Than là nguồn nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất và ô nhiễm nhất. Khi đốt than để sản xuất điện, nhiều loại khí độc, kim loại nặng sẽ thoát ra, gây ô nhiễm cho nguồn nước và đất nông nghiệp ở xung quanh các nhà máy nhiệt điện than, đồng thời gây hiện tượng nóng lên toàn cầu, tạo ra những cơn mưa axít.
Mối nguy hại của tro bay
Nhà máy nhiệt điện than Eggborough ở hạt North Yorkshire, Anh sẽ đóng cửa vào cuối tháng 9 tới vì không còn tính khả thi kinh tế do bị chính phủ cắt trợ cấp. Ảnh: PA
Quá trình đốt than để sản xuất điện sẽ sản sinh ra nhiều chất khí ô nhiễm gồm sulphur dioxide (SO2), nitrogen dioxide (NO2), carbon dioxide (CO2) các vi hạt rắn (PM), các kim loại nặng và các đồng vị phóng xạ. Ô nhiễm do các nhà máy nhiệt điện than gây ra có thể dẫn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và gây ra những vấn đề cho sức khỏe con người từ các bệnh hô hấp, tim mạch cho đến các bệnh mạch não.
Các vi hạt rắn tỏa ra từ nhà máy nhiệt điện than ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Nguồn của vi hạt chủ yếu là từ tro bay (fly ash), tức bụi thải thoát ra từ quá trình đốt than đá. Tro bay là loại vật chất không thể đốt chất. Các vi hạt tro bay gây ra dị ứng và tắc nghẽn ở các đường dẫn khí của phổi ở những người hít phải chúng, dẫn đến các bệnh hen suyễn và viêm phế quản mãn tính.
Cứ mỗi bốn tấn than được đốt lại sản sinh ra một tấn tro bay. Các nghiên cứu ước tính một tấn tro bay có thể bay trong trên phạm vi 150.000km2. Tro bay có thể bay với tốc độ 40-50km nếu thuận chiều gió. Sau lắng xuống, nó sẽ gây thoái hóa đất đai, ô nhiễm nguồn nước và không khí trầm trọng cũng như các bệnh ở cây trồng, động vật và cả con người.
Nếu có trang trại bò sữa nằm trong phạm vi ảnh hưởng này của tro bay, sữa bò của trang trại đó cũng sẽ bị nhiễm những chất độc hại từ tro bay.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phơi nhiễm các vi hạt sẽ làm tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh tim, bệnh đường hô hấp và ung thư phổi. Một nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ cho thấy rằng xỉ tro (thải ra từ các nhà máy nhiệt điện than) được chôn dưới lòng đất, đã gây ô nhiễm nguồn nước.
Các chất ô nhiễm độc hại trong xỉ than bao gồm thạch tín và chì. Thạch tín sẽ gây ra các bệnh về da, ung thư phổi và ung thư bàng quang và cũng có thể gây tổn thương cho hệ thần kinh ở những người bị phơi nhiễm thạch tín. Hệ thủy sinh của địa phương nằm gần khu vực chôn xỉ than cũng sẽ bị phá hủy.
Một nghiên cứu của Đại học Stuttgart (Đức) ước tính ô nhiễm không khí do các nhà máy nhiệt điện than gây ra đã dẫn đến 22.300 trường hợp tử vong sớm ở Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2010.
Các nhà máy nhiệt điện than hiện đại gây ô nhiễm ít hơn hơn các nhà máy nhiệt than có kiểu thiết kế cũ nhờ các công nghệ lọc khí thải mới. Song mức độ thải các chất gây ô nhiễm của các nhà máy nhiệt điện vẫn lớn hơn nhiều so với các nhà máy điện khí. Ô nhiễm từ các nhà máy nhiệt điện than đến từ sự rò rỉ các khí như NO2 và SO2 vào khí quyền. Các khí này phản ứng với khí quyển tạo ra những hợp chất axít kết tủa thành những đám mây mưa dẫn đến những cơn mưa axít.
Trong khi đó, khí thải CO2 từ các nhà máy nhiệt điện than được xem là “tòng phạm” gây hiệu ứng nhà kính, khiến nhiệt độ bầu khí quyển ngày càng tăng.
Nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng
Khí thải từ các nhà máy nhiệt điện than gây ô nhiễm không khí trầm trọng. Ảnh: Pinterest
Nhiều kim loại nặng thoát ra trong quá trình đốt than cũng là các chất độc hại với môi trường và hệ sinh thái gồm chì, thủy ngân, cadmium và thạch tín cũng như các đồng vị phóng xạ.
Nghiên cứu của Đại học Stuttgart, được Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) đặt hàng, cũng phát hiện thấy rằng các nhà máy nhiệt điện than là nguồn thải khí thủy ngân lớn nhất ở Liên minh châu Âu.
Nghiên cứu này cho biết khoảng 200.000 trẻ em sinh ra mỗi năm EU bị phơi nhiễm các mức hàm lượng thủy ngân có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm thần và hệ thần kinh của chúng.
Một nhà máy nhiệt điện than với công suất 500MW sẽ sản sinh ra 170 pound (gần 85kg) thủy ngân mỗi năm. Chỉ cần một thìa cà phê thủy ngân đổ xuống một hồ rộng 10 ha cũng đủ khiến cá trong hồ này trở nên không an toàn cho tiêu thụ. Chì và cadmium cũng là các kim loại độc hại có thể tích lũy trong các mô của động vật và con người, dẫn đến chậm phát triển trí tuệ, gây rối loạn phát triển và gây tổn hại hệ thần kinh, có thể dẫn đến bệnh tự kỷ.
Một nhà máy nhiệt điện than với công suất 500MW cũng sẽ sản sinh ra 225 pound (hơn 100kg) thạch tính mỗi năm. Những người uống nước có 50 phần tỉ là thạch tín có nguy cơ phát triển bệnh ung thư cao hơn.
Than cũng chứa một lượng nhỏ các chất phóng xạ như uranium và thorium trong tro bay. Các nhà nghiên cứu ước tính nồng độ chất phóng xạ tăng từ 0,03% lên mức 0,12% mỗi năm ở lớp đất bề mặt dày 30cm ở khu vực đất nằm xung quanh bán kính 20km của một nhà máy nhiệt điện than.
Nhiệt điện than đang thoái trào
Mức độ gây ô nhiễm môi trường khủng khiếp cũng như nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng của các nhà máy nhiệt nhiệt than đã khiến nhiều nước dần tử bỏ chúng.
Năm 2016, Mỹ đã cho “về hưu” 175 nhà máy nhiệt điện than. Hồi đầu tháng 6,Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry chuẩn bị các biện pháp khẩn cấp để “ngăn chặn việc đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than và điện hạt nhân không có lợi nhuận khắp trên cả nước”. Nhà Trắng cho rằng việc đóng cửa các nhà máy điện than và điện hạt nhân, do không thể cạnh tranh nổi trên thị trường điện vốn đang dồi dào năng lượng khí đốt và tái táo giá rẻ, đang “dẫn đến sự suy kiệt nhanh chóng của một bộ phận quan trọng trong cơ cấu năng lượng quốc gia chúng ta và đang tác động đến sức mạnh của mạng lưới điện chúng ta”.
Tuy nhiên, nỗ lực này được dự báo sẽ gặp nhiều thách thức, bao gồm sự phản đối của các công ty điện lưới, các công ty năng lưới tái tạo và điện khí cũng như các tổ chức bảo vệ môi trường và người tiêu dùng.
Các nhà máy nhiệt điện than chỉ đóng góp 1% tổng sản lượng ở Pháp và trong những năm gần đây, nước này đã đóng cửa 7 nhà máy nhiệt điện than. Hồi đầu năm nay, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cam kết đóng cửa tất cả các nhà máy nhiệt điện than vào năm 2021.
Tương tự, Anh, Canada cũng thông báo sẽ ngưng hoạt động các nhà máy nhiệt điện than lần lượt vào năm 2025 và 2030. Đức cũng đang chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo và thông báo rằng một nhà máy nhiệt điện than được đưa vào sử dụng 2017 là nhà máy nhiệt điện than cuối cùng được xây dựng mới ở Đức.
Hồi tháng 5, Cơ quan mạng lưới điện liên bang Đức cho biết Đức có thể đóng cửa 50% công suất điện than vào năm 2030.
Tại Ấn Độ, các nhà phát triển nhiệt điện than ở Ấn Độ đang ngày càng bi quan sau khi giá điện giảm mạnh nhờ điện mặt trời giá rẻ. Họ đang chật vật tìm kiếm khách hàng và đối mặt với nguy cơ đóng cửa nhà máy do sản lượng điện dư thừa. Các dự án nhà máy nhiệt điện có tổng công suất gần 50 GW, đang trong tình cảnh "trùm mền".
Nhiều nhà máy nhiệt điện than đang bị bỏ hoang ở Ấn Độ thuộc sở hữu của các công ty điện như Essar Power, GVK Power và Reliance Power, những đơn vị đổ xô xây dựng các nhà máy nhiệt điện than trong suốt thập kỷ qua khi giá điện tăng.
Trung Quốc, nước thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, đã hủy kế hoạch xây dựng 104 nhà máy nhiệt điện than vào năm ngoái ở 13 tỉnh.
Mối nguy hại của tro bay
Nhà máy nhiệt điện than Eggborough ở hạt North Yorkshire, Anh sẽ đóng cửa vào cuối tháng 9 tới vì không còn tính khả thi kinh tế do bị chính phủ cắt trợ cấp. Ảnh: PA
Quá trình đốt than để sản xuất điện sẽ sản sinh ra nhiều chất khí ô nhiễm gồm sulphur dioxide (SO2), nitrogen dioxide (NO2), carbon dioxide (CO2) các vi hạt rắn (PM), các kim loại nặng và các đồng vị phóng xạ. Ô nhiễm do các nhà máy nhiệt điện than gây ra có thể dẫn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và gây ra những vấn đề cho sức khỏe con người từ các bệnh hô hấp, tim mạch cho đến các bệnh mạch não.
Các vi hạt rắn tỏa ra từ nhà máy nhiệt điện than ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Nguồn của vi hạt chủ yếu là từ tro bay (fly ash), tức bụi thải thoát ra từ quá trình đốt than đá. Tro bay là loại vật chất không thể đốt chất. Các vi hạt tro bay gây ra dị ứng và tắc nghẽn ở các đường dẫn khí của phổi ở những người hít phải chúng, dẫn đến các bệnh hen suyễn và viêm phế quản mãn tính.
Cứ mỗi bốn tấn than được đốt lại sản sinh ra một tấn tro bay. Các nghiên cứu ước tính một tấn tro bay có thể bay trong trên phạm vi 150.000km2. Tro bay có thể bay với tốc độ 40-50km nếu thuận chiều gió. Sau lắng xuống, nó sẽ gây thoái hóa đất đai, ô nhiễm nguồn nước và không khí trầm trọng cũng như các bệnh ở cây trồng, động vật và cả con người.
Nếu có trang trại bò sữa nằm trong phạm vi ảnh hưởng này của tro bay, sữa bò của trang trại đó cũng sẽ bị nhiễm những chất độc hại từ tro bay.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phơi nhiễm các vi hạt sẽ làm tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh tim, bệnh đường hô hấp và ung thư phổi. Một nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ cho thấy rằng xỉ tro (thải ra từ các nhà máy nhiệt điện than) được chôn dưới lòng đất, đã gây ô nhiễm nguồn nước.
Các chất ô nhiễm độc hại trong xỉ than bao gồm thạch tín và chì. Thạch tín sẽ gây ra các bệnh về da, ung thư phổi và ung thư bàng quang và cũng có thể gây tổn thương cho hệ thần kinh ở những người bị phơi nhiễm thạch tín. Hệ thủy sinh của địa phương nằm gần khu vực chôn xỉ than cũng sẽ bị phá hủy.
Một nghiên cứu của Đại học Stuttgart (Đức) ước tính ô nhiễm không khí do các nhà máy nhiệt điện than gây ra đã dẫn đến 22.300 trường hợp tử vong sớm ở Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2010.
Các nhà máy nhiệt điện than hiện đại gây ô nhiễm ít hơn hơn các nhà máy nhiệt than có kiểu thiết kế cũ nhờ các công nghệ lọc khí thải mới. Song mức độ thải các chất gây ô nhiễm của các nhà máy nhiệt điện vẫn lớn hơn nhiều so với các nhà máy điện khí. Ô nhiễm từ các nhà máy nhiệt điện than đến từ sự rò rỉ các khí như NO2 và SO2 vào khí quyền. Các khí này phản ứng với khí quyển tạo ra những hợp chất axít kết tủa thành những đám mây mưa dẫn đến những cơn mưa axít.
Trong khi đó, khí thải CO2 từ các nhà máy nhiệt điện than được xem là “tòng phạm” gây hiệu ứng nhà kính, khiến nhiệt độ bầu khí quyển ngày càng tăng.
Nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng
Khí thải từ các nhà máy nhiệt điện than gây ô nhiễm không khí trầm trọng. Ảnh: Pinterest
Nhiều kim loại nặng thoát ra trong quá trình đốt than cũng là các chất độc hại với môi trường và hệ sinh thái gồm chì, thủy ngân, cadmium và thạch tín cũng như các đồng vị phóng xạ.
Nghiên cứu của Đại học Stuttgart, được Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) đặt hàng, cũng phát hiện thấy rằng các nhà máy nhiệt điện than là nguồn thải khí thủy ngân lớn nhất ở Liên minh châu Âu.
Nghiên cứu này cho biết khoảng 200.000 trẻ em sinh ra mỗi năm EU bị phơi nhiễm các mức hàm lượng thủy ngân có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm thần và hệ thần kinh của chúng.
Một nhà máy nhiệt điện than với công suất 500MW sẽ sản sinh ra 170 pound (gần 85kg) thủy ngân mỗi năm. Chỉ cần một thìa cà phê thủy ngân đổ xuống một hồ rộng 10 ha cũng đủ khiến cá trong hồ này trở nên không an toàn cho tiêu thụ. Chì và cadmium cũng là các kim loại độc hại có thể tích lũy trong các mô của động vật và con người, dẫn đến chậm phát triển trí tuệ, gây rối loạn phát triển và gây tổn hại hệ thần kinh, có thể dẫn đến bệnh tự kỷ.
Một nhà máy nhiệt điện than với công suất 500MW cũng sẽ sản sinh ra 225 pound (hơn 100kg) thạch tính mỗi năm. Những người uống nước có 50 phần tỉ là thạch tín có nguy cơ phát triển bệnh ung thư cao hơn.
Than cũng chứa một lượng nhỏ các chất phóng xạ như uranium và thorium trong tro bay. Các nhà nghiên cứu ước tính nồng độ chất phóng xạ tăng từ 0,03% lên mức 0,12% mỗi năm ở lớp đất bề mặt dày 30cm ở khu vực đất nằm xung quanh bán kính 20km của một nhà máy nhiệt điện than.
Nhiệt điện than đang thoái trào
Mức độ gây ô nhiễm môi trường khủng khiếp cũng như nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng của các nhà máy nhiệt nhiệt than đã khiến nhiều nước dần tử bỏ chúng.
Năm 2016, Mỹ đã cho “về hưu” 175 nhà máy nhiệt điện than. Hồi đầu tháng 6,Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry chuẩn bị các biện pháp khẩn cấp để “ngăn chặn việc đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than và điện hạt nhân không có lợi nhuận khắp trên cả nước”. Nhà Trắng cho rằng việc đóng cửa các nhà máy điện than và điện hạt nhân, do không thể cạnh tranh nổi trên thị trường điện vốn đang dồi dào năng lượng khí đốt và tái táo giá rẻ, đang “dẫn đến sự suy kiệt nhanh chóng của một bộ phận quan trọng trong cơ cấu năng lượng quốc gia chúng ta và đang tác động đến sức mạnh của mạng lưới điện chúng ta”.
Tuy nhiên, nỗ lực này được dự báo sẽ gặp nhiều thách thức, bao gồm sự phản đối của các công ty điện lưới, các công ty năng lưới tái tạo và điện khí cũng như các tổ chức bảo vệ môi trường và người tiêu dùng.
Các nhà máy nhiệt điện than chỉ đóng góp 1% tổng sản lượng ở Pháp và trong những năm gần đây, nước này đã đóng cửa 7 nhà máy nhiệt điện than. Hồi đầu năm nay, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cam kết đóng cửa tất cả các nhà máy nhiệt điện than vào năm 2021.
Tương tự, Anh, Canada cũng thông báo sẽ ngưng hoạt động các nhà máy nhiệt điện than lần lượt vào năm 2025 và 2030. Đức cũng đang chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo và thông báo rằng một nhà máy nhiệt điện than được đưa vào sử dụng 2017 là nhà máy nhiệt điện than cuối cùng được xây dựng mới ở Đức.
Hồi tháng 5, Cơ quan mạng lưới điện liên bang Đức cho biết Đức có thể đóng cửa 50% công suất điện than vào năm 2030.
Tại Ấn Độ, các nhà phát triển nhiệt điện than ở Ấn Độ đang ngày càng bi quan sau khi giá điện giảm mạnh nhờ điện mặt trời giá rẻ. Họ đang chật vật tìm kiếm khách hàng và đối mặt với nguy cơ đóng cửa nhà máy do sản lượng điện dư thừa. Các dự án nhà máy nhiệt điện có tổng công suất gần 50 GW, đang trong tình cảnh "trùm mền".
Nhiều nhà máy nhiệt điện than đang bị bỏ hoang ở Ấn Độ thuộc sở hữu của các công ty điện như Essar Power, GVK Power và Reliance Power, những đơn vị đổ xô xây dựng các nhà máy nhiệt điện than trong suốt thập kỷ qua khi giá điện tăng.
Trung Quốc, nước thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, đã hủy kế hoạch xây dựng 104 nhà máy nhiệt điện than vào năm ngoái ở 13 tỉnh.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads