"Tôi buồn và suy nghĩ nhiều lắm chứ... buồn vì nhiều người vướng vòng lao lý là bạn tôi, chưa nói đến tiêu cực, nhưng tôi biết qua quá trình làm lãnh đạo, các anh ấy vì thiếu suy nghĩ đã đi đến những quyết định sai lầm... để rồi phải trả giá".
Ông Ngô Thường San - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam chua xót nói như vậy với PV về khủng hoảng mà Tập đoàn Dầu khi Việt Nam (PVN) đang phải trải qua. Ông Ngô Thường San nguyên là Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn PVN), nguyên là Tổng giám đốc Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro.
Cộng tác với nhau từ thuở hàn vi
- Với vai trò là lãnh đạo lão thành của ngành Dầu khí Việt Nam và hiện là Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, cá nhân ông những ngày gần đây có cảm thấy buồn không khi xảy ra hàng loạt đại án liên quan đến PVN?
Suốt cuộc đời là người dầu khí, tôi buồn và suy nghĩ nhiều lắm chứ. Buồn vì nhiều người vướng vòng lao lý vừa qua là bạn tôi, cùng công tác với nhau từ thuở hàn vi.
Tôi chưa nói đến tiêu cực, nhưng tôi biết qua quá trình làm lãnh đạo, các anh ấy vì thiếu suy nghĩ, thiếu cân nhắc mà có lúc nào đó đi đến những quyết định sai lầm, gây thiệt hại lớn tài sản nhà nước để rồi phải trả giá.
Tôi buồn vì những thành quả và uy tín của ngành dầu khí suốt hàng chục năm xây dựng, nay bị suy giảm nghiêm trọng. Đó là nỗi niềm khó nói thành lời của tôi cùng nhiều anh em khác.
Những bê bối vừa qua gây mất niềm tin của công luận với PVN. Tôi buồn vì nhiều người coi PVN là ổ tham nhũng, là tội đồ với những sai phạm lớn, nơi tiêu tiền nhà nước không tiếc tay.
Ngay cán bộ nhân viên PVN cũng trở nên thiếu tin tưởng vào ngành và lãnh đạo của mình, dẫn đến sự xói mòn về động lực làm việc, sợ trách nhiệm. Đấy là mất mát rất lớn của ngành Dầu khí mà chưa biết bao giờ mới lấy lại được.
- Trong suốt quá trình vừa qua, các thế hệ đi trước của PVN có lường được hệ luỵ như ngày hôm nay và liệu đã có cảnh báo với những người đi sau hay không?
Về mặt quản trị nội bộ thì chúng tôi không nắm được hết. Nhưng có những chủ trương liên quan tới đầu tư hàng trăm triệu USD tiềm ẩn nhiều rủi ro, Hội Dầu khí đã lên tiếng và các anh đã dừng lại.
Cũng có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài, các nhà máy Ethanol, chúng tôi từng góp ý nên thận trọng nhưng phản ứng của các anh chưa kịp thời, phần nào dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
- Liệu những vụ án xảy ra với PVN gần đây, ngoài sai phạm cá nhân còn nguyên nhân nào khác từ công tác quản trị cũng như các khuôn khổ thể chế liên quan đến vận hành và giám sát hoạt động của PVN?
Điều làm tôi luôn suy nghĩ là những sai phạm chết người tương tự đều xảy ra ở các tập đoàn kinh tế Nhà nước với cấp độ và quy mô khác nhau.
Ngoài yếu tố sa sút đạo đức của người lãnh đạo, sai lầm về công tác cán bộ, những hạn chế trong quản lý và quản trị doanh nghiệp thì mô hình "tập đoàn kinh tế Nhà nước' cần phải nghiêm túc xem xét, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh nếu còn kỳ vọng ở mô hình này.
Tập đoàn kinh tế được xây dựng ở các nước tư bản có trình độ sản xuất rất cao và được vận hành trong một chể thế pháp lý đầy đủ. Chúng ta không thể bê nguyên về áp dụng cho các tổng công ty nhà nước rồi kỳ vọng chúng sẽ tự phát triển trở thành những "quả đấm thép".
Cái quan hệ sản xuất đó chưa phù hợp với lực lượng sản xuất của chúng ta, vốn còn non trẻ và nhỏ bé, khi mà thể chế chưa rõ ràng, hành lang pháp lý chưa hoàn chỉnh. Tất cả các tập đoàn kinh tế đều gặp vướng mắc này chứ không mỗi gì PVN.
- Sau các đại án, dư luận đang có cái nhìn tiêu cực về ngành Dầu khí dù đây là trụ cột của nền kinh tế trong suốt chiều dài lịch sử. Ông có bình luận gì?
Từ con số 0 tròn trĩnh, ngành Dầu khí đến nay đã phát triển đồng bộ, trở thành trụ cột của nền kinh tế, mang về lượng ngoại tệ rất lớn và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP.
Có người so sánh 1 triệu du khách và 1 triệu tấn dầu. Tôi không đồng tình với quan điểm này. 1 triệu du khách và 1 triệu tấn dầu đều có ý nghĩa quan trọng.
Nhưng trong bối cảnh trữ lượng ngày càng suy giảm, tình hình an ninh tại Biển Đông rất phức tạp, thì chỉ 1 thùng dầu thôi đã là thành quả của lao động trí tuệ sáng tạo, sự hy sinh, có khi cả tính mạng của người dầu khí.
Tôi mong công luận có sự cảm thông với ngành Dầu khí. Cái nhìn tiêu cực của công luận thời gian qua với PVN là điều dễ hiểu.
Nhưng những sai phạm chủ yếu xuất phát từ yếu tố cá nhân của một số người, chứ không đại diện cho hàng vạn cán bộ, công nhân viên của ngành, những người ngày ngày làm việc trên các giàn khoan ngoài khơi xa vì sự phát triển của đất nước.
Quyết tâm vực ngành Dầu khí trỗi dậy
- Theo ông, PVN cần có bước đi nào để vượt qua giai đoạn khó khăn và lấy lại niềm tin từ công chúng nói chung và của các thế hệ lão thành của ngành Dầu khí nói riêng?
Đại án rồi sẽ qua. Nhiệm vụ giờ đây là phải tạo được khí thế hành động, đoàn kết, quyết tâm vực ngành Dầu khí trỗi dậy.
Bộ Chính trị vừa qua đã quyết định cử anh Thanh (ông Trần Sỹ Thanh - PV) làm Chủ tịch HĐTV sau thời gian dài PVN không có người đứng đầu. Tôi nghĩ anh Thanh phải có được sự tin tưởng lớn lao từ Bộ Chính trị, Thường trực Chính phủ, đây là yếu tố mà thế hệ lãnh đạo vừa qua của PVN không có được.
Vai trò lãnh đạo của anh Trần Sỹ Thạnh hiện rất quan trọng đối với PVN. Là người xuất thân và am hiểu sâu ngành tài chính (ông Thanh nguyên là Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước - PV) và từng công tác ở Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cùng những vị trí nơi đầu sóng ngọn gió khác nên anh ấy có đủ uy tín đối với cả cấp trên lẫn cấp dưới.
Tôi hy vọng anh Thanh cùng Ban lãnh đạo PVN sẽ nhanh chóng ổn định tinh thần, 'gói' các vụ việc lại, khôi phục niềm tin người lao động Dầu khí. Trước những khó khăn về nguồn lực hiện nay cần khoanh định lại những mục tiêu ngắn – trung hạn tạo động lực để vực ngành Dầu khí phát triển đi lên, đáp ứng kỳ vọng của Đảng, Chính phủ.
Cần tận dụng trí tuệ của những chuyên gia giàu kinh nghiệm, dù đã về hưu nhưng vẫn tâm huyết với ngành, sẳn sàng đóng góp công sức cho ngành.
Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 41 năm 2015, xác định ngành Dầu khí sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, hướng tới vị trí hàng đầu Đông Nam Á.
Để thực hiện được tham vọng này, chúng ta cần một tầm nhìn dài hơn, khép lại những sự việc vừa qua, ổn định, tiếp tục phát triển ngành Dầu khí hiệu quả và có sức cạnh tranh cao hơn.
- PVN nên phát triển ra sao trong thời gian tới, thưa ông?
Các mỏ lớn như Bạch Hổ, Rồng... đang cạn dần. Chúng ta bắt buộc phải chuyển hướng sang những mỏ nhỏ hơn, mỏ phi truyền thống và ở vùng biển xa bờ trên thềm lục địa Việt Nam.
Ngoài ra nên chuyển trọng tâm phát triển từ khai thác dầu sang khí, bởi trữ lượng khí của chúng ta còn lớn. Khí sẽ là nền tảng để phát triển năng lượng sạch, phát triển ngành công nghiệp hoá dầu – tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn nhiều nhưng hiện vẫn còn yếu, chưa phát triển ở Việt Nam.
Ngoài ra, cần mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ công nghệ, vốn là thế mạnh của ta ra nước ngoài. Vừa qua đầu tư khai thác dầu khí ở nước ngoài chưa đáp ứng kỳ vọng đặt ra.
Cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm và có bước đi, phương thức đầu tư thích hợp dựa trên hiệu quả. Chưa thành công không có nghĩa là chấm dứt mở rộng thị trường ra ngoài biên giới.
Xin cảm ơn ông!
Cộng tác với nhau từ thuở hàn vi
- Với vai trò là lãnh đạo lão thành của ngành Dầu khí Việt Nam và hiện là Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, cá nhân ông những ngày gần đây có cảm thấy buồn không khi xảy ra hàng loạt đại án liên quan đến PVN?
Suốt cuộc đời là người dầu khí, tôi buồn và suy nghĩ nhiều lắm chứ. Buồn vì nhiều người vướng vòng lao lý vừa qua là bạn tôi, cùng công tác với nhau từ thuở hàn vi.
Tôi chưa nói đến tiêu cực, nhưng tôi biết qua quá trình làm lãnh đạo, các anh ấy vì thiếu suy nghĩ, thiếu cân nhắc mà có lúc nào đó đi đến những quyết định sai lầm, gây thiệt hại lớn tài sản nhà nước để rồi phải trả giá.
Tôi buồn vì những thành quả và uy tín của ngành dầu khí suốt hàng chục năm xây dựng, nay bị suy giảm nghiêm trọng. Đó là nỗi niềm khó nói thành lời của tôi cùng nhiều anh em khác.
Những bê bối vừa qua gây mất niềm tin của công luận với PVN. Tôi buồn vì nhiều người coi PVN là ổ tham nhũng, là tội đồ với những sai phạm lớn, nơi tiêu tiền nhà nước không tiếc tay.
Ngay cán bộ nhân viên PVN cũng trở nên thiếu tin tưởng vào ngành và lãnh đạo của mình, dẫn đến sự xói mòn về động lực làm việc, sợ trách nhiệm. Đấy là mất mát rất lớn của ngành Dầu khí mà chưa biết bao giờ mới lấy lại được.
- Trong suốt quá trình vừa qua, các thế hệ đi trước của PVN có lường được hệ luỵ như ngày hôm nay và liệu đã có cảnh báo với những người đi sau hay không?
Về mặt quản trị nội bộ thì chúng tôi không nắm được hết. Nhưng có những chủ trương liên quan tới đầu tư hàng trăm triệu USD tiềm ẩn nhiều rủi ro, Hội Dầu khí đã lên tiếng và các anh đã dừng lại.
Cũng có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài, các nhà máy Ethanol, chúng tôi từng góp ý nên thận trọng nhưng phản ứng của các anh chưa kịp thời, phần nào dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
- Liệu những vụ án xảy ra với PVN gần đây, ngoài sai phạm cá nhân còn nguyên nhân nào khác từ công tác quản trị cũng như các khuôn khổ thể chế liên quan đến vận hành và giám sát hoạt động của PVN?
Điều làm tôi luôn suy nghĩ là những sai phạm chết người tương tự đều xảy ra ở các tập đoàn kinh tế Nhà nước với cấp độ và quy mô khác nhau.
Ngoài yếu tố sa sút đạo đức của người lãnh đạo, sai lầm về công tác cán bộ, những hạn chế trong quản lý và quản trị doanh nghiệp thì mô hình "tập đoàn kinh tế Nhà nước' cần phải nghiêm túc xem xét, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh nếu còn kỳ vọng ở mô hình này.
Tập đoàn kinh tế được xây dựng ở các nước tư bản có trình độ sản xuất rất cao và được vận hành trong một chể thế pháp lý đầy đủ. Chúng ta không thể bê nguyên về áp dụng cho các tổng công ty nhà nước rồi kỳ vọng chúng sẽ tự phát triển trở thành những "quả đấm thép".
Cái quan hệ sản xuất đó chưa phù hợp với lực lượng sản xuất của chúng ta, vốn còn non trẻ và nhỏ bé, khi mà thể chế chưa rõ ràng, hành lang pháp lý chưa hoàn chỉnh. Tất cả các tập đoàn kinh tế đều gặp vướng mắc này chứ không mỗi gì PVN.
- Sau các đại án, dư luận đang có cái nhìn tiêu cực về ngành Dầu khí dù đây là trụ cột của nền kinh tế trong suốt chiều dài lịch sử. Ông có bình luận gì?
Từ con số 0 tròn trĩnh, ngành Dầu khí đến nay đã phát triển đồng bộ, trở thành trụ cột của nền kinh tế, mang về lượng ngoại tệ rất lớn và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP.
Có người so sánh 1 triệu du khách và 1 triệu tấn dầu. Tôi không đồng tình với quan điểm này. 1 triệu du khách và 1 triệu tấn dầu đều có ý nghĩa quan trọng.
Nhưng trong bối cảnh trữ lượng ngày càng suy giảm, tình hình an ninh tại Biển Đông rất phức tạp, thì chỉ 1 thùng dầu thôi đã là thành quả của lao động trí tuệ sáng tạo, sự hy sinh, có khi cả tính mạng của người dầu khí.
Tôi mong công luận có sự cảm thông với ngành Dầu khí. Cái nhìn tiêu cực của công luận thời gian qua với PVN là điều dễ hiểu.
Nhưng những sai phạm chủ yếu xuất phát từ yếu tố cá nhân của một số người, chứ không đại diện cho hàng vạn cán bộ, công nhân viên của ngành, những người ngày ngày làm việc trên các giàn khoan ngoài khơi xa vì sự phát triển của đất nước.
Quyết tâm vực ngành Dầu khí trỗi dậy
- Theo ông, PVN cần có bước đi nào để vượt qua giai đoạn khó khăn và lấy lại niềm tin từ công chúng nói chung và của các thế hệ lão thành của ngành Dầu khí nói riêng?
Đại án rồi sẽ qua. Nhiệm vụ giờ đây là phải tạo được khí thế hành động, đoàn kết, quyết tâm vực ngành Dầu khí trỗi dậy.
Bộ Chính trị vừa qua đã quyết định cử anh Thanh (ông Trần Sỹ Thanh - PV) làm Chủ tịch HĐTV sau thời gian dài PVN không có người đứng đầu. Tôi nghĩ anh Thanh phải có được sự tin tưởng lớn lao từ Bộ Chính trị, Thường trực Chính phủ, đây là yếu tố mà thế hệ lãnh đạo vừa qua của PVN không có được.
Vai trò lãnh đạo của anh Trần Sỹ Thạnh hiện rất quan trọng đối với PVN. Là người xuất thân và am hiểu sâu ngành tài chính (ông Thanh nguyên là Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước - PV) và từng công tác ở Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cùng những vị trí nơi đầu sóng ngọn gió khác nên anh ấy có đủ uy tín đối với cả cấp trên lẫn cấp dưới.
Tôi hy vọng anh Thanh cùng Ban lãnh đạo PVN sẽ nhanh chóng ổn định tinh thần, 'gói' các vụ việc lại, khôi phục niềm tin người lao động Dầu khí. Trước những khó khăn về nguồn lực hiện nay cần khoanh định lại những mục tiêu ngắn – trung hạn tạo động lực để vực ngành Dầu khí phát triển đi lên, đáp ứng kỳ vọng của Đảng, Chính phủ.
Cần tận dụng trí tuệ của những chuyên gia giàu kinh nghiệm, dù đã về hưu nhưng vẫn tâm huyết với ngành, sẳn sàng đóng góp công sức cho ngành.
Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 41 năm 2015, xác định ngành Dầu khí sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, hướng tới vị trí hàng đầu Đông Nam Á.
Để thực hiện được tham vọng này, chúng ta cần một tầm nhìn dài hơn, khép lại những sự việc vừa qua, ổn định, tiếp tục phát triển ngành Dầu khí hiệu quả và có sức cạnh tranh cao hơn.
- PVN nên phát triển ra sao trong thời gian tới, thưa ông?
Các mỏ lớn như Bạch Hổ, Rồng... đang cạn dần. Chúng ta bắt buộc phải chuyển hướng sang những mỏ nhỏ hơn, mỏ phi truyền thống và ở vùng biển xa bờ trên thềm lục địa Việt Nam.
Ngoài ra nên chuyển trọng tâm phát triển từ khai thác dầu sang khí, bởi trữ lượng khí của chúng ta còn lớn. Khí sẽ là nền tảng để phát triển năng lượng sạch, phát triển ngành công nghiệp hoá dầu – tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn nhiều nhưng hiện vẫn còn yếu, chưa phát triển ở Việt Nam.
Ngoài ra, cần mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ công nghệ, vốn là thế mạnh của ta ra nước ngoài. Vừa qua đầu tư khai thác dầu khí ở nước ngoài chưa đáp ứng kỳ vọng đặt ra.
Cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm và có bước đi, phương thức đầu tư thích hợp dựa trên hiệu quả. Chưa thành công không có nghĩa là chấm dứt mở rộng thị trường ra ngoài biên giới.
Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Nhà Đầu Tư
Relate Threads