nghiệp đến lạm phát và giảm tỷ lệ thất nghiệp...), đủ mạnh để FED nâng mức lãi suất, thì các nền kinh tế mới nổi từ Trung Quốc đến Brazil đồng loạt suy giảm, thậm chí một số quốc gia đối mặt với sức ép giảm phát. Đặc biệt, tăng trưởng của khối 5 nước nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) - từng được xem là động lực thúc đẩy sự hồi phục kinh tế thế giới trong vài năm trước - cũng khá thất vọng.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, rơi vào giảm tốc. Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong quý III/2015 tiếp tục chậm lại khi chỉ đạt mức 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức thấp nhất trong 6 năm qua. Từ hoạt động của ngành chế tạo đến xuất khẩu đều giảm, đồng nghĩa với việc đang có sự suy giảm về nguồn cầu trên thế giới, dẫn tới gia tăng những rủi ro mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt. Trong khi đó, dòng tiền rút khỏi Trung Quốc trong thời gian từ tháng 1-8/2015 đã lên tới hơn 500 tỷ USD, thị trường chứng khoán chao đảo và đồng NDT biến động mạnh sau khi nước này liên tục hạ giá đồng nội tệ.
Brazil lún sâu vào khủng hoảng chính trị và kinh tế khi giá thực phẩm tăng đẩy lạm phát của Brazil tăng 10%, nợ công hiện tương đương 65,1% GDP, mức cao nhất kể từ năm 2006 và tăng 8% so với cuối năm 2014. Các chuyên gia dự báo tăng trưởng kinh tế Brazil sẽ giảm 3,19% trong năm nay, và sẽ tăng trưởng âm 2,04% trong năm 2016. Nếu điều này xảy ra, đây sẽ là đợt suy thoái tồi tệ nhất của nền kinh tế số một Mỹ Latinh trong 85 năm qua.
Trong khi đó, do tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây và giá dầu sụt giảm mạnh nên kinh tế Nga chỉ tăng trưởng ở mức âm. Trong năm 2015, đồng nội tệ của nước này đã mất giá tới 40%.
Mặc dù vậy, vẫn phải ghi nhận một số điểm sáng nhất định của nền kinh tế thế giới. Với sự hỗ trợ từ khoản mua trái phiếu trị giá 60 tỷ euro/tháng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Khu vực đồng euro cuối cùng đã chứng kiến sự tăng trưởng ở mức tương đối và tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu giảm. Một số nền kinh tế đang nổi cũng có những tín hiệu khả quan. Tăng trưởng của Ấn Độ được dự đoán sẽ có những chuyển biến tích cực trong năm tới, cùng với động lực có được từ kế hoạch cắt giảm lãi suất hồi đầu năm qua và lạm phát thấp. Nhiều người cũng lạc quan về tình hình ở Mexico khi các cải cách quan trọng trong ngành năng lượng bắt đầu phát huy hiệu quả.
Trong bối bức tranh kinh tế thế giới phục hồi chưa đồng đều, giới phân tích cho rằng năm 2016 sẽ vẫn có sự phân hóa về tăng trưởng với hai xu hướng: củng cố sự phục hồi của các nước phát triển với mức tăng trưởng trung bình khoảng 2%, trong khi các nước mới nổi sẽ phải chịu nhiều sức ép trong năm 2016 do năng lực nội tại yếu, giá dầu được dự báo tiếp tục giảm do dư thừa nguồn cung và những bất ổn từ việc FED nâng lãi suất. Những yếu tố này có thể dẫn đến tình trạng giảm tốc mạnh ở các nước mới nổi với mức tăng trưởng dự đoán giảm còn khoảng 2,4% và kịch bản về cuộc khủng hoảng tài chính mới ở những nước này vẫn chưa hoàn toàn được loại trừ.
Phương Hoa (TTXVN/Tin Tức)
Vào thời điểm cuối năm 2015, cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới lần lượt từ 3,3% xuống còn 3,1% và từ 3,6% xuống còn 3,3%. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, năm 2015 là năm thứ 4 liên tiếp kinh tế toàn cầu có mức tăng trưởng đáng thất vọng, chỉ khoảng 2,8%. Đánh giá của những thể chế tài chính lớn đã phần nào cho thấy sự phục hồi kinh tế toàn cầu chưa thực sự chắc chắn, thậm chí có sự phân hóa về tăng trưởng.
Giá dầu tuột dốc hơn 60% làm chao đảo hầu hết các nền kinh tế của các nước xuất khẩu dầu. Ngay cả quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới là Saudi Arabia cũng đối mặt với mức thâm hụt ngân sách ước tính lên đến 98 tỷ USD, cao nhất trong lịch sử của vương quốc dầu lửa này, buộc chính phủ Saudi Arabia phải quyết định tăng giá xăng dầu trong nước khoảng 50% cũng như tăng giá một số dịch vụ nhằm kiềm chế thâm hụt ngân sách. Hàng loạt quốc gia xuất khẩu dầu ở Vùng Vịnh như Oman, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất,... cũng phải áp dụng các biện pháp "thắt lưng buộc buộc" khi giá dầu biến động.
Nếu việc giá dầu thô giảm mạnh liên tục trong vòng 18 tháng qua ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng phục hồi tăng trưởng của các nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn như Nga, Na Uy, các nước Trung Đông và châu Phi, thì việc FED điều chỉnh lãi suất lần này cũng gây lo ngại với nhiều nền kinh tế. Khi lãi suất tại Mỹ tăng thì chi phí vay mượn bằng đồng USD cũng tăng và gây khó khăn cho chính phủ cũng như doanh nghiệp các nước có xu hướng vay mượn nhiều bằng đồng tiền này, bao gồm những nền kinh tế đang nổi hiện đang vật lộn với tốc độ tăng trưởng trì trệ.
Những nền kinh tế mới nổi cũng sẽ đối mặt với nguy cơ "chảy máu" vốn bởi những nước này có thể sẽ phản ứng bằng cách tăng lãi suất trong nước vốn đã ở mức rất cao. Ngoài ra, các nước khai thác dầu mỏ - một mặt hàng được định giá bằng "đồng bạc xanh" - cũng phải đối phó với tác động từ việc Mỹ tăng lãi suất khiến đồng USD tăng giá. Để duy trì sự ổn định với đồng USD, các nước này cũng sẽ phải tăng lãi suất, từ đó có thể mất đi công cụ chính thúc đẩy tăng trưởng.
Trong bối cảnh chịu nhiều yếu tố tác động như vậy, kinh tế toàn cầu 2015 tăng trưởng không đồng đều. Trong khi Mỹ đạt được những kết quả tích cực (từ tăng trưởng GDP, sản xuất công nghiệp đến lạm phát và giảm tỷ lệ thất nghiệp...), đủ mạnh để FED nâng mức lãi suất, thì các nền kinh tế mới nổi từ Trung Quốc đến Brazil đồng loạt suy giảm, thậm chí một số quốc gia đối mặt với sức ép giảm phát. Đặc biệt, tăng trưởng của khối 5 nước nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) - từng được xem là động lực thúc đẩy sự hồi phục kinh tế thế giới trong vài năm trước - cũng khá thất vọng.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, rơi vào giảm tốc. Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong quý III/2015 tiếp tục chậm lại khi chỉ đạt mức 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức thấp nhất trong 6 năm qua. Từ hoạt động của ngành chế tạo đến xuất khẩu đều giảm, đồng nghĩa với việc đang có sự suy giảm về nguồn cầu trên thế giới, dẫn tới gia tăng những rủi ro mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt. Trong khi đó, dòng tiền rút khỏi Trung Quốc trong thời gian từ tháng 1-8/2015 đã lên tới hơn 500 tỷ USD, thị trường chứng khoán chao đảo và đồng NDT biến động mạnh sau khi nước này liên tục hạ giá đồng nội tệ.
Brazil lún sâu vào khủng hoảng chính trị và kinh tế khi giá thực phẩm tăng đẩy lạm phát của Brazil tăng 10%, nợ công hiện tương đương 65,1% GDP, mức cao nhất kể từ năm 2006 và tăng 8% so với cuối năm 2014. Các chuyên gia dự báo tăng trưởng kinh tế Brazil sẽ giảm 3,19% trong năm nay, và sẽ tăng trưởng âm 2,04% trong năm 2016. Nếu điều này xảy ra, đây sẽ là đợt suy thoái tồi tệ nhất của nền kinh tế số một Mỹ Latinh trong 85 năm qua.
Trong khi đó, do tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây và giá dầu sụt giảm mạnh nên kinh tế Nga chỉ tăng trưởng ở mức âm. Trong năm 2015, đồng nội tệ của nước này đã mất giá tới 40%.
Mặc dù vậy, vẫn phải ghi nhận một số điểm sáng nhất định của nền kinh tế thế giới. Với sự hỗ trợ từ khoản mua trái phiếu trị giá 60 tỷ euro/tháng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Khu vực đồng euro cuối cùng đã chứng kiến sự tăng trưởng ở mức tương đối và tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu giảm. Một số nền kinh tế đang nổi cũng có những tín hiệu khả quan. Tăng trưởng của Ấn Độ được dự đoán sẽ có những chuyển biến tích cực trong năm tới, cùng với động lực có được từ kế hoạch cắt giảm lãi suất hồi đầu năm qua và lạm phát thấp. Nhiều người cũng lạc quan về tình hình ở Mexico khi các cải cách quan trọng trong ngành năng lượng bắt đầu phát huy hiệu quả.
Trong bối bức tranh kinh tế thế giới phục hồi chưa đồng đều, giới phân tích cho rằng năm 2016 sẽ vẫn có sự phân hóa về tăng trưởng với hai xu hướng: củng cố sự phục hồi của các nước phát triển với mức tăng trưởng trung bình khoảng 2%, trong khi các nước mới nổi sẽ phải chịu nhiều sức ép trong năm 2016 do năng lực nội tại yếu, giá dầu được dự báo tiếp tục giảm do dư thừa nguồn cung và những bất ổn từ việc FED nâng lãi suất. Những yếu tố này có thể dẫn đến tình trạng giảm tốc mạnh ở các nước mới nổi với mức tăng trưởng dự đoán giảm còn khoảng 2,4% và kịch bản về cuộc khủng hoảng tài chính mới ở những nước này vẫn chưa hoàn toàn được loại trừ.
Phương Hoa (TTXVN/Tin Tức)
Relate Threads