Nhiều doanh nghiệp (DN) kinh doanh gas phản ánh Nghị định 19 (thay cho Nghị định 107 ban hành năm 2009) quy định về điều kiện, quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với từng hình thức kinh doanh gas đang gây khó cho hoạt động của DN nhỏ. Trong khi đó, một số DN khác lại cho rằng việc hạ chuẩn các điều kiện kinh doanh gas sẽ gây thiệt hại kinh tế cho những DN chân chính và tình trạng sang chiết gas lậu vốn đã khó kiểm soát sẽ càng khó kiểm soát hơn.
Dễ cho doanh nghiệp, khổ cho người dân
Đại diện Công ty TNHH Thương mại Hoàng Thái Thanh Hóa cho biết, hoạt động kinh doanh gas giai đoạn trước năm 2009 hoàn toàn tự do, thiếu cơ chế giám sát, nhiều loại hình thương nhân, cơ sở kinh doanh gas mọc lên như nấm. Điều này đã dẫn đến hậu quả hiện tượng tranh mua, tranh bán, giành giật thị trường bằng mọi thủ đoạn, từ cắt tai, mài vỏ bình gas của nhau, giả nhãn hiệu gas bình, sang chiết lậu..., rất nguy hiểm cho người tiêu dùng do bình gas trôi nổi không đảm bảo các tiêu chuẩn kiểm tra an toàn.
Do chưa có quy định về điều kiện, quyền, nghĩa vụ và cơ chế họat động của đại lý nên đã phát sinh nhiều tiêu cực, gây bất ổn thị trường như tình trạng chiếm dụng chai LPG, gian lận thương mại, nhái nhãn mác, giả nhãn hiệu gas chai và phân phối thông qua hệ thống phân phối của thương nhân khác. Trước tình trạng tiêu cực trên, ngày 26-11-2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 107 quy định điều kiện, quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với từng hình thức kinh doanh gas. Qua quá trình vận hành NĐ 107, thị trường kinh doanh gas đã cơ bản đi vào ổn định, trật tự và nề nếp hơn. Ngày 22-3-2016, Nghị định 19 ra đời đã tiếp tục hạ chuẩn một số quy định về điều kiện kinh doanh gas. Tuy nhiên, nhiều DN kinh doanh gas đầu mối lo lắng, việc hạ thấp các quy định tiêu chuẩn về điều kiện được kinh doanh gas e rằng sẽ tạo điều kiện cho các DN kinh doanh trái phép, vốn và năng lực yếu không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, tiếp tục “nhảy” vào thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân dùng gas.
Có thể so sánh, NĐ 107 quy định đối với thương nhân phân phối LPG cấp 1 phải đáp ứng các điều kiện sở hữu 300.000 chai LPG các loại và sở hữu các bồn chứa với tổng dung tích là 800m3. Nay, NĐ 19 quy định để đủ điều kiện, thương nhân phân phối LPG chỉ cần sở hữu 100.000 vỏ chai (giảm 3 lần), dung tích bồn chứa giảm xuống chỉ còn 300m3 và mở rộng các hình thức đáp ứng điều kiện về bồn chứa LPG (có thể đồng sở hữu hoặc đi thuê). Như vậy, có thể thấy nếu DN trước đây đã là thương nhân kinh doanh LPG cấp 1 thì nay sẽ thuộc loại hình thương nhân phân phối LPG. Vấn đề là khi số DN đầu mối phân phối LPG quá nhiều, liệu cơ quan quản lý có thể kiểm soát hết hoạt động và ngăn chặn các nguy cơ sang chiết gas lậu, kinh doanh gas không an toàn.
Kinh doanh phải có hệ thống
Do gas là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, NĐ 107 và NĐ 19 đều quy định chặt chẽ mối liên hệ đại lý - tổng đại lý - công ty đầu mối. Đây cũng là điều khoản gây tranh cãi nhiều nhất.
NĐ 19 quy định tổng đại lý kinh doanh LPG được ký với 3 thương nhân đầu mối kinh doanh LPG; đại lý kinh doanh LPG được ký với 3 thương nhân đầu mối kinh doanh LPG hoặc 1 tổng đại lý. Tuy nhiên, một số DN gas kiến nghị, cần sửa đổi theo hướng bỏ điều kiện tổng đại lý kinh doanh gas phải có cửa hàng bán gas và phải có tối thiểu 10 đại lý. Bỏ quy định về điều kiện đối với đại lý kinh doanh gas chỉ được ký hợp đồng làm đại lý cho 1 tổng đại lý hoặc 3 thương nhân kinh doanh gas đầu mối… Trong khi đó, đa số những DN gas đầu ngành lẫn đại lý bán lẻ đều cho rằng không nên nới lỏng các điều kiện vì đây là ngành nghề có điều kiện, dễ gây mất an toàn cháy nổ.
Đại diện Tổng Công ty Gas Petrolimex cũng cho rằng, gas là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi có đầu tư lớn, nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ cao, tính an toàn nghiêm ngặt, nên việc tổ chức kinh doanh phải bài bản và có tính hệ thống. Do đó, các quy định về vỏ bình, kho chứa, kênh phân phối nên được giữ nguyên như NĐ 19 đã quy định. “Hiện thị trường có khoảng 18% - 25% sản lượng gas bị sang chiết lậu. Như vậy, với tổng sản lượng tiêu thụ gas khoảng 1,3 triệu tấn/năm, con số thiệt hại từ hoạt động sang chiết lậu là rất lớn. Ngành LPG đã phải ký thỏa thuận với Bộ Công an để chống gian lận thương mại”, vị đại diện Gas Petrolimex đưa ra dẫn chứng.
Trao đổi bên lề hội nghị ngành công thương mới đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết NĐ mới đã có quy định về thời gian chuyển tiếp để DN nào chưa đáp ứng đủ điều kiện có thể vươn lên đáp ứng. Theo ông Khánh, nếu DN nhỏ chưa đáp ứng điều kiện để trở thành thương nhân nhập khẩu gas, chưa đủ điều kiện để thành thương nhân đầu mối kinh doanh gas tại nhiều tỉnh, vẫn có thể trở thành đại lý cho các tổng đại lý hoặc các thương nhân nhập khẩu. “Tùy theo năng lực, doanh nghiệp có thể tham gia vào một vị trí nhất định trong chuỗi kinh doanh. Càng lên mức độ cao, doanh nghiệp càng phải đáp ứng những yêu cầu cao hơn. Khi không có kho, không đáp ứng đủ điều kiện, nhưng lại kinh doanh gas trên nhiều tỉnh sẽ rất khó cho cơ quan quản lý trong việc kiểm soát”, ông Khánh nêu quan điểm .
Dễ cho doanh nghiệp, khổ cho người dân
Đại diện Công ty TNHH Thương mại Hoàng Thái Thanh Hóa cho biết, hoạt động kinh doanh gas giai đoạn trước năm 2009 hoàn toàn tự do, thiếu cơ chế giám sát, nhiều loại hình thương nhân, cơ sở kinh doanh gas mọc lên như nấm. Điều này đã dẫn đến hậu quả hiện tượng tranh mua, tranh bán, giành giật thị trường bằng mọi thủ đoạn, từ cắt tai, mài vỏ bình gas của nhau, giả nhãn hiệu gas bình, sang chiết lậu..., rất nguy hiểm cho người tiêu dùng do bình gas trôi nổi không đảm bảo các tiêu chuẩn kiểm tra an toàn.
Do chưa có quy định về điều kiện, quyền, nghĩa vụ và cơ chế họat động của đại lý nên đã phát sinh nhiều tiêu cực, gây bất ổn thị trường như tình trạng chiếm dụng chai LPG, gian lận thương mại, nhái nhãn mác, giả nhãn hiệu gas chai và phân phối thông qua hệ thống phân phối của thương nhân khác. Trước tình trạng tiêu cực trên, ngày 26-11-2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 107 quy định điều kiện, quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với từng hình thức kinh doanh gas. Qua quá trình vận hành NĐ 107, thị trường kinh doanh gas đã cơ bản đi vào ổn định, trật tự và nề nếp hơn. Ngày 22-3-2016, Nghị định 19 ra đời đã tiếp tục hạ chuẩn một số quy định về điều kiện kinh doanh gas. Tuy nhiên, nhiều DN kinh doanh gas đầu mối lo lắng, việc hạ thấp các quy định tiêu chuẩn về điều kiện được kinh doanh gas e rằng sẽ tạo điều kiện cho các DN kinh doanh trái phép, vốn và năng lực yếu không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, tiếp tục “nhảy” vào thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân dùng gas.
Kinh doanh phải có hệ thống
Do gas là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, NĐ 107 và NĐ 19 đều quy định chặt chẽ mối liên hệ đại lý - tổng đại lý - công ty đầu mối. Đây cũng là điều khoản gây tranh cãi nhiều nhất.
NĐ 19 quy định tổng đại lý kinh doanh LPG được ký với 3 thương nhân đầu mối kinh doanh LPG; đại lý kinh doanh LPG được ký với 3 thương nhân đầu mối kinh doanh LPG hoặc 1 tổng đại lý. Tuy nhiên, một số DN gas kiến nghị, cần sửa đổi theo hướng bỏ điều kiện tổng đại lý kinh doanh gas phải có cửa hàng bán gas và phải có tối thiểu 10 đại lý. Bỏ quy định về điều kiện đối với đại lý kinh doanh gas chỉ được ký hợp đồng làm đại lý cho 1 tổng đại lý hoặc 3 thương nhân kinh doanh gas đầu mối… Trong khi đó, đa số những DN gas đầu ngành lẫn đại lý bán lẻ đều cho rằng không nên nới lỏng các điều kiện vì đây là ngành nghề có điều kiện, dễ gây mất an toàn cháy nổ.
Đại diện Tổng Công ty Gas Petrolimex cũng cho rằng, gas là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi có đầu tư lớn, nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ cao, tính an toàn nghiêm ngặt, nên việc tổ chức kinh doanh phải bài bản và có tính hệ thống. Do đó, các quy định về vỏ bình, kho chứa, kênh phân phối nên được giữ nguyên như NĐ 19 đã quy định. “Hiện thị trường có khoảng 18% - 25% sản lượng gas bị sang chiết lậu. Như vậy, với tổng sản lượng tiêu thụ gas khoảng 1,3 triệu tấn/năm, con số thiệt hại từ hoạt động sang chiết lậu là rất lớn. Ngành LPG đã phải ký thỏa thuận với Bộ Công an để chống gian lận thương mại”, vị đại diện Gas Petrolimex đưa ra dẫn chứng.
Trao đổi bên lề hội nghị ngành công thương mới đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết NĐ mới đã có quy định về thời gian chuyển tiếp để DN nào chưa đáp ứng đủ điều kiện có thể vươn lên đáp ứng. Theo ông Khánh, nếu DN nhỏ chưa đáp ứng điều kiện để trở thành thương nhân nhập khẩu gas, chưa đủ điều kiện để thành thương nhân đầu mối kinh doanh gas tại nhiều tỉnh, vẫn có thể trở thành đại lý cho các tổng đại lý hoặc các thương nhân nhập khẩu. “Tùy theo năng lực, doanh nghiệp có thể tham gia vào một vị trí nhất định trong chuỗi kinh doanh. Càng lên mức độ cao, doanh nghiệp càng phải đáp ứng những yêu cầu cao hơn. Khi không có kho, không đáp ứng đủ điều kiện, nhưng lại kinh doanh gas trên nhiều tỉnh sẽ rất khó cho cơ quan quản lý trong việc kiểm soát”, ông Khánh nêu quan điểm .
MINH XUÂN - LẠC PHONG/Sài Gòn Giải Phóng
Relate Threads