Với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, trong 6 tháng cuối năm nay, thị trường sẽ chứng kiến nhiều đợt bán đấu giá cổ phần của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp ngành dầu khí.
Từ kế hoạch lên sàn của PV Building và PV Machino
Ngày 12/7 vừa qua, phiên đấu giá 7,97 triệu cổ phần, tương đương 45,53% vốn điều lệ CTCP Nhà và Thương mại Dầu khí (PV Building) do Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm giữ đã diễn ra với kết quả 2,3 triệu cổ phần được chào bán thành công, chỉ đạt 29% lượng cổ phần đưa ra đấu giá.
Trước phiên đấu giá, ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng giám đốc BSR cho biết, việc giảm tỷ lệ sở hữu tại PV Building từ 96,53% xuống 51% nhằm thực hiện phương án tái cơ cấu BSR, đồng thời đưa PV Building thành công ty đại chúng và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Như vậy, rất có thể, BRS tiếp tục thoái 5,67 triệu cổ phần PV Building “ế” trong đợt đấu giá vừa qua, để đạt mục tiêu đưa tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp này về 51%.
PV Building hiện có vốn điều lệ 175 tỷ đồng, hoạt động trong ba lĩnh vực chính (sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bao bì; kinh doanh các loại hạt nhựa; dịch vụ quản lý nhà ở, nhà hàng, lưu trú). Công ty cũng đang nắm thị phần lớn về cung cấp các sản phẩm bao xi măng, bao đựng nông sản và hiện đang cung cấp 100% sản phẩm bao PE 3 lớp của Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Theo kế hoạch, BSR sẽ tiến hành IPO vào cuối năm 2016.
Theo kế hoạch, PV Building sẽ đầu tư nâng công suất nhà máy sản xuất bao PE3 lớp để cung cấp cho Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. PV Building cũng là nhà phân phối phần lớn sản phẩm hạt nhựa PP của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, với sản lượng 12.000 - 14.000 tấn/năm. Năm 2015, lãi ròng của PV Building đạt 10,8 tỷ đồng, dự kiến lợi nhuận của Công ty tăng trưởng trung bình 30% hàng năm trong thời gian tới.
Một doanh nghiệp khác cùng họ dầu khí là CTCP Máy và Thiết bị Dầu khí (PVMachino), thành viên của Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power), được cổ đông hy vọng sớm lên sàn niêm yết trong thời gian tới, sau khi “khất lần” cổ đông suốt gần 6 năm qua.
Theo Ban lãnh đạo Công ty, lý do PVMachino chưa lên sàn là vì có nhiều biến động trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận không đạt mục tiêu đề ra trong các năm qua, bên cạnh các yếu tố khác như thị trường kém thuận lợi, phải tập trung tái cơ cấu… Năm 2015, Hội đồng quản trị PVMachino đã đưa vào tờ trình Đại hội đồng cổ đông về nội dung “sẽ sớm thực hiện niêm yết cổ phiếu” khi triển vọng lợi nhuận sáng sủa hơn. Năm 2015, Công ty đã công bố kết quả kinh doanh khả quan với tổng doanh thu năm 2015 đạt 664,4 tỷ đồng, vượt 11% so với kế hoạch, lợi nhuận cả năm đạt 15,62 tỷ đồng, vượt 4% so với kế hoạch, cũng là lúc cần thực hiện lời hứa lên sàn.
… đến IPO của các “ông lớn” PV Power, PV Oil, BSR
Theo quan sát từ thị trường, đợt đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) với quy mô “khủng”của 3 đơn vị thành viên của PVN là Tổng công ty Điện lực Dầu khí - PV Power, Tổng công ty Dầu Việt Nam - PV Oil và Công ty Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) dự kiến vào cuối năm nay được chờ đợi nhất.
PV Power là nhà sản xuất điện lớn thứ 2 Việt Nam, sau Tâp đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo kế hoạch, PV Power sẽ tổ chức IPO trong tháng 10/2016 và trong tháng 12/2016, tổ chức đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, đăng ký doanh nghiệp, ra mắt công ty cổ phần. Sau cổ phần hóa, PVN sẽ nắm giữ 75% cổ phần tại PV Power.
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, doanh thu toàn Tổng công ty ước đạt 12.398 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 897 tỷ đồng, bằng 149% kế hoạch cả năm 2016, nộp ngân sách Nhà nước đạt 563 tỷ đồng.
Trong khi đó, PV Oil có kế hoạch IPO trong quý IV/2016. Được biết, doanh nghiệp đứng thứ 2 thị phần tiêu thụ xăng dầu này (sau Petrolimex) đang trong gấp rút tìm kiếm đối tác nước ngoài để bán cổ phần trong đợt IPO sắp tới.
Đối với BSR, hai phương án được đưa ra với doanh nghiệp này là PVN thực hiện cổ phần hóa và giữ tối thiểu 65% vốn điều lệ hoặc PVN sẽ chuyển nhượng vốn để chuyển đổi Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn thành công ty hai thành viên; trong đó, PVN chỉ giữ 51% vốn điều lệ. Cuối năm 2015, HĐTV PVN đã ra quyết định về việc cổ phần hóa BSR và nếu mọi việc theo đúng kế hoạch, BSR sẽ IPO vào cuối năm 2016.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm của PVN, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng lưu ý, PVN cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tái cấu trúc doanh nghiệp, công tác đầu tư và quản lý đầu tư. Với sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước của các doanh nghiệp trong ngành dầu khí dự báo sẽ có những bước tiến mạnh trong thời gian tới.
Từ kế hoạch lên sàn của PV Building và PV Machino
Ngày 12/7 vừa qua, phiên đấu giá 7,97 triệu cổ phần, tương đương 45,53% vốn điều lệ CTCP Nhà và Thương mại Dầu khí (PV Building) do Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm giữ đã diễn ra với kết quả 2,3 triệu cổ phần được chào bán thành công, chỉ đạt 29% lượng cổ phần đưa ra đấu giá.
Trước phiên đấu giá, ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng giám đốc BSR cho biết, việc giảm tỷ lệ sở hữu tại PV Building từ 96,53% xuống 51% nhằm thực hiện phương án tái cơ cấu BSR, đồng thời đưa PV Building thành công ty đại chúng và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Như vậy, rất có thể, BRS tiếp tục thoái 5,67 triệu cổ phần PV Building “ế” trong đợt đấu giá vừa qua, để đạt mục tiêu đưa tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp này về 51%.
PV Building hiện có vốn điều lệ 175 tỷ đồng, hoạt động trong ba lĩnh vực chính (sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bao bì; kinh doanh các loại hạt nhựa; dịch vụ quản lý nhà ở, nhà hàng, lưu trú). Công ty cũng đang nắm thị phần lớn về cung cấp các sản phẩm bao xi măng, bao đựng nông sản và hiện đang cung cấp 100% sản phẩm bao PE 3 lớp của Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Theo kế hoạch, BSR sẽ tiến hành IPO vào cuối năm 2016.
Một doanh nghiệp khác cùng họ dầu khí là CTCP Máy và Thiết bị Dầu khí (PVMachino), thành viên của Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power), được cổ đông hy vọng sớm lên sàn niêm yết trong thời gian tới, sau khi “khất lần” cổ đông suốt gần 6 năm qua.
Theo Ban lãnh đạo Công ty, lý do PVMachino chưa lên sàn là vì có nhiều biến động trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận không đạt mục tiêu đề ra trong các năm qua, bên cạnh các yếu tố khác như thị trường kém thuận lợi, phải tập trung tái cơ cấu… Năm 2015, Hội đồng quản trị PVMachino đã đưa vào tờ trình Đại hội đồng cổ đông về nội dung “sẽ sớm thực hiện niêm yết cổ phiếu” khi triển vọng lợi nhuận sáng sủa hơn. Năm 2015, Công ty đã công bố kết quả kinh doanh khả quan với tổng doanh thu năm 2015 đạt 664,4 tỷ đồng, vượt 11% so với kế hoạch, lợi nhuận cả năm đạt 15,62 tỷ đồng, vượt 4% so với kế hoạch, cũng là lúc cần thực hiện lời hứa lên sàn.
… đến IPO của các “ông lớn” PV Power, PV Oil, BSR
Theo quan sát từ thị trường, đợt đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) với quy mô “khủng”của 3 đơn vị thành viên của PVN là Tổng công ty Điện lực Dầu khí - PV Power, Tổng công ty Dầu Việt Nam - PV Oil và Công ty Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) dự kiến vào cuối năm nay được chờ đợi nhất.
PV Power là nhà sản xuất điện lớn thứ 2 Việt Nam, sau Tâp đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo kế hoạch, PV Power sẽ tổ chức IPO trong tháng 10/2016 và trong tháng 12/2016, tổ chức đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, đăng ký doanh nghiệp, ra mắt công ty cổ phần. Sau cổ phần hóa, PVN sẽ nắm giữ 75% cổ phần tại PV Power.
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, doanh thu toàn Tổng công ty ước đạt 12.398 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 897 tỷ đồng, bằng 149% kế hoạch cả năm 2016, nộp ngân sách Nhà nước đạt 563 tỷ đồng.
Trong khi đó, PV Oil có kế hoạch IPO trong quý IV/2016. Được biết, doanh nghiệp đứng thứ 2 thị phần tiêu thụ xăng dầu này (sau Petrolimex) đang trong gấp rút tìm kiếm đối tác nước ngoài để bán cổ phần trong đợt IPO sắp tới.
Đối với BSR, hai phương án được đưa ra với doanh nghiệp này là PVN thực hiện cổ phần hóa và giữ tối thiểu 65% vốn điều lệ hoặc PVN sẽ chuyển nhượng vốn để chuyển đổi Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn thành công ty hai thành viên; trong đó, PVN chỉ giữ 51% vốn điều lệ. Cuối năm 2015, HĐTV PVN đã ra quyết định về việc cổ phần hóa BSR và nếu mọi việc theo đúng kế hoạch, BSR sẽ IPO vào cuối năm 2016.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm của PVN, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng lưu ý, PVN cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tái cấu trúc doanh nghiệp, công tác đầu tư và quản lý đầu tư. Với sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước của các doanh nghiệp trong ngành dầu khí dự báo sẽ có những bước tiến mạnh trong thời gian tới.
Theo ĐTCK
Relate Threads