Giá dầu thế giới giảm mạnh được đánh giá là một thách thức lớn, đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí trong khu vực nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh đó, nhiều đơn vị dầu khí nỗ lực chuyển mình để giải bài toán giá dầu. Tuy nhiên, giải pháp để vượt qua thách thức và tận dụng những cơ hội mới hoàn toàn không phải là một đáp án chung, mà còn phụ thuộc vào chính sách cũng như đặc điểm thực tế, cụ thể của từng doanh nghiệp dầu khí.
Ngành dầu khí thế giới lao đao
Kể từ tháng 7-2014 đến nay, hầu hết các doanh nghiệp dầu khí thế giới đều đang phải đối mặt với những thách thức cực kỳ khó khăn khi giá dầu giảm mạnh hơn 50%.
Nhiều tập đoàn dầu mỏ lớn trên thế giới như: BP, ConocoPhillips, ExxonMobil, Chevron Corp… đều có chung một cái kết đắng cho kết quả kinh doanh. Quý IV/2016, nhiều công ty tiếp tục lỗ, tổng doanh thu giảm, sa thải lao động, ngưng hoạt động.
Công trường chế tạo PV Shipyard “vắng bóng” giàn khoan trong giai đoạn giá dầu thấp.
Đầu tháng 4 này, giá dầu trên thị trường thế giới đã tăng mạnh, nhưng điều này vẫn không giúp cải thiện nhiều kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí. Hiện tượng phổ biến xảy ra ở hầu hết các tập đoàn đều là thu hẹp địa bàn hoạt động thăm dò, khai thác; dừng, giãn tiến độ, tái cơ cấu hoặc giải thể, sáp nhập các công ty; thậm chí hủy bỏ các đề án đã có trong kế hoạch, đóng mỏ hoặc giảm sản lượng khai thác, sa thải hàng loạt nhân công; thậm chí phải bán mỏ và các tài sản dầu khí, vv...
Trước tình hình trên, nhiều công ty đang nỗ lực đầu tư vào nghiên cứu - phát triển, tìm cách sử dụng các công nghệ, phương tiện hiện tại mà công ty đang sử dụng cho ngành Dầu khí để phục vụ cho đối tượng là các ngành công nghiệp khác.
Cơ chế nào để doanh nghiệp dầu khí vượt qua khủng hoảng giá dầu?
Một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ diễn biến giá dầu là Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling). Giá dầu trung bình nửa đầu năm 2016 chỉ đạt 40,5USD/thùng khiến nhiều dự án thăm dò và khai thác dầu khí phải tạm dừng hoặc giãn tiến độ triển khai, cũng như đơn giá các dịch vụ tiếp tục ở mức thấp.
Để vượt qua khó khăn và hoàn thành kế hoạch năm, PV Drilling đã phải tập trung thực hiện các giải pháp chính như tăng cường công tác tìm kiếm khách hàng, phát triển thị trường ra nước ngoài, đặc biệt là cho các giàn khoan và các dịch vụ liên quan đến khoan chuyển đổi sang một số dịch vụ mới nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động, đồng thời tiếp tục cắt giảm chi phí.
Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) cũng chịu tác động không nhỏ từ diễn biến giảm của giá dầu, trong đó 3 mảng chịu nhiều tác động nhất là: cho thuê tàu chuyên dụng; vận hành lắp đặt, đấu nối các công trình dầu khí biển (O&M); khảo sát địa chấn, địa chất và sửa chữa công trình ngầm bằng robot lặn biển ROV. Nhờ nhanh chóng thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, thực hành triệt để tiết kiệm chi phí, tập trung phát triển kinh doanh, tìm kiếm các hợp đồng dịch vụ mới, PTSC đã đạt những kết quả tương đối khả quan.
Được đánh giá là doanh nghiệp ít chịu ảnh hưởng trong nhóm các công ty hoạt động trong lĩnh vực thượng nguồn (tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí) khi giá dầu giảm, tuy nhiên lãnh đạo Công ty CP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (PVC-MS) cũng chia sẻ, nếu giá dầu tiếp tục giảm mạnh sẽ ảnh hưởng lớn tới việc mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài trong thời gian tới.
Giá dầu giảm đã ảnh hưởng chung đến toàn ngành, song đối với một số đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, diễn biến này giúp chi phí của doanh nghiệp giảm, như Tổng Công ty CP Vận tải Dầu khí (PV Trans). Hiện tại, các hợp đồng chạy theo chuyến của PV Trans được hưởng lợi từ chi phí nhiên liệu giảm, làm tăng biên lợi nhuận gộp của mảng vận tải.
Điều dễ nhận thấy nhất chính là mở rộng các loại hình dịch vụ mới, ra thị trường mới chính là cách mà nhiều doanh nghiệp đang chọn để xoay sở trong giai đoạn này. Các hệ thống kho bãi, cảng biển, chuyên dành cho dầu khí nay cũng phục vụ tất cả các hãng vận tải có nhu cầu. Nhiều đơn vị dịch vụ cơ khí chế tạo dầu khí cũng đã có được hiệu quả bước đầu khi tìm mọi cách cho thuê lại thiết bị, gia công thêm cho các hãng nước ngoài, chế tạo phụ kiện, hướng tới thị trường xuất khẩu để bù lại doanh thu sụt giảm.
Điển hình tại Công ty CP Chế tạo giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard). Từ năm 2016, trong khoảng thời gian gấp rút hoàn thành Dự án Giàn khoan Tam Đảo 05, công ty đã đồng thời tái định hướng sản phẩm và mở rộng lĩnh vực dịch vụ sang các dự án khác như đóng tàu, phương tiện nổi, các dự án chế tạo kết cấu dầu khí cố định và cả các dự án cơ khí trên bờ.
Ví dụ như hợp đồng thi công chế tạo Block cho Triyard; chế tạo, lắp dựng 3 chân đế cho Dự án Daman (Chủ đầu tư ONGC); thi công, chế tạo hệ thống băng tải than cho Dự án Nhiệt điện Thái Bình; sửa chữa thanh răng cho giàn Cửu Long (Vietsoveptro); chế tạo 4 tàu dịch vụ cho PTSC phục vụ vận hành cảng Nghi Sơn… Những hợp đồng này đã mang lại một phần doanh thu giúp PV Shipyard vượt qua cơn bão giá dầu trong năm 2016.
Tuy nhiên, lãnh đạo đơn vị này cũng thẳng thắn chia sẻ, mở rộng dịch vụ ra ngoài ngành chỉ là những giải pháp “cứu cánh” tạm thời đối với PV Shipyard trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay. Lý do thứ nhất, cơ sở hạ tầng và đội ngũ nhân lực của PV Shipyard đã được đầu tư chuyên nghiệp và bài bản về chế tạo giàn khoan tự nâng. Nếu chuyển đổi ngành nghề thì tất cả nhân lực, vật lực mà đơn vị hiện có sẽ không vận dụng được hết khả năng, từ đó gây nên sự lãng phí không hề nhỏ. Thứ hai, PV Shipyard vẫn là một doanh nghiệp non trẻ với năng lực kinh nghiệm chỉ chuyên về các dự án chế tạo giàn khoan tự nâng, còn đối với ngành cơ khí chế tạo trên bờ lại rất khó có thể cạnh tranh được với các đơn vị ngoài ngành khác.
Như vậy, giải pháp mở rộng dịch vụ cũng không phải là một đáp án tối ưu.
Thực tế cho thấy, trong điều kiện hiện nay, việc chuyển đổi ngành nghề hoặc mở rộng dịch vụ ngoài ngành không phải bất kỳ đơn vị dầu khí nào cũng có thể thực hiện được một cách trọn vẹn, nhất là các đơn vị hoạt động trong những lĩnh vực đặc thù như PV Shipyard. Trong khi hiện tại vẫn chưa có bất kỳ cơ chế chính sách hỗ trợ nào dành cho các doanh nghiệp trẻ này vượt qua cơn khủng hoảng giá dầu, thì với bối cảnh thị trường giàn khoan gần như “đóng băng” hiện nay, đây thực sự là một bài toán lớn quyết định vận mệnh của họ!
Ngành dầu khí thế giới lao đao
Kể từ tháng 7-2014 đến nay, hầu hết các doanh nghiệp dầu khí thế giới đều đang phải đối mặt với những thách thức cực kỳ khó khăn khi giá dầu giảm mạnh hơn 50%.
Nhiều tập đoàn dầu mỏ lớn trên thế giới như: BP, ConocoPhillips, ExxonMobil, Chevron Corp… đều có chung một cái kết đắng cho kết quả kinh doanh. Quý IV/2016, nhiều công ty tiếp tục lỗ, tổng doanh thu giảm, sa thải lao động, ngưng hoạt động.
Công trường chế tạo PV Shipyard “vắng bóng” giàn khoan trong giai đoạn giá dầu thấp.
Trước tình hình trên, nhiều công ty đang nỗ lực đầu tư vào nghiên cứu - phát triển, tìm cách sử dụng các công nghệ, phương tiện hiện tại mà công ty đang sử dụng cho ngành Dầu khí để phục vụ cho đối tượng là các ngành công nghiệp khác.
Cơ chế nào để doanh nghiệp dầu khí vượt qua khủng hoảng giá dầu?
Một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ diễn biến giá dầu là Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling). Giá dầu trung bình nửa đầu năm 2016 chỉ đạt 40,5USD/thùng khiến nhiều dự án thăm dò và khai thác dầu khí phải tạm dừng hoặc giãn tiến độ triển khai, cũng như đơn giá các dịch vụ tiếp tục ở mức thấp.
Để vượt qua khó khăn và hoàn thành kế hoạch năm, PV Drilling đã phải tập trung thực hiện các giải pháp chính như tăng cường công tác tìm kiếm khách hàng, phát triển thị trường ra nước ngoài, đặc biệt là cho các giàn khoan và các dịch vụ liên quan đến khoan chuyển đổi sang một số dịch vụ mới nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động, đồng thời tiếp tục cắt giảm chi phí.
Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) cũng chịu tác động không nhỏ từ diễn biến giảm của giá dầu, trong đó 3 mảng chịu nhiều tác động nhất là: cho thuê tàu chuyên dụng; vận hành lắp đặt, đấu nối các công trình dầu khí biển (O&M); khảo sát địa chấn, địa chất và sửa chữa công trình ngầm bằng robot lặn biển ROV. Nhờ nhanh chóng thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, thực hành triệt để tiết kiệm chi phí, tập trung phát triển kinh doanh, tìm kiếm các hợp đồng dịch vụ mới, PTSC đã đạt những kết quả tương đối khả quan.
Được đánh giá là doanh nghiệp ít chịu ảnh hưởng trong nhóm các công ty hoạt động trong lĩnh vực thượng nguồn (tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí) khi giá dầu giảm, tuy nhiên lãnh đạo Công ty CP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (PVC-MS) cũng chia sẻ, nếu giá dầu tiếp tục giảm mạnh sẽ ảnh hưởng lớn tới việc mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài trong thời gian tới.
Giá dầu giảm đã ảnh hưởng chung đến toàn ngành, song đối với một số đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, diễn biến này giúp chi phí của doanh nghiệp giảm, như Tổng Công ty CP Vận tải Dầu khí (PV Trans). Hiện tại, các hợp đồng chạy theo chuyến của PV Trans được hưởng lợi từ chi phí nhiên liệu giảm, làm tăng biên lợi nhuận gộp của mảng vận tải.
Điều dễ nhận thấy nhất chính là mở rộng các loại hình dịch vụ mới, ra thị trường mới chính là cách mà nhiều doanh nghiệp đang chọn để xoay sở trong giai đoạn này. Các hệ thống kho bãi, cảng biển, chuyên dành cho dầu khí nay cũng phục vụ tất cả các hãng vận tải có nhu cầu. Nhiều đơn vị dịch vụ cơ khí chế tạo dầu khí cũng đã có được hiệu quả bước đầu khi tìm mọi cách cho thuê lại thiết bị, gia công thêm cho các hãng nước ngoài, chế tạo phụ kiện, hướng tới thị trường xuất khẩu để bù lại doanh thu sụt giảm.
Điển hình tại Công ty CP Chế tạo giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard). Từ năm 2016, trong khoảng thời gian gấp rút hoàn thành Dự án Giàn khoan Tam Đảo 05, công ty đã đồng thời tái định hướng sản phẩm và mở rộng lĩnh vực dịch vụ sang các dự án khác như đóng tàu, phương tiện nổi, các dự án chế tạo kết cấu dầu khí cố định và cả các dự án cơ khí trên bờ.
Ví dụ như hợp đồng thi công chế tạo Block cho Triyard; chế tạo, lắp dựng 3 chân đế cho Dự án Daman (Chủ đầu tư ONGC); thi công, chế tạo hệ thống băng tải than cho Dự án Nhiệt điện Thái Bình; sửa chữa thanh răng cho giàn Cửu Long (Vietsoveptro); chế tạo 4 tàu dịch vụ cho PTSC phục vụ vận hành cảng Nghi Sơn… Những hợp đồng này đã mang lại một phần doanh thu giúp PV Shipyard vượt qua cơn bão giá dầu trong năm 2016.
Tuy nhiên, lãnh đạo đơn vị này cũng thẳng thắn chia sẻ, mở rộng dịch vụ ra ngoài ngành chỉ là những giải pháp “cứu cánh” tạm thời đối với PV Shipyard trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay. Lý do thứ nhất, cơ sở hạ tầng và đội ngũ nhân lực của PV Shipyard đã được đầu tư chuyên nghiệp và bài bản về chế tạo giàn khoan tự nâng. Nếu chuyển đổi ngành nghề thì tất cả nhân lực, vật lực mà đơn vị hiện có sẽ không vận dụng được hết khả năng, từ đó gây nên sự lãng phí không hề nhỏ. Thứ hai, PV Shipyard vẫn là một doanh nghiệp non trẻ với năng lực kinh nghiệm chỉ chuyên về các dự án chế tạo giàn khoan tự nâng, còn đối với ngành cơ khí chế tạo trên bờ lại rất khó có thể cạnh tranh được với các đơn vị ngoài ngành khác.
Như vậy, giải pháp mở rộng dịch vụ cũng không phải là một đáp án tối ưu.
Thực tế cho thấy, trong điều kiện hiện nay, việc chuyển đổi ngành nghề hoặc mở rộng dịch vụ ngoài ngành không phải bất kỳ đơn vị dầu khí nào cũng có thể thực hiện được một cách trọn vẹn, nhất là các đơn vị hoạt động trong những lĩnh vực đặc thù như PV Shipyard. Trong khi hiện tại vẫn chưa có bất kỳ cơ chế chính sách hỗ trợ nào dành cho các doanh nghiệp trẻ này vượt qua cơn khủng hoảng giá dầu, thì với bối cảnh thị trường giàn khoan gần như “đóng băng” hiện nay, đây thực sự là một bài toán lớn quyết định vận mệnh của họ!
NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Relate Threads