Dù có kết quả kinh doanh tốt và luôn thể hiện tiềm lực, nhưng cảm nhận của nhiều nhà đầu tư (NĐT) đối với cổ phiếu ngành dầu khí là "phiêu" trước những biến động của giá dầu.
Dù kết quả kinh doanh (KQKD) sụt giảm, song mới đây, trong ĐHCĐ của Tổng công ty CP Khí Việt Nam (GAS), NĐT vẫn tỏ ra quan tâm đặc biệt đến cổ phiếu này.
Theo đó, kết thúc năm 2015, GAS ghi nhận doanh thu đạt 64.509 tỷ đồng (giảm 12,4%) và lợi nhuận sau thuế đạt 8.832 tỷ đồng (giảm 38,5%). Ngoại trừ mảng dịch vụ vận chuyển khí, các mảng kinh doanh chính của GAS trong năm 2015 đều suy giảm doanh thu.
Bù lại, HĐQT của GAS quyết định nâng mức cổ tức 2015 lên 35% theo đề nghị của PVN, tức sẽ còn trả 5% trong thời gian tới (đã tạm ứng 30%). Mức cổ tức năm 2016 sẽ là 30%, tỷ lệ cổ tức/thị giá ngày 15/4 là 6,5%.
Với mức cổ tức trên, nhiều NĐT vẫn lựa chọn bám GAS để hưởng lợi ích. Ngược lại, cũng có một số người lo ngại rằng tỷ lệ cổ tức dù cao nhưng kinh doanh của GAS bị phụ thuộc quá nhiều vào diễn biến giá dầu, việc dự đoán không chuẩn xác về giá sẽ khiến KQKD của GAS bị đảo lộn.
Cụ thể hơn tại ĐHCĐ, HĐQT của GAS đưa ra các phương án cho các kịch bản giá dầu 2016 thấp hơn năm 2015 kể cả khi giá dầu về mức 20 USD/thùng, nhưng không tiết lộ chi tiết mà chỉ đưa ra vài con số ước lượng.
Chẳng hạn, khi giá dầu 40 USD/thùng và với sản lượng không đổi, doanh thu ước đạt 47.000 tỷ đồng và lợi nhuận khoảng 6.000 tỷ đồng; nếu giá dầu 30 USD/thùng doanh thu khoảng 44.000 tỷ đồng và lợi nhuận hơn 4.700 tỷ đồng.
Mặc dù lấy kịch bản giá dầu 60 USD/thùng nhưng theo nhận định của giới phân tích, đây vẫn là những con số hết sức thận trọng, thậm chí giảm mạnh so với kết quả thực hiện của năm 2015.
Ngoài giá dầu, còn dự báo nhu cầu tiêu thụ khí khô năm nay sẽ tăng do yếu tố hạn hán, kéo theo các nhà máy thủy điện sẽ giảm khả năng sản xuất, tức áp lực tăng sản lượng điện sẽ đặt lên vai các nhà máy nhiệt điện.
Cũng là một cổ phiếu có tiềm lực mạnh, PVI được nhiều NĐT săn đón nhưng cũng không khỏi thấp thỏm lo. Theo ghi nhận của Công ty Chứng khoán BSC, năm 2015, PVI đạt được 7.248 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm (tăng 21,1%) trong đó bảo hiểm phi nhân thọ ghi nhận 3.146 tỷ đồng (tăng 32% so với cùng kỳ).
LNST đạt 576.3 tỷ (tăng 135% so với cùng kỳ). Trong năm, Công ty ghi nhận lợi nhuận đột biến khoảng 468 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng 26% PVI SunLife. ĐHĐCĐ đã thông qua cổ tức 2015 là 20%, nâng từ mức kế hoạch 9% trước đó. Cổ tức dự kiến của năm 2016 là 12%, được trả trong quý II năm nay.
Tuy nhiên, năm 2016 dự kiến có nhiều khó khăn cho PVI khi giá dầu xuống thấp làm các đơn vị cắt giảm nhân sự, chi phí, vốn đầu tư, qua đó ảnh hưởng đến doanh thu bảo hiểm trong lĩnh vực dầu khí của PVI. Trong năm 2015, tỷ lệ doanh thu liên quan đến tập đoàn dầu khí trong tổng doanh thu là 28%.
Công ty dự kiến sẽ phải mở rộng mạng lưới phân phối, tập trung phát triển kênh Banca, để bù lại cho mức giảm doanh thu từ lĩnh vực dầu khí. Trong năm, PVI tiếp tục thực hiện các công tác tìm kiếm NĐT chiến lược cho PVI Re, thực hiện kế hoạch thoái vốn khỏi Công ty CP Đầu tư PV2 (giá gốc 73,3 tỷ đồng).
Một cổ phiếu được nhắc nhiều trong ngành khí là Đạm Phú Mỹ (DPM). Hiện nay, đối với NĐT, việc DN tăng cổ tức tiền mặt 2015 lên 4.000 đồng/cp (tương ứng lợi suất cổ tức 13,5% so với hiện tại) là một tín hiệu tích cực.
Nhiều người có quyền kỳ vọng giá trị của cổ phiếu này sẽ đầy triển vọng từ năm 2016 trở đi. Hiện nay, công ty này cũng có kế hoạch duy trì mức cổ tức tiền mặt tối thiểu 3.000 đồng/cp (lợi suất cổ tức 10%).
Thế nhưng, DPM cũng đưa ra kế hoạch kinh doanh khá thận trọng cho năm 2016 với doanh thu 9,1 nghìn tỷ đồng (404 triệu USD) và LNST 1,2 nghìn tỷ đồng (55 triệu USD), thấp hơn lần lượt 5% và 28% dự báo.
Điều này xuất phát từ yếu tố thị trường, tình hình kinh tế có những biến đổi không lường trước được. Chẳng hạn, DPM cũng đưa ra chiến lược phát triển giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2035.
Trong vòng 5 năm tới, DPM sẽ tiếp tục duy trì vị trí số một trong thị trường phân bón trong nước, đưa vào hoạt động thành công nhà máy NPK trong năm 2017 và phát triển mảng kinh doanh hóa chất chuyên dụng khi đưa thêm nhiều dự án vào hoạt động.
Tuy nhiên, nhiều người cũng đặt câu hỏi thời gian tới, khi thị trường tăng trưởng chính là mảng phân ure và NPK bão hòa, thì DPM sẽ thế nào? Và khi các mảng kinh doanh hoá chất bị phụ thuộc nhiều vào giá dầu, cổ phiếu của DPM sẽ ra sao?...
Suy cho cùng, với những cổ phiếu có phụ thuộc vào giá dầu, dù rất triển vọng nhưng không phải cổ phiếu nào cũng có thể đạt được kỳ vọng. Theo đó, NĐT có thể phản ứng tích cực với những thông tin mà DN đưa ra. Song, cũng cần cân nhắc những yếu tố tác động đến ngành để có thể lựa chọn đầu tư sao cho phù hợp nhất.
Dù kết quả kinh doanh (KQKD) sụt giảm, song mới đây, trong ĐHCĐ của Tổng công ty CP Khí Việt Nam (GAS), NĐT vẫn tỏ ra quan tâm đặc biệt đến cổ phiếu này.
Theo đó, kết thúc năm 2015, GAS ghi nhận doanh thu đạt 64.509 tỷ đồng (giảm 12,4%) và lợi nhuận sau thuế đạt 8.832 tỷ đồng (giảm 38,5%). Ngoại trừ mảng dịch vụ vận chuyển khí, các mảng kinh doanh chính của GAS trong năm 2015 đều suy giảm doanh thu.
Bù lại, HĐQT của GAS quyết định nâng mức cổ tức 2015 lên 35% theo đề nghị của PVN, tức sẽ còn trả 5% trong thời gian tới (đã tạm ứng 30%). Mức cổ tức năm 2016 sẽ là 30%, tỷ lệ cổ tức/thị giá ngày 15/4 là 6,5%.
Với mức cổ tức trên, nhiều NĐT vẫn lựa chọn bám GAS để hưởng lợi ích. Ngược lại, cũng có một số người lo ngại rằng tỷ lệ cổ tức dù cao nhưng kinh doanh của GAS bị phụ thuộc quá nhiều vào diễn biến giá dầu, việc dự đoán không chuẩn xác về giá sẽ khiến KQKD của GAS bị đảo lộn.
Cụ thể hơn tại ĐHCĐ, HĐQT của GAS đưa ra các phương án cho các kịch bản giá dầu 2016 thấp hơn năm 2015 kể cả khi giá dầu về mức 20 USD/thùng, nhưng không tiết lộ chi tiết mà chỉ đưa ra vài con số ước lượng.
Chẳng hạn, khi giá dầu 40 USD/thùng và với sản lượng không đổi, doanh thu ước đạt 47.000 tỷ đồng và lợi nhuận khoảng 6.000 tỷ đồng; nếu giá dầu 30 USD/thùng doanh thu khoảng 44.000 tỷ đồng và lợi nhuận hơn 4.700 tỷ đồng.
Mặc dù lấy kịch bản giá dầu 60 USD/thùng nhưng theo nhận định của giới phân tích, đây vẫn là những con số hết sức thận trọng, thậm chí giảm mạnh so với kết quả thực hiện của năm 2015.
Ngoài giá dầu, còn dự báo nhu cầu tiêu thụ khí khô năm nay sẽ tăng do yếu tố hạn hán, kéo theo các nhà máy thủy điện sẽ giảm khả năng sản xuất, tức áp lực tăng sản lượng điện sẽ đặt lên vai các nhà máy nhiệt điện.
Cũng là một cổ phiếu có tiềm lực mạnh, PVI được nhiều NĐT săn đón nhưng cũng không khỏi thấp thỏm lo. Theo ghi nhận của Công ty Chứng khoán BSC, năm 2015, PVI đạt được 7.248 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm (tăng 21,1%) trong đó bảo hiểm phi nhân thọ ghi nhận 3.146 tỷ đồng (tăng 32% so với cùng kỳ).
LNST đạt 576.3 tỷ (tăng 135% so với cùng kỳ). Trong năm, Công ty ghi nhận lợi nhuận đột biến khoảng 468 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng 26% PVI SunLife. ĐHĐCĐ đã thông qua cổ tức 2015 là 20%, nâng từ mức kế hoạch 9% trước đó. Cổ tức dự kiến của năm 2016 là 12%, được trả trong quý II năm nay.
Tuy nhiên, năm 2016 dự kiến có nhiều khó khăn cho PVI khi giá dầu xuống thấp làm các đơn vị cắt giảm nhân sự, chi phí, vốn đầu tư, qua đó ảnh hưởng đến doanh thu bảo hiểm trong lĩnh vực dầu khí của PVI. Trong năm 2015, tỷ lệ doanh thu liên quan đến tập đoàn dầu khí trong tổng doanh thu là 28%.
Một cổ phiếu được nhắc nhiều trong ngành khí là Đạm Phú Mỹ (DPM). Hiện nay, đối với NĐT, việc DN tăng cổ tức tiền mặt 2015 lên 4.000 đồng/cp (tương ứng lợi suất cổ tức 13,5% so với hiện tại) là một tín hiệu tích cực.
Nhiều người có quyền kỳ vọng giá trị của cổ phiếu này sẽ đầy triển vọng từ năm 2016 trở đi. Hiện nay, công ty này cũng có kế hoạch duy trì mức cổ tức tiền mặt tối thiểu 3.000 đồng/cp (lợi suất cổ tức 10%).
Thế nhưng, DPM cũng đưa ra kế hoạch kinh doanh khá thận trọng cho năm 2016 với doanh thu 9,1 nghìn tỷ đồng (404 triệu USD) và LNST 1,2 nghìn tỷ đồng (55 triệu USD), thấp hơn lần lượt 5% và 28% dự báo.
Điều này xuất phát từ yếu tố thị trường, tình hình kinh tế có những biến đổi không lường trước được. Chẳng hạn, DPM cũng đưa ra chiến lược phát triển giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2035.
Trong vòng 5 năm tới, DPM sẽ tiếp tục duy trì vị trí số một trong thị trường phân bón trong nước, đưa vào hoạt động thành công nhà máy NPK trong năm 2017 và phát triển mảng kinh doanh hóa chất chuyên dụng khi đưa thêm nhiều dự án vào hoạt động.
Tuy nhiên, nhiều người cũng đặt câu hỏi thời gian tới, khi thị trường tăng trưởng chính là mảng phân ure và NPK bão hòa, thì DPM sẽ thế nào? Và khi các mảng kinh doanh hoá chất bị phụ thuộc nhiều vào giá dầu, cổ phiếu của DPM sẽ ra sao?...
Suy cho cùng, với những cổ phiếu có phụ thuộc vào giá dầu, dù rất triển vọng nhưng không phải cổ phiếu nào cũng có thể đạt được kỳ vọng. Theo đó, NĐT có thể phản ứng tích cực với những thông tin mà DN đưa ra. Song, cũng cần cân nhắc những yếu tố tác động đến ngành để có thể lựa chọn đầu tư sao cho phù hợp nhất.
LÂM ANH - Doanh Nhân Sài Gòn
Relate Threads