Lãnh đạo Petrolimex dự báo, việc ngừng bán xăng RON 92 sẽ là yếu tố quyết định để người dân tiến tới sử dụng xăng E5...
Thay đổi tập quán và nhận thức của người tiêu dùng đối với xăng sinh học luôn là một vấn đề nan giải, nhất là khi chênh lệch giữa giá bán lẻ của xăng E5 và xăng khoáng RON 92 không đủ sức thu hút họ.
Đó là ý kiến của ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam về Đề án phát triển nhiên liệu sinh học và Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.
Thời điểm khai tử xăng RON 92 chỉ được tính bằng này. Theo đề án mà Chính phủ phê duyệt, từ 1/1/2018, Việt Nam sẽ ngừng bán xăng RON 92 và thay thế bằng xăng E5 và xăng khoáng RON 95. Mục tiêu của đề án là nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng, giảm dần sự lệ thuộc vào xăng khoáng, cải thiện môi trường và tạo thu nhập bền vững cho khu vực nông nghiệp.
Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) dự báo quyết định thay thế toàn bộ xăng RON 92 có thể làm lượng tiêu thụ xăng E5 RON 92 trên cả nước tăng lên 5,3 triệu m3, một số người tiêu dùng chuyển sang sử dụng xăng khoáng RON 95.
"Mốc 2018" sắp đến nhưng hiện nhiều doanh nghiệp xăng sinh học vẫn còn kêu khó. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh việc thực hiện thay thế xăng sinh học là cấp thiết và không thể lùi thêm nữa.
Đánh giá về chủ trương này, ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho rằng đây là chủ trương đúng đắn, không những là xu hướng chung của các nước tiên tiến trên thế giới mà còn phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam khi việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất- kinh doanh đang là một trong những ưu tiên hàng đầu. Lúc đó, trên thị trường Việt Nam chỉ còn 2 loại xăng E5 RON92 và RON95.
Theo ông, để đề án này thành công, Nhà nước cần quy hoạch và ban hành cơ chế, chính sách phù hợp. Người tiêu dùng cần hiểu và tiếp cận với nhiên liệu sạch.
Về phía Nhà nước, các cơ quan quản lý cần đảm bảo đủ nguồn cung ethanol trong nước để phối trộn, đồng thời giá ethanol phải rẻ để đủ sức cạnh tranh với nguồn ethanol nhập khẩu.
"Đối với các cửa hàng tư nhân, đại lý đang nhập xăng từ các doanh nghiệp đầu mối, việc thuyết phục họ chuyển qua bán xăng sinh học đang gặp khó khăn bởi tâm lý lo ngại xăng sinh học hao hụt nhiều hơn xăng khoáng truyền thống", ông Ruệ nói.
Theo ông Ruệ, hiện nay xăng E5 RON92 đang được bán song song cùng xăng khoáng, tuy nhiên người tiêu dùng vẫn chưa thật sự mặn mà với loại xăng này khi tỷ lệ tiêu thụ xăng E5 trên thị trường mới chỉ đạt 9% trên tổng lượng tiêu thụ xăng khoáng.
"Thay đổi tập quán và nhận thức của người tiêu dùng đối với xăng sinh học luôn là một vấn đề nan giải đối với các cơ quan chức năng từ trước đến nay, nhất là khi chênh lệch giữa giá bán lẻ của xăng E5 và xăng khoáng RON 92 không đủ sức thu hút họ. Việc khai tử hoàn toàn xăng khoáng, thay vào đó là các trạm nhiên liệu cung cấp xăng E5 cũng giúp cho người tiêu dùng phần nào chấp nhận chuyển sang dùng nhiên liệu này. Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi việc một bộ phận người dùng chuyển hẳn sang dùng xăng RON95, nhất là các xe ôtô", ông Ruệ nói.
Ông Phạm Đức Thắng, Phó tổng giám đốc Petrolimex, nhận định, xăng E5 ế ẩm là do "cơ chế, chính sách chưa quyết liệt". Để triển khai đúng lộ trình, ông Thắng nói, phải đặt vấn đề giá lên hàng đầu, bởi doanh nghiệp lúc nào cũng nghĩ đến hiệu quả kinh doanh trước tiên. Đối với người tiêu dùng, mức chênh lệch giá giữa xăng E5 và các loại xăng khác cần hấp dẫn, để người tiêu dùng lựa chọn.
Ông Thắng cũng dự báo, việc ngừng bán xăng RON 92 sẽ là yếu tố quyết định để người dân tiến tới sử dụng xăng E5.
Hiện nay, trong số các thương nhân đầu mối có 5 thương nhân có hệ thống phối trộn xăng E5 đang hoạt động là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Tp.HCM (Saigon Petro), Tổng công ty xăng dầu Quân đội và Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu.
Việc 2 nhà máy nhiên liệu sinh học Bình Phước và Dung Quất sẽ được Petro Vietnam tái khởi động cho thấy các cơ quan quản lý đang chạy nước rút để đảm bảo cho sự thành công của Đề án.
Về phương án giá ethanol, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng đã đưa ra chỉ thị yêu cầu Vụ Thị trường trong nước tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính, khẩn trương rà soát các văn bản, nghiên cứu xây dựng cơ chế về thuế đối với ethanol nhập khẩu, đảm bảo chênh lệch giá của E10 nhập khẩu cao hơn 5-7% so với sản xuất trong nước.
Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu cho rằng, bên cạnh những đầu mối lớn đủ tiềm lực hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, bồn bể, trạm phối trộn sẵn sàng cho việc chuyển đổi từ xăng khoáng sang xăng E5, Nhà nước cần có sự quan tâm hỗ trợ kinh phí đối với những doanh nghiệp nhỏ để họ không bị thụt lùi lại phía sau trong lộ trình mà Chính phủ đã đề ra bởi chi phí cho những thay đổi trên là con số không hề nhỏ.
Thay đổi tập quán và nhận thức của người tiêu dùng đối với xăng sinh học luôn là một vấn đề nan giải, nhất là khi chênh lệch giữa giá bán lẻ của xăng E5 và xăng khoáng RON 92 không đủ sức thu hút họ.
Đó là ý kiến của ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam về Đề án phát triển nhiên liệu sinh học và Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.
Thời điểm khai tử xăng RON 92 chỉ được tính bằng này. Theo đề án mà Chính phủ phê duyệt, từ 1/1/2018, Việt Nam sẽ ngừng bán xăng RON 92 và thay thế bằng xăng E5 và xăng khoáng RON 95. Mục tiêu của đề án là nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng, giảm dần sự lệ thuộc vào xăng khoáng, cải thiện môi trường và tạo thu nhập bền vững cho khu vực nông nghiệp.
Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) dự báo quyết định thay thế toàn bộ xăng RON 92 có thể làm lượng tiêu thụ xăng E5 RON 92 trên cả nước tăng lên 5,3 triệu m3, một số người tiêu dùng chuyển sang sử dụng xăng khoáng RON 95.
"Mốc 2018" sắp đến nhưng hiện nhiều doanh nghiệp xăng sinh học vẫn còn kêu khó. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh việc thực hiện thay thế xăng sinh học là cấp thiết và không thể lùi thêm nữa.
Đánh giá về chủ trương này, ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho rằng đây là chủ trương đúng đắn, không những là xu hướng chung của các nước tiên tiến trên thế giới mà còn phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam khi việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất- kinh doanh đang là một trong những ưu tiên hàng đầu. Lúc đó, trên thị trường Việt Nam chỉ còn 2 loại xăng E5 RON92 và RON95.
Theo ông, để đề án này thành công, Nhà nước cần quy hoạch và ban hành cơ chế, chính sách phù hợp. Người tiêu dùng cần hiểu và tiếp cận với nhiên liệu sạch.
Về phía Nhà nước, các cơ quan quản lý cần đảm bảo đủ nguồn cung ethanol trong nước để phối trộn, đồng thời giá ethanol phải rẻ để đủ sức cạnh tranh với nguồn ethanol nhập khẩu.
Theo ông Ruệ, hiện nay xăng E5 RON92 đang được bán song song cùng xăng khoáng, tuy nhiên người tiêu dùng vẫn chưa thật sự mặn mà với loại xăng này khi tỷ lệ tiêu thụ xăng E5 trên thị trường mới chỉ đạt 9% trên tổng lượng tiêu thụ xăng khoáng.
"Thay đổi tập quán và nhận thức của người tiêu dùng đối với xăng sinh học luôn là một vấn đề nan giải đối với các cơ quan chức năng từ trước đến nay, nhất là khi chênh lệch giữa giá bán lẻ của xăng E5 và xăng khoáng RON 92 không đủ sức thu hút họ. Việc khai tử hoàn toàn xăng khoáng, thay vào đó là các trạm nhiên liệu cung cấp xăng E5 cũng giúp cho người tiêu dùng phần nào chấp nhận chuyển sang dùng nhiên liệu này. Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi việc một bộ phận người dùng chuyển hẳn sang dùng xăng RON95, nhất là các xe ôtô", ông Ruệ nói.
Ông Phạm Đức Thắng, Phó tổng giám đốc Petrolimex, nhận định, xăng E5 ế ẩm là do "cơ chế, chính sách chưa quyết liệt". Để triển khai đúng lộ trình, ông Thắng nói, phải đặt vấn đề giá lên hàng đầu, bởi doanh nghiệp lúc nào cũng nghĩ đến hiệu quả kinh doanh trước tiên. Đối với người tiêu dùng, mức chênh lệch giá giữa xăng E5 và các loại xăng khác cần hấp dẫn, để người tiêu dùng lựa chọn.
Ông Thắng cũng dự báo, việc ngừng bán xăng RON 92 sẽ là yếu tố quyết định để người dân tiến tới sử dụng xăng E5.
Hiện nay, trong số các thương nhân đầu mối có 5 thương nhân có hệ thống phối trộn xăng E5 đang hoạt động là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Tp.HCM (Saigon Petro), Tổng công ty xăng dầu Quân đội và Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu.
Việc 2 nhà máy nhiên liệu sinh học Bình Phước và Dung Quất sẽ được Petro Vietnam tái khởi động cho thấy các cơ quan quản lý đang chạy nước rút để đảm bảo cho sự thành công của Đề án.
Về phương án giá ethanol, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng đã đưa ra chỉ thị yêu cầu Vụ Thị trường trong nước tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính, khẩn trương rà soát các văn bản, nghiên cứu xây dựng cơ chế về thuế đối với ethanol nhập khẩu, đảm bảo chênh lệch giá của E10 nhập khẩu cao hơn 5-7% so với sản xuất trong nước.
Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu cho rằng, bên cạnh những đầu mối lớn đủ tiềm lực hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, bồn bể, trạm phối trộn sẵn sàng cho việc chuyển đổi từ xăng khoáng sang xăng E5, Nhà nước cần có sự quan tâm hỗ trợ kinh phí đối với những doanh nghiệp nhỏ để họ không bị thụt lùi lại phía sau trong lộ trình mà Chính phủ đã đề ra bởi chi phí cho những thay đổi trên là con số không hề nhỏ.
vneconomy.vn/
Relate Threads