Cổ phiếu dầu khí góp phần khiến chỉ số chứng khoán VN-Index mất đi 8% chỉ trong chưa đầy một tháng qua, thậm chí có cổ phiếu chứng kiến tốc độ mất giá lên đến 70-80%.
Cả thế giới lo lắng khi giá dầu thô liên tục phá đáy. Hàng loạt các DN khai khác dầu, ngay cả các tập đoàn lớn nhất thế giới như Shell, Chevron (Mỹ) cũng phải thu hẹp phạm vi hoạt động, sa thải nhân viên. Ở nước Nga, nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào ngành công nghiệp dầu mỏ này tiếp tục nguy khốn và chính phủ của Tổng thống Putin mới đây buộc phải tiếp tục cắt giảm lương của các viên chức chính phủ nhằm tiết giảm chi tiêu ngân sách.
Quả thật, khi giá dầu đã rơi xuống dưới cột mốc tâm lý 30 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ 2004 - thì không còn bệ đỡ nào khả dĩ để ngăn chặn tâm lý hoảng loạn của giới đầu tư.
Trong khi Tổ chức Hợp tác xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC) cam kết không cắt giảm sản lượng để duy trì thị phần thì Iran – quốc gia có trữ lượng dầu thô chỉ đứng thứ hai thế giới sau Ả Rập Xê út - khiến giới đầu tư phải lo ngại khi đạt được thỏa thận với Phương Tây về việc giảm chính sách cấm vận và cho phép quốc gia này tái xuất khẩu dầu thô vào thị trường thế giới.
Cùng với dấu hiệu nguội lạnh khá nhanh của nền kinh tế Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn thứ hai thế giới – thật khó cho giới phân tích xác định được điểm dừng mới của giá dầu rơi, thậm chí có một số nghiên cứu cho rằng trong các tháng tới, dầu thô có thể chạm tới cột mốc kỷ lục 10 USD/thùng.
Phản ứng lại viễn cảnh đó, hàng loạt các sàn chứng khoán từ châu Á, châu Âu đến Bắc Mỹ chìm trong gam màu đỏ. Chỉ số công nghiệp Dow Jones đã mất hơn 300 điểm chỉ trong một tháng qua, còn tại Trung Quốc, chỉ số chứng khoán Thượng Hải bay mất 18% trong cùng khoảng thời gian.
Ngành dầu khí Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế thoái trào, thậm chí chúng còn góp phần khiến chỉ số chứng khoán VN-Index mất đi 8% chỉ trong chưa đầy một tháng qua, thậm chí có cổ phiếu chứng kiến tốc độ mất giá lên đến 70-80%.
Những cổ phiếu cách đây không lâu được giới nghiên cứu và tư vấn đưa lên tận mây xanh với những lời đánh giá tốt đẹp như Tổng công ty Khoan và Dịch vụ Dầu khí (PVD) hay Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PVS) hiện đang ở tầm giá rất hấp dẫn, nhưng điều đáng tiếc là mức giá này cũng không kích thích nổi “lòng tham” của giới đầu tư.
Điền này cũng hợp lý. Trong năm 2016, giới lãnh đạo của PVD chỉ dám đặt lợi nhuận mục tiêu 500 tỷ đồng, giảm tới 70% so với năm trước. Lý giải cho điều này, PVD cho biết, giá dầu tụt dốc thê thảm đã khiến sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực khoan dầu khí ngày càng khắc nghiệt khi số lượng các giàn khoan tại Đông Nam Á đang vượt quá nhu cầu, kéo theo giá cho thuê các giàn khoan giảm theo và ảnh hưởng đến doanh thu của PVD.
Đối với PVS, công ty chứng khoán Bản Việt cho rằng dù cổ phiếu này vẫn có tiềm năng lớn trong dài hạn, nhưng viễn cảnh trong ngắn và trung hạn của cổ phiếu này vẫn tiêu cực. Giá cổ phiếu PVS đã giảm một nửa giá trị chỉ trong 6 tháng qua.
Trong khi đó, Tổng công ty khí Việt Nam (GAS) đã đánh mất luôn vị thế số 1 về công ty có giá trị thị trường lớn nhất về tay của Vinamilk.
Theo phân tích của Công ty chứng khoán SSI, GAS không còn nhiều lợi thế cạnh tranh như quá khứ khi giá khí bán cho các công ty sản xuất điện và phân bón bắt đầu áp dụng theo cơ chế thị trường.
Trong khi GAS phải tiếp tục giảm giá bán cho một số DN thành viên là PGD và PGS nên doanh thu và lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Với quá nhiều thông tin tiêu cực, SSI dự đoán nhiều công ty dầu khí sẽ chứng kiến mức tăng trưởng âm trong năm nay.
Để vượt khó, không còn cách nào khác các DN ngành dầu khí phải tái cấu trúc quyết liệt, ví dụ như cắt giảm nhân công, giảm chi phí hoạt động một số khâu không quan trọng, nghiên cứu các mỏ dầu mới và nhất là tiếp tục thoái vốn ngoài ngành để tập trung toàn bộ nguồn lực vào lĩnh vực hoạt động chính.
Ngoài ra, việc đẩy mạnh quá trình thoái vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại các DN thành viên cũng sẽ kích thích một luồng vốn đầu tư mới từ giới tư nhân, từ đó cải thiện khả năng quản trị và hiệu quả hoạt động.
Cả thế giới lo lắng khi giá dầu thô liên tục phá đáy. Hàng loạt các DN khai khác dầu, ngay cả các tập đoàn lớn nhất thế giới như Shell, Chevron (Mỹ) cũng phải thu hẹp phạm vi hoạt động, sa thải nhân viên. Ở nước Nga, nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào ngành công nghiệp dầu mỏ này tiếp tục nguy khốn và chính phủ của Tổng thống Putin mới đây buộc phải tiếp tục cắt giảm lương của các viên chức chính phủ nhằm tiết giảm chi tiêu ngân sách.
Trong khi Tổ chức Hợp tác xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC) cam kết không cắt giảm sản lượng để duy trì thị phần thì Iran – quốc gia có trữ lượng dầu thô chỉ đứng thứ hai thế giới sau Ả Rập Xê út - khiến giới đầu tư phải lo ngại khi đạt được thỏa thận với Phương Tây về việc giảm chính sách cấm vận và cho phép quốc gia này tái xuất khẩu dầu thô vào thị trường thế giới.
Cùng với dấu hiệu nguội lạnh khá nhanh của nền kinh tế Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn thứ hai thế giới – thật khó cho giới phân tích xác định được điểm dừng mới của giá dầu rơi, thậm chí có một số nghiên cứu cho rằng trong các tháng tới, dầu thô có thể chạm tới cột mốc kỷ lục 10 USD/thùng.
Phản ứng lại viễn cảnh đó, hàng loạt các sàn chứng khoán từ châu Á, châu Âu đến Bắc Mỹ chìm trong gam màu đỏ. Chỉ số công nghiệp Dow Jones đã mất hơn 300 điểm chỉ trong một tháng qua, còn tại Trung Quốc, chỉ số chứng khoán Thượng Hải bay mất 18% trong cùng khoảng thời gian.
Ngành dầu khí Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế thoái trào, thậm chí chúng còn góp phần khiến chỉ số chứng khoán VN-Index mất đi 8% chỉ trong chưa đầy một tháng qua, thậm chí có cổ phiếu chứng kiến tốc độ mất giá lên đến 70-80%.
Những cổ phiếu cách đây không lâu được giới nghiên cứu và tư vấn đưa lên tận mây xanh với những lời đánh giá tốt đẹp như Tổng công ty Khoan và Dịch vụ Dầu khí (PVD) hay Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PVS) hiện đang ở tầm giá rất hấp dẫn, nhưng điều đáng tiếc là mức giá này cũng không kích thích nổi “lòng tham” của giới đầu tư.
Điền này cũng hợp lý. Trong năm 2016, giới lãnh đạo của PVD chỉ dám đặt lợi nhuận mục tiêu 500 tỷ đồng, giảm tới 70% so với năm trước. Lý giải cho điều này, PVD cho biết, giá dầu tụt dốc thê thảm đã khiến sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực khoan dầu khí ngày càng khắc nghiệt khi số lượng các giàn khoan tại Đông Nam Á đang vượt quá nhu cầu, kéo theo giá cho thuê các giàn khoan giảm theo và ảnh hưởng đến doanh thu của PVD.
Đối với PVS, công ty chứng khoán Bản Việt cho rằng dù cổ phiếu này vẫn có tiềm năng lớn trong dài hạn, nhưng viễn cảnh trong ngắn và trung hạn của cổ phiếu này vẫn tiêu cực. Giá cổ phiếu PVS đã giảm một nửa giá trị chỉ trong 6 tháng qua.
Trong khi đó, Tổng công ty khí Việt Nam (GAS) đã đánh mất luôn vị thế số 1 về công ty có giá trị thị trường lớn nhất về tay của Vinamilk.
Theo phân tích của Công ty chứng khoán SSI, GAS không còn nhiều lợi thế cạnh tranh như quá khứ khi giá khí bán cho các công ty sản xuất điện và phân bón bắt đầu áp dụng theo cơ chế thị trường.
Trong khi GAS phải tiếp tục giảm giá bán cho một số DN thành viên là PGD và PGS nên doanh thu và lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Với quá nhiều thông tin tiêu cực, SSI dự đoán nhiều công ty dầu khí sẽ chứng kiến mức tăng trưởng âm trong năm nay.
Để vượt khó, không còn cách nào khác các DN ngành dầu khí phải tái cấu trúc quyết liệt, ví dụ như cắt giảm nhân công, giảm chi phí hoạt động một số khâu không quan trọng, nghiên cứu các mỏ dầu mới và nhất là tiếp tục thoái vốn ngoài ngành để tập trung toàn bộ nguồn lực vào lĩnh vực hoạt động chính.
Ngoài ra, việc đẩy mạnh quá trình thoái vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại các DN thành viên cũng sẽ kích thích một luồng vốn đầu tư mới từ giới tư nhân, từ đó cải thiện khả năng quản trị và hiệu quả hoạt động.
Theo: Thời báo Ngân hàng
Relate Threads