Chiều ngày 16/1, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Trần Sỹ Thanh đã đến thăm và làm việc tại Viện Dầu khí Việt Nam (VPI).
Cùng đi có Thành viên HĐTV PVN Phan Ngọc Trung, Phó Tổng giám đốc PVN Nguyễn Quỳnh Lâm, Phó Tổng giám đốc PVN Đỗ Chí Thanh cùng lãnh đạo Văn phòng, các ban chuyên môn Tập đoàn. Về phía Viện Dầu khí có Viện trưởng Nguyễn Anh Đức, các Phó viện trưởng và lãnh đạo các Trung tâm trực thuộc VPI.
Chủ tịch HĐTV PVN Trần Sỹ Thanh quan sát các mẫu tầng đá móng của các mỏ dầu.
Viện Dầu khí Việt Nam được thành lập vào ngày 22/5/1978 trên cơ sở Đoàn Nghiên cứu Địa chất Dầu khí Chuyên đề 36B thuộc Tổng cục Địa chất.
Hơn 30 năm qua, Viện đã song hành cùng đất nước, cùng ngành Dầu khí Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn của thời kỳ sau chiến tranh, hăng say nghiên cứu, tích cực đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, để ngày hôm nay thực sự trở thành một tổ chức khoa học - công nghệ hàng đầu của công nghiệp dầu khí Việt Nam, với một số lĩnh vực ngang tầm khu vực.
VPI có khả năng triển khai nghiên cứu phát triển và cung cấp dịch vụ khoa học - kỹ thuật một cách có hiệu quả cho toàn bộ chuỗi hoạt động dầu khí với 8 trung tâm chuyên ngành: Tìm kiếm, Thăm dò và Khai thác; Phân tích Thí nghiệm; Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ; Chế biến; An toàn, Môi trường; Kinh tế, Quản lý; Đào tạo & Thông tin Dầu khí; Lưu trữ Dầu khí.
Chủ tịch HĐTV PVN cùng đoàn công tác đã thăm phòng truyền thống của Viện Dầu khí, cùng ôn lại những lịch sử vẻ vang của Viện Dầu khí trong suốt quá trình xây dựng và phát triển ngành Dầu khí Việt Nam.
Sau khi giới thiệu với Chủ tịch HĐTV PVN Trần Sỹ Thanh về mô hình hoạt động của Viện Dầu khí, Viện trưởng VPI Nguyễn Anh Đức đề xuất vướng mắc lớn nhất của Viện: VPI đang hoạt động như một tổ chức khoa học công nghệ có khả năng tự chủ về chi phí nhưng theo điều lệ mới nhất của Tập đoàn thì VPI sẽ trở thành đơn vị trực thuộc Tập đoàn. Nếu chuyển đổi mô hình như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn thu chính của VPI từ các dịch vụ khoa học dầu khí như nâng cao hệ số thu hồi dầu, phân tích thí nghiệm mẫu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ… Nguyên nhân bởi Viện sẽ không thể tham gia đấu thầu các gói dịch vụ khoa học công nghệ dầu khí của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn theo Luật Đấu thầu.
Toàn cảnh buổi làm việc của Chủ tịch HĐTV PVN Trần Sỹ Thanh tại VPI.
Sau khi lắng nghe tâm tư nguyện vọng và các đề xuất của cán bộ công nhân viên Viện Dầu khí, Chủ tịch HĐTV PVN Trần Sỹ Thanh đã khẳng định tập thể lãnh đạo Tập đoàn luôn đánh giá cao đóng góp của các nhà khoa học, các trung tâm của Viện Dầu khí Việt Nam trong công cuộc tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Chủ tịch Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, Viện Dầu khí Việt Nam là một đơn vị đặc thù, có vị trí cũng như đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Chính vì vậy, lãnh đạo Tập đoàn luôn muốn lắng nghe, tìm hiểu để có thể có những quyết sách tốt nhất đối với mô hình tổ chức, hoạt động của Viện Dầu khí. Để từ đó, cán bộ công nhân viên, các nhà khoa học của Viện sẽ yên tâm nghiên cứu, cống hiến và có nhiều sản phẩm khoa học hiệu quả hơn nữa cho Tập đoàn.
Thay mặt lãnh đạo Tập đoàn, Chủ tịch HĐTV PVN Trần Sỹ Thanh ghi nhận những tâm tư nguyện vọng, đề đạt của lãnh đạo và cán bộ công nhân VPI, đồng thời cam kết sẽ sớm có hướng giải quyết sớm nhất, tạo điều kiện để Viện Dầu khí hoạt động hiệu quả, đúng với chức năng nhiệm vụ của một tổ chức khoa học chuyên ngành dầu khí.
Cùng đi có Thành viên HĐTV PVN Phan Ngọc Trung, Phó Tổng giám đốc PVN Nguyễn Quỳnh Lâm, Phó Tổng giám đốc PVN Đỗ Chí Thanh cùng lãnh đạo Văn phòng, các ban chuyên môn Tập đoàn. Về phía Viện Dầu khí có Viện trưởng Nguyễn Anh Đức, các Phó viện trưởng và lãnh đạo các Trung tâm trực thuộc VPI.
Chủ tịch HĐTV PVN Trần Sỹ Thanh quan sát các mẫu tầng đá móng của các mỏ dầu.
Hơn 30 năm qua, Viện đã song hành cùng đất nước, cùng ngành Dầu khí Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn của thời kỳ sau chiến tranh, hăng say nghiên cứu, tích cực đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, để ngày hôm nay thực sự trở thành một tổ chức khoa học - công nghệ hàng đầu của công nghiệp dầu khí Việt Nam, với một số lĩnh vực ngang tầm khu vực.
VPI có khả năng triển khai nghiên cứu phát triển và cung cấp dịch vụ khoa học - kỹ thuật một cách có hiệu quả cho toàn bộ chuỗi hoạt động dầu khí với 8 trung tâm chuyên ngành: Tìm kiếm, Thăm dò và Khai thác; Phân tích Thí nghiệm; Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ; Chế biến; An toàn, Môi trường; Kinh tế, Quản lý; Đào tạo & Thông tin Dầu khí; Lưu trữ Dầu khí.
Chủ tịch HĐTV PVN cùng đoàn công tác đã thăm phòng truyền thống của Viện Dầu khí, cùng ôn lại những lịch sử vẻ vang của Viện Dầu khí trong suốt quá trình xây dựng và phát triển ngành Dầu khí Việt Nam.
Sau khi giới thiệu với Chủ tịch HĐTV PVN Trần Sỹ Thanh về mô hình hoạt động của Viện Dầu khí, Viện trưởng VPI Nguyễn Anh Đức đề xuất vướng mắc lớn nhất của Viện: VPI đang hoạt động như một tổ chức khoa học công nghệ có khả năng tự chủ về chi phí nhưng theo điều lệ mới nhất của Tập đoàn thì VPI sẽ trở thành đơn vị trực thuộc Tập đoàn. Nếu chuyển đổi mô hình như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn thu chính của VPI từ các dịch vụ khoa học dầu khí như nâng cao hệ số thu hồi dầu, phân tích thí nghiệm mẫu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ… Nguyên nhân bởi Viện sẽ không thể tham gia đấu thầu các gói dịch vụ khoa học công nghệ dầu khí của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn theo Luật Đấu thầu.
Toàn cảnh buổi làm việc của Chủ tịch HĐTV PVN Trần Sỹ Thanh tại VPI.
Thay mặt lãnh đạo Tập đoàn, Chủ tịch HĐTV PVN Trần Sỹ Thanh ghi nhận những tâm tư nguyện vọng, đề đạt của lãnh đạo và cán bộ công nhân VPI, đồng thời cam kết sẽ sớm có hướng giải quyết sớm nhất, tạo điều kiện để Viện Dầu khí hoạt động hiệu quả, đúng với chức năng nhiệm vụ của một tổ chức khoa học chuyên ngành dầu khí.
Bùi Công
Petrotimes.vn
Petrotimes.vn
Relate Threads