Giá xăng dầu theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp lớn hơn gặp giới hạn bởi Luật Cạnh tranh, tạo cơ hội cho Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) có thể bật dậy sau khi thay đổi cơ cấu vốn.
Triển vọng
PV Oil đang hoàn tất các thủ tục chuẩn bị cho việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) sẽ diễn ra vào ngày 25/1/2018 tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE).
Theo quyết định được phê duyệt, Nhà nước (thông qua Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) sẽ nắm giữ 35,1% vốn điều lệ tại PV Oil; 20% vốn điều lệ sẽ được bán đấu giá công khai và nhà đầu tư chiến lược sẽ được mua tới 44,72%.
Sau 5 năm cổ phần hóa, tới năm 2022, PV Oil dự kiến có 1.570 của hàng xăng dầu và chiếm 35% thị phần nội địa.
Ông Cao Hoài Dương, Tổng giám đốc PV Oil cho biết, việc nhà đầu tư chiến lược được nắm giữ tới 44,72% vốn điều lệ của PV Oil là rất thuận lợi cho quá trình IPO, bởi điều này giúp nhà đầu tư có thể tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp, chứ không chỉ thuần túy bỏ vốn và có quyền bỏ phiếu cho các kế hoạch hoạt động.
Hiện cả nước có 29 đầu mối nhập khẩu xăng dầu được cấp phép và khoảng 120 thương nhân phân phối xăng dầu đang hoạt động. Tuy nhiên, 90% thị phần vẫn thuộc về 5 đầu mối lớn và PV Oil hiện đứng ở vị trí thứ 2, chiếm 20 - 22% thị phần. Đứng đầu là Petrolimex, với 44% thị phần.
Tính đến tháng 12/2017, PV Oil sở hữu 540 cửa hàng xăng dầu và gần 3.000 cửa hàng xăng dầu của các tổng đại lý, đại lý khác trong toàn quốc, tăng mạnh so với 82 cửa hàng khi mới thành lập.
Với thực tế Petrolimex bị đụng trần giới hạn khi không thể gia tăng thị phần trên 50% theo Luật Cạnh tranh, cộng thêm Nhà nước sẽ giữ 65 - 75% số cổ phần, cơ hội để “thay da, đổi thịt” và tiếp tục mở rộng thị phần của Petrolimex là không nhiều. Trong khi đó, dư địa để PV Oil có những đột phá mới khi thay đổi mô hình hoạt động và cơ cấu sở hữu vốn được xem là khá hẫp dẫn đối với nhà đầu tư.
19 doanh nghiệp đăng ký làm cổ đông chiến lược của PV Oil
Có vốn điều lệ 10.342 tỷ đồng và giá khởi điểm 13.400 đồng/cổ phiếu, PV Oil dường như có lợi thế hơn so với Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (vốn điều lệ 31.004 tỷ đồng, giá khởi điểm 14.600 đồng/cổ phiếu) và Tổng công ty Điện lực dầu khí (vốn điều lệ 23.418 tỷ đồng, giá khởi điểm 14.400 đồng/cổ phiếu cùng tiến hành IPO đợt này.
Đặc biệt, nếu so với giá cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đang giao dịch ở mức hơn 64.000 đồng/cổ phiếu, thì xem ra, cơ hội cho PV Oil là không nhỏ.
Ông Cao Hoài Dương cho hay, đã có 19 doanh nghiệp đăng ký làm cổ đông chiến lược của PV Oil, trong đó có nhiều tên tuổi lớn của thế giới.
Theo quy định hiện hành, nhà đầu tư nước ngoài chỉ có quyền tham gia mảng bán lẻ xăng dầu tại thị trường Việt Nam thông qua mua cổ phần trong công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối nếu có tham gia đầu tư vào nhà máy lọc dầu. Như vậy, chỉ khi nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của BSR hoặc chính là các đối tác ngoại đang góp vốn trong Công ty liên doanh Lọc hóa dầu Nghi Sơn mở hầu bao, thì PV Oil mới có cổ đông ngoại.
Ông Dương cho rằng, dư địa cho thị trường bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam còn rất lớn, nếu tính theo mức tiêu thụ xăng trên đầu người, cũng như khả năng phát triển của nền kinh tế. Các số liệu thống kê cũng cho thấy, mức tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam hiện chỉ 17 - 19 triệu tấn/năm, trong đó khoảng 65% là nhập khẩu.
Năm 2014, lợi nhuận sau thuế của PV Oil tuy âm 1.509 tỷ đồng, nhưng đã bật tăng và đạt 527 tỷ đồng trong năm 2015 và 533 tỷ đồng năm 2016.
Sau cổ phần hóa, PV Oil cũng có kế hoạch bổ sung một loạt dịch vụ liên quan đến bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, xe máy, bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá hay các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động…, làm tiền đề để kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng rất tiềm năng, góp phần gia tăng lợi nhuận của PV Oil trong tương lai khi được khai thác triệt để.
Trên thị trường cả nước hiện có tới hơn 20 doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu đang hoạt động, PV Oil đặt ra mục tiêu mua lại một phần hoặc toàn bộ một hoặc một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhỏ kém hiệu quả để mở rộng thị phần và đặc biệt là gia tăng mạnh mẽ sản lượng bán lẻ, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu.
Sau 5 năm cổ phần hóa, tới năm 2022, PV Oil dự kiến có 1.570 của hàng xăng dầu và chiếm 35% thị phần nội địa, tỷ trọng bán lẻ và bán khách hàng công nghiệp đạt 35%.
Triển vọng
PV Oil đang hoàn tất các thủ tục chuẩn bị cho việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) sẽ diễn ra vào ngày 25/1/2018 tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE).
Theo quyết định được phê duyệt, Nhà nước (thông qua Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) sẽ nắm giữ 35,1% vốn điều lệ tại PV Oil; 20% vốn điều lệ sẽ được bán đấu giá công khai và nhà đầu tư chiến lược sẽ được mua tới 44,72%.
Sau 5 năm cổ phần hóa, tới năm 2022, PV Oil dự kiến có 1.570 của hàng xăng dầu và chiếm 35% thị phần nội địa.
Hiện cả nước có 29 đầu mối nhập khẩu xăng dầu được cấp phép và khoảng 120 thương nhân phân phối xăng dầu đang hoạt động. Tuy nhiên, 90% thị phần vẫn thuộc về 5 đầu mối lớn và PV Oil hiện đứng ở vị trí thứ 2, chiếm 20 - 22% thị phần. Đứng đầu là Petrolimex, với 44% thị phần.
Tính đến tháng 12/2017, PV Oil sở hữu 540 cửa hàng xăng dầu và gần 3.000 cửa hàng xăng dầu của các tổng đại lý, đại lý khác trong toàn quốc, tăng mạnh so với 82 cửa hàng khi mới thành lập.
Với thực tế Petrolimex bị đụng trần giới hạn khi không thể gia tăng thị phần trên 50% theo Luật Cạnh tranh, cộng thêm Nhà nước sẽ giữ 65 - 75% số cổ phần, cơ hội để “thay da, đổi thịt” và tiếp tục mở rộng thị phần của Petrolimex là không nhiều. Trong khi đó, dư địa để PV Oil có những đột phá mới khi thay đổi mô hình hoạt động và cơ cấu sở hữu vốn được xem là khá hẫp dẫn đối với nhà đầu tư.
19 doanh nghiệp đăng ký làm cổ đông chiến lược của PV Oil
Có vốn điều lệ 10.342 tỷ đồng và giá khởi điểm 13.400 đồng/cổ phiếu, PV Oil dường như có lợi thế hơn so với Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (vốn điều lệ 31.004 tỷ đồng, giá khởi điểm 14.600 đồng/cổ phiếu) và Tổng công ty Điện lực dầu khí (vốn điều lệ 23.418 tỷ đồng, giá khởi điểm 14.400 đồng/cổ phiếu cùng tiến hành IPO đợt này.
Đặc biệt, nếu so với giá cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đang giao dịch ở mức hơn 64.000 đồng/cổ phiếu, thì xem ra, cơ hội cho PV Oil là không nhỏ.
Ông Cao Hoài Dương cho hay, đã có 19 doanh nghiệp đăng ký làm cổ đông chiến lược của PV Oil, trong đó có nhiều tên tuổi lớn của thế giới.
Theo quy định hiện hành, nhà đầu tư nước ngoài chỉ có quyền tham gia mảng bán lẻ xăng dầu tại thị trường Việt Nam thông qua mua cổ phần trong công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối nếu có tham gia đầu tư vào nhà máy lọc dầu. Như vậy, chỉ khi nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của BSR hoặc chính là các đối tác ngoại đang góp vốn trong Công ty liên doanh Lọc hóa dầu Nghi Sơn mở hầu bao, thì PV Oil mới có cổ đông ngoại.
Ông Dương cho rằng, dư địa cho thị trường bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam còn rất lớn, nếu tính theo mức tiêu thụ xăng trên đầu người, cũng như khả năng phát triển của nền kinh tế. Các số liệu thống kê cũng cho thấy, mức tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam hiện chỉ 17 - 19 triệu tấn/năm, trong đó khoảng 65% là nhập khẩu.
Năm 2014, lợi nhuận sau thuế của PV Oil tuy âm 1.509 tỷ đồng, nhưng đã bật tăng và đạt 527 tỷ đồng trong năm 2015 và 533 tỷ đồng năm 2016.
Sau cổ phần hóa, PV Oil cũng có kế hoạch bổ sung một loạt dịch vụ liên quan đến bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, xe máy, bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá hay các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động…, làm tiền đề để kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng rất tiềm năng, góp phần gia tăng lợi nhuận của PV Oil trong tương lai khi được khai thác triệt để.
Trên thị trường cả nước hiện có tới hơn 20 doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu đang hoạt động, PV Oil đặt ra mục tiêu mua lại một phần hoặc toàn bộ một hoặc một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhỏ kém hiệu quả để mở rộng thị phần và đặc biệt là gia tăng mạnh mẽ sản lượng bán lẻ, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu.
Sau 5 năm cổ phần hóa, tới năm 2022, PV Oil dự kiến có 1.570 của hàng xăng dầu và chiếm 35% thị phần nội địa, tỷ trọng bán lẻ và bán khách hàng công nghiệp đạt 35%.
Thanh Hương
Báo Đầu tư
Báo Đầu tư
Relate Threads