Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hy vọng tái cân bằng thị trường dầu mỏ trong năm 2018. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự đoán OPEC sẽ gặp phải không ít thách thức để tiến tới mục tiêu này.
Lủng củng nội bộ
Năm 2018, OPEC sẽ phải quyết định kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Nếu không đạt được thỏa thuận dàn xếp lại thị trường, giá dầu có nguy cơ giảm đột ngột. Theo đó sẽ phá hoại mọi thành quả năm 2016 với thỏa thuận cắt giảm sản xuất 1,8 triệu thùng/ngày và được gia hạn tới cuối quý I năm nay.
Xét về nguồn cung, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông, cụ thể là mâu thuẫn leo thang giữa Ảrập Xêút và Iran cũng như tình hình căng thẳng ở Yemen, đã làm gián đoạn thị trường dầu mỏ. Câu hỏi lớn nhất trong năm 2018 là Ảrập Xêút và các đồng minh vùng Vịnh sẽ nỗ lực thế nào để ký kết thỏa thuận khi Libya, Nigeria và Mỹ đang gia tăng sản xuất.
Có một thực tế là tất cả các quốc gia thành viên OPEC đều đang lên kế hoạch đưa nền kinh tế của mình thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Vùng Vịnh đang sử dụng nguồn dự trữ được tích lũy trong các khoản quỹ nhà nước dồi dào nhằm đào tạo thêm nguồn lực lao động, xây dựng các thành phố công nghiệp và tìm kiếm thị trường mới. Giá dầu phải tăng thì một số nước mới có đủ khả năng để tiến hành các cuộc chiến chống khủng bố trong khu vực (chẳng hạn Boko Haram ở Nigeria), đem lại nguồn cung về y tế cho người dân (như ở Venezuela), và để trả lương cho lực lượng lao động đông đảo (tại Algeria).
Bên cạnh đó, OPEC cũng không khỏi lo ngại trước thực tế dù Nga là quốc gia đóng vai trò chủ chốt và tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhưng nhiều nhà sản xuất của nước này tỏ ra “khó chịu” với dự định gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC. Họ cho rằng hành động này là sự trợ giá cho các nhà sản xuất dầu với chi phí cao.
Cạnh tranh khốc liệt
OPEC cũng không phải nhà cung cấp độc quyền trên thị trường dầu khí. Các nhà sản xuất khác, đặc biệt là ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ, lại tăng cường sản lượng trong khi OPEC đã cắt giảm. Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ, sản lượng dầu của Mỹ đã tăng lên gần 9,65 triệu thùng/ngày trong tuần đầu tiên tháng 11/2017. Đó là một con số cao trong nhiều năm liền. Đáng chú ý hơn nữa là sản lượng dầu đá phiến sét đã tăng gần 15% kể từ mức thấp giữa năm 2016. Thách thức về khả năng sản xuất dầu nhẹ từ đá phiến ở khu vực Bắc Mỹ sẽ vẫn còn hiện hữu đối với OPEC ít nhất là cho đến năm 2020. Tuy nhiên, thách thức này sẽ có thể dễ dàng giải quyết nếu OPEC cùng hành động.
Thách thức thứ ba đối với OPEC chính là sự phát triển của xe điện. Anh và Pháp mới đây bày tỏ ý định cấm bán xe ô tô chạy bằng dầu diesel và xăng từ năm 2040 để thúc đẩy sự phát triển của xe điện. Tuy nhiên, phát triển xe điện là một quá trình lâu dài và thậm chí sau đó, nhu cầu về nhiên liệu lỏng sẽ vẫn tiếp tục tăng lên.
Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năm ngoái, doanh số của xe điện đạt mức kỷ lục 2 triệu chiếc, nhưng vẫn chỉ chiếm khoảng 0,2% số lượng xe ô tô toàn cầu. Trong một báo cáo đặc biệt về xe điện, IEA cho biết con số này có thể lên đến 40 - 70 triệu xe trong thời gian tới, chiếm 1/3 tổng số ô tô toàn cầu vào năm 2040 và giảm tiêu thụ khoảng 8 triệu thùng dầu/ngày.
Luẩn quẩn cung - cầu
Các chuyên gia dầu mỏ cho rằng vấn đề đối với OPEC là tổ chức này không tập trung vào tương lai và các quốc gia thành viên chỉ gặp nhau để thảo luận về cân bằng ngắn hạn và cân bằng cung - cầu. OPEC cần có kế hoạch cho tương lai và đòi hỏi các bộ trưởng OPEC nhóm họp thường xuyên hơn để thảo luận về các vấn đề lâu dài.
Đối với các nhà hoạch định chính sách, biết được thời điểm để tuyên bố đã đạt được mục tiêu và đưa ra chính sách điều chỉnh là thách thức không hề nhỏ. Về cơ bản, khi một chính sách được thực thi thành công, thì xu hướng là tiếp tục theo đuổi chính sách này, ngay cả khi tình hình thay đổi và đòi hỏi một chính sách khác. OPEC và các đồng minh phải xác định khi nào cần chuyển đổi trọng tâm từ cắt giảm sản lượng và dầu tồn kho để chuyển sang tăng sản lượng khai thác, đáp ứng nhu cầu gia tăng. Nếu họ chờ đợi quá lâu, lượng hàng tồn kho sẽ giảm mạnh, dẫn đến giá dầu tăng mạnh, sản lượng khai thác dầu đá phiến cũng tăng và sự điều chỉnh thị trường dầu sẽ vượt ngoài tầm kiểm soát.
Trong trường hợp của OPEC, thách thức là điều chỉnh sản lượng khai thác để đạt được lượng dầu dự trữ, giá cả và tỷ phần trên thị trường ở mức mong muốn. Trên thực tế, OPEC chưa bao giờ thực hiện được việc điều chỉnh như lý thuyết nêu trên, mà mang tính đối phó hơn là chủ động. OPEC thường gây ra tình trạng bất ổn liên hoàn do phản ứng chậm chạp, chứ không tính toán được sự thay đổi trong cán cân cung - cầu.
OPEC và các nước đồng minh phải quyết định có tăng sản lượng khai thác dầu ở một vài thời điểm nhất định với lý do giá dầu tăng cao hoặc tăng sản lượng khai thác, hoặc cả hai lý do này. Tuy nhiên, khi hầu hết các nước đã khai thác gần mức tối đa công suất, quyết định này sẽ chủ yếu phụ thuộc Ảrập Xêút cùng hai đồng minh thân cận là Kuwait và Nga.
Các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ thực hiện một chiến lược tổng hợp và nghiêng về khả năng kết hợp cả tăng sản lượng khai thác và tăng giá. OPEC chưa bao giờ ghi được thành tích đối với chiến lược điều chỉnh và hậu quả là giá dầu sẽ tăng vọt. Một khi giá dầu vượt ngưỡng, vòng luẩn quẩn (về điều chỉnh cung - cầu dầu mỏ) có thể bắt đầu lại từ đầu.
Lủng củng nội bộ
Năm 2018, OPEC sẽ phải quyết định kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Nếu không đạt được thỏa thuận dàn xếp lại thị trường, giá dầu có nguy cơ giảm đột ngột. Theo đó sẽ phá hoại mọi thành quả năm 2016 với thỏa thuận cắt giảm sản xuất 1,8 triệu thùng/ngày và được gia hạn tới cuối quý I năm nay.
Xét về nguồn cung, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông, cụ thể là mâu thuẫn leo thang giữa Ảrập Xêút và Iran cũng như tình hình căng thẳng ở Yemen, đã làm gián đoạn thị trường dầu mỏ. Câu hỏi lớn nhất trong năm 2018 là Ảrập Xêút và các đồng minh vùng Vịnh sẽ nỗ lực thế nào để ký kết thỏa thuận khi Libya, Nigeria và Mỹ đang gia tăng sản xuất.
Bên cạnh đó, OPEC cũng không khỏi lo ngại trước thực tế dù Nga là quốc gia đóng vai trò chủ chốt và tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhưng nhiều nhà sản xuất của nước này tỏ ra “khó chịu” với dự định gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC. Họ cho rằng hành động này là sự trợ giá cho các nhà sản xuất dầu với chi phí cao.
Cạnh tranh khốc liệt
OPEC cũng không phải nhà cung cấp độc quyền trên thị trường dầu khí. Các nhà sản xuất khác, đặc biệt là ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ, lại tăng cường sản lượng trong khi OPEC đã cắt giảm. Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ, sản lượng dầu của Mỹ đã tăng lên gần 9,65 triệu thùng/ngày trong tuần đầu tiên tháng 11/2017. Đó là một con số cao trong nhiều năm liền. Đáng chú ý hơn nữa là sản lượng dầu đá phiến sét đã tăng gần 15% kể từ mức thấp giữa năm 2016. Thách thức về khả năng sản xuất dầu nhẹ từ đá phiến ở khu vực Bắc Mỹ sẽ vẫn còn hiện hữu đối với OPEC ít nhất là cho đến năm 2020. Tuy nhiên, thách thức này sẽ có thể dễ dàng giải quyết nếu OPEC cùng hành động.
Thách thức thứ ba đối với OPEC chính là sự phát triển của xe điện. Anh và Pháp mới đây bày tỏ ý định cấm bán xe ô tô chạy bằng dầu diesel và xăng từ năm 2040 để thúc đẩy sự phát triển của xe điện. Tuy nhiên, phát triển xe điện là một quá trình lâu dài và thậm chí sau đó, nhu cầu về nhiên liệu lỏng sẽ vẫn tiếp tục tăng lên.
Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năm ngoái, doanh số của xe điện đạt mức kỷ lục 2 triệu chiếc, nhưng vẫn chỉ chiếm khoảng 0,2% số lượng xe ô tô toàn cầu. Trong một báo cáo đặc biệt về xe điện, IEA cho biết con số này có thể lên đến 40 - 70 triệu xe trong thời gian tới, chiếm 1/3 tổng số ô tô toàn cầu vào năm 2040 và giảm tiêu thụ khoảng 8 triệu thùng dầu/ngày.
Luẩn quẩn cung - cầu
Các chuyên gia dầu mỏ cho rằng vấn đề đối với OPEC là tổ chức này không tập trung vào tương lai và các quốc gia thành viên chỉ gặp nhau để thảo luận về cân bằng ngắn hạn và cân bằng cung - cầu. OPEC cần có kế hoạch cho tương lai và đòi hỏi các bộ trưởng OPEC nhóm họp thường xuyên hơn để thảo luận về các vấn đề lâu dài.
Đối với các nhà hoạch định chính sách, biết được thời điểm để tuyên bố đã đạt được mục tiêu và đưa ra chính sách điều chỉnh là thách thức không hề nhỏ. Về cơ bản, khi một chính sách được thực thi thành công, thì xu hướng là tiếp tục theo đuổi chính sách này, ngay cả khi tình hình thay đổi và đòi hỏi một chính sách khác. OPEC và các đồng minh phải xác định khi nào cần chuyển đổi trọng tâm từ cắt giảm sản lượng và dầu tồn kho để chuyển sang tăng sản lượng khai thác, đáp ứng nhu cầu gia tăng. Nếu họ chờ đợi quá lâu, lượng hàng tồn kho sẽ giảm mạnh, dẫn đến giá dầu tăng mạnh, sản lượng khai thác dầu đá phiến cũng tăng và sự điều chỉnh thị trường dầu sẽ vượt ngoài tầm kiểm soát.
Trong trường hợp của OPEC, thách thức là điều chỉnh sản lượng khai thác để đạt được lượng dầu dự trữ, giá cả và tỷ phần trên thị trường ở mức mong muốn. Trên thực tế, OPEC chưa bao giờ thực hiện được việc điều chỉnh như lý thuyết nêu trên, mà mang tính đối phó hơn là chủ động. OPEC thường gây ra tình trạng bất ổn liên hoàn do phản ứng chậm chạp, chứ không tính toán được sự thay đổi trong cán cân cung - cầu.
OPEC và các nước đồng minh phải quyết định có tăng sản lượng khai thác dầu ở một vài thời điểm nhất định với lý do giá dầu tăng cao hoặc tăng sản lượng khai thác, hoặc cả hai lý do này. Tuy nhiên, khi hầu hết các nước đã khai thác gần mức tối đa công suất, quyết định này sẽ chủ yếu phụ thuộc Ảrập Xêút cùng hai đồng minh thân cận là Kuwait và Nga.
Các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ thực hiện một chiến lược tổng hợp và nghiêng về khả năng kết hợp cả tăng sản lượng khai thác và tăng giá. OPEC chưa bao giờ ghi được thành tích đối với chiến lược điều chỉnh và hậu quả là giá dầu sẽ tăng vọt. Một khi giá dầu vượt ngưỡng, vòng luẩn quẩn (về điều chỉnh cung - cầu dầu mỏ) có thể bắt đầu lại từ đầu.
Theo Huỳnh Vũ/daibieunhandan.vn
Relate Threads