TPHCM có kế hoạch tăng gấp 3 lần số xe buýt chạy bằng khí CNG vào cuối năm 2017. Tuy nhiên, những động thái từ nhà cung cấp nguồn nhiên liệu khí CNG cho xe buýt cho thấy giá khí này đã tăng trong năm 2017 và khả năng sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
Theo một nội dung được UBND thành phố gửi Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), lâu nay thành phố có 256 xe buýt sử dụng nhiên liệu khí CNG, hoạt động trên các tuyến có trợ giá của thành phố.
Các phương tiện này được nạp nhiên liệu (khí CNG) tại 4 trạm do Công ty cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam (PV Gas South) cung cấp (gồm Bãi xe buýt Phổ Quang, Bến xe buýt Đại học Quốc gia, Bến xe An Sương và trạm Tân Kiên) với giá cung cấp bằng 60% so với giá dầu DO.
Việc đưa vào hoạt động các xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch đã đạt được hiệu quả tích cực, tạo hình ảnh mới cho hoạt động xe buýt của thành phố và góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục triển khai kế hoạch đầu tư mới các loại xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch, dự kiến đến cuối năm 2017 sẽ có khoảng 841 xe sử dụng khí CNG, hoạt động trên 39 tuyến xe buýt có trợ giá.
Tuy nhiên, theo báo cáo từ Sở Giao thông vận tải, kể từ ngày 1-1-2017, PV Gas South đã tăng giá bán khí CNG lên bằng 66% so với giá dầu DO và dự kiến sẽ tiếp tục tăng giá trong các năm tiếp theo. Chưa kể, đối với việc đầu tư mới các trạm nạp khí CNG trên địa bàn thành phố, doanh nghiệp này cho biết đã tạm dừng triển khai theo chỉ đạo của Tổng công ty Khí Việt Nam (thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam).
“Các yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến chủ trương đầu tư phát triển xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch của thành phố”, văn bản UBND thành phố gửi PVN ngày 13-4 nêu.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư mới các phương tiện vận tải sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường, UBND thành phố đề nghị PVN chỉ đạo PV Gas South tiếp tục ưu tiên và đẩy nhanh tiến độ xây dựng mới 9 vị trí trạm nạp nhiên liệu CNG (tại Bến xe buýt Công viên 23-9, Bến xe Chợ Lớn, Ga hành khách quận 8, Bến xe buýt Tân Phú, Bến xe Miền Đông, Bến xe Miền Tây, Bến xe Ngã 4 Ga, Bến xe HTX 19-5, Bến xe Củ Chi) và mở rộng 4 trạm nạp nhiên liệu CNG hiện hữu.
Về giá cung cấp khí CNG, UBND thành phố đề nghị PVN xem xét cơ chế, chính sách thống nhất về giá cung cấp trên địa bàn TPHCM, có thể giữ ổn định giá bán bằng 60% so với giá dầu DO cho hoạt động xe buýt của thành phố.
Về lâu dài, để góp phần giảm ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, TPHCM cũng đề nghị PVN sớm lập, phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cung cấp khí nén thiên nhiên làm nhiên liệu cho hoạt động vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố.
Theo một nội dung được UBND thành phố gửi Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), lâu nay thành phố có 256 xe buýt sử dụng nhiên liệu khí CNG, hoạt động trên các tuyến có trợ giá của thành phố.
Việc đưa vào hoạt động các xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch đã đạt được hiệu quả tích cực, tạo hình ảnh mới cho hoạt động xe buýt của thành phố và góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục triển khai kế hoạch đầu tư mới các loại xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch, dự kiến đến cuối năm 2017 sẽ có khoảng 841 xe sử dụng khí CNG, hoạt động trên 39 tuyến xe buýt có trợ giá.
Tuy nhiên, theo báo cáo từ Sở Giao thông vận tải, kể từ ngày 1-1-2017, PV Gas South đã tăng giá bán khí CNG lên bằng 66% so với giá dầu DO và dự kiến sẽ tiếp tục tăng giá trong các năm tiếp theo. Chưa kể, đối với việc đầu tư mới các trạm nạp khí CNG trên địa bàn thành phố, doanh nghiệp này cho biết đã tạm dừng triển khai theo chỉ đạo của Tổng công ty Khí Việt Nam (thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam).
“Các yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến chủ trương đầu tư phát triển xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch của thành phố”, văn bản UBND thành phố gửi PVN ngày 13-4 nêu.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư mới các phương tiện vận tải sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường, UBND thành phố đề nghị PVN chỉ đạo PV Gas South tiếp tục ưu tiên và đẩy nhanh tiến độ xây dựng mới 9 vị trí trạm nạp nhiên liệu CNG (tại Bến xe buýt Công viên 23-9, Bến xe Chợ Lớn, Ga hành khách quận 8, Bến xe buýt Tân Phú, Bến xe Miền Đông, Bến xe Miền Tây, Bến xe Ngã 4 Ga, Bến xe HTX 19-5, Bến xe Củ Chi) và mở rộng 4 trạm nạp nhiên liệu CNG hiện hữu.
Về giá cung cấp khí CNG, UBND thành phố đề nghị PVN xem xét cơ chế, chính sách thống nhất về giá cung cấp trên địa bàn TPHCM, có thể giữ ổn định giá bán bằng 60% so với giá dầu DO cho hoạt động xe buýt của thành phố.
Về lâu dài, để góp phần giảm ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, TPHCM cũng đề nghị PVN sớm lập, phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cung cấp khí nén thiên nhiên làm nhiên liệu cho hoạt động vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố.
Kết quả tính toán của các chuyên gia giao thông, xe buýt CNG phần nào giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm 30% nhiên liệu so với chạy dầu diesel. Cụ thể, xe sử dụng dầu diesel chạy 100 km tốn khoảng 500.000 đồng, trong khi đó sử dụng khí CNG tốn khoảng 340.000 đồng. Tuy nhiên, chí phí đầu tư mua xe buýt CNG cao hơn xe buýt chạy dầu diesel khoảng trên 1 tỉ đồng mỗi chiếc.
CNG là khí thiên nhiên nén, thành phần chủ yếu là metane (CH4) được lấy từ các mỏ khí thiên nhiên, qua xử lý và nén ở áp suất cao (250 atm) để tồn trữ. Do không có benzene và hydrocarbon thơm kèm theo, nên khi đốt, CNG không giải phóng nhiều khí độc như NO, CO..., và hầu như không phát sinh bụi. Ngoài ra, CNG cũng không gây đóng cặn tại bộ chế hòa khí, do đó kéo dài được chu kỳ bảo dưỡng động cơ và khi cháy không tạo màng.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads