Tăng tốc nhanh trong một thời gian ngắn và đi vào hoạt động, Nhơn Trạch 2 đang có những tham vọng cho những mục tiêu lớn hơn.
Thông thường khi một dự án nhà máy điện đi vào hoạt động thương mại phải mất thời gian 3 năm mới có lợi nhuận. Theo giải thích của ông Hoàng Xuân Quốc, Giám đốc Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) là vì gánh nặng các chi phí trả lãi, khấu hao, mua sắm vật tư dự phòng cho vận hành, bảo dưỡng… Nhưng với Nhơn Trạch 2 thì khác, nhà máy đã có ngay khoản lời trong năm đầu tiên vận hành.
Câu chuyện tính giá
Có một loạt các yếu tố dẫn đến việc kinh doanh hanh thông của Nhơn Trạch 2. Trong đó, không thể phủ nhận, Nhơn Trạch 2 đang sở hữu những công nghệ tốt nhất để sản xuất ra nguồn điện một cách tối ưu. Ngoài ra, nhà máy nằm ở vị trí chiến lược có nhu cầu tiêu thụ điện năng lớn. Đó là vị trí Khu Công nghiệp Ông Kèo (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai), cách TP.HCM khoảng 30 km, gần trung tâm phụ tải miền Đông Nam Bộ và có hệ thống truyền tải điện thuận lợi cung cấp điện năng cho khu vực các tỉnh Tây Nam Bộ.
Tuy nhiên, nền tảng tốt của Nhơn Trạch 2 nằm ở hiệu quả điều hành kinh doanh của ban lãnh đạo, đặc biệt là khả năng đàm phán giá điện với EVN. Từ năm 2012, lĩnh vực điện đã vận hành theo cơ chế thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM), nhưng rất nhiều doanh nghiệp điện vẫn than phiền không thể bán điện cho EVN với mức giá có thể đem lại lợi nhuận, thậm chí cả hòa vốn. Nguyên nhân, người mua duy nhất tại VCGM là EVN. Với thế mạnh này, EVN vẫn có khả năng điều phối thị trường điện theo ý mình, thậm chí chọn nơi cung cấp giá rẻ nhất vào thời điểm nguồn cung dư thừa. Chẳng hạn, EVN có thể tăng mua điện từ các nhà máy thủy điện vào mùa mưa.
Trong thị trường phát điện cạnh tranh, tất nhiên Nhơn Trạch 2 phải bán hầu hết điện sản xuất được cho EVN. Doanh thu của nhà máy điện được cấu phần từ giá bán và sản lượng. Nhơn Trạch 2 đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN trong suốt 25 năm, tương đương hết vòng đời dự án với tổng sản lượng điện là 4,3 tỷ kWh. Như vậỵ, sản lượng điện sản xuất luôn có đầu ra đảm bảo, nhưng phần giá bán sẽ quyết định câu chuyện lời lỗ của doanh nghiệp. Cấu phần giá bán điện của Nhơn Trạch 2 cho EVN được chia thành 2 mức: giá bán cố định và giá bán biến đổi.
Toàn bộ các chi phí như lãi vay, trượt giá, khấu hao, chi phí bảo dưỡng, lợi nhuận định mức… đều được tính đầy đủ trong suốt 25 năm để cho ra giá bán cố định. “Việc Nhơn Trạch 2 xây dựng được giá bán cố định nhờ vào việc chi phí được tính theo tổng mức đầu tư được duyệt, chứ không phải theo tổng mức đầu tư được quyết toán. Thông thường, các dự án xây dựng xong luôn vượt tổng mức đầu tư được duyệt. Và với chi phí đầu tư rõ ràng nên EVN chấp thuận ngay. Các doanh nghiệp khác khi ký hợp đồng giá điện phải chờ tổng mức đầu tư được quyết toán. Thời gian chờ đợi này rất lâu để có được chi phí chính xác dựa trên sự chênh lệch giữa mức đầu tư được duyệt và quyết toán. Do đó, giá bán điện trong hợp đồng giữa EVN và các đơn vị đó chỉ là giá tạm tính. Và điều này dẫn đến việc doanh nghiệp không thể biết chính xác mình lời lỗ bao nhiêu”, ông Quốc giải thích.
Nhơn Trạch 2 chấp nhận cách làm này vì ban lãnh đạo công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện trước đó nên đảm bảo số tiền đầu tư không vượt quá tổng mức đầu tư được duyệt. Theo ông Hoàng Xuân Quốc, giá bán cố định sẽ không thay đổi và duy trì đến hết hợp đồng với EVN, nên càng về cuối vòng đời dự án, Nhơn Trạch 2 càng lời do chi phí giảm.
Phần giá bán biến đổi được điều chỉnh theo sự biến động của chi phí nhiên liệu, cụ thể ở đây là khí tự nhiên (GAS), vốn phụ thuộc vào giá dầu. Như vậy, Nhơn Trạch 2 luôn “ngủ ngon” trước biến động bất thường của giá đầu vào nhiên liệu vì khi có bất kỳ sự thay đổi giá nào thì giá điện sẽ tự động được điều chỉnh tương ứng. Có thể thấy điều này qua việc Nhơn Trạch 2 không được hưởng mặt bằng giá khí như các nhà máy của EVN trong khu vực Đông Nam Bộ, dù cùng sử dụng nguồn khí Nam Côn Sơn. Tuy nhiên, giá khí cao đã chuyển hết vào giá điện nên không tác động đến lợi nhuận của Nhơn Trạch 2. Hiện nay, Nhơn Trạch 2 được chấp thuận cơ chế giá khí thị trường, dẫn đến doanh thu giảm do giá khí thị trường giảm, nhưng lãi ròng của công ty vẫn tăng. Mặt khác, Nhơn Trạch 2 còn loại bỏ được rủi ro tỷ giá khi giá mua bán khí và điện đều được tính bằng đô la Mỹ và được qui định rõ trong hợp đồng.
Bên cạnh khả năng đàm phán giá, Nhơn Trạch 2 có nhiều bệ đỡ khác để tăng tốc phát triển. Đó là việc vận hành tối đa công suất một cách ổn định qua nhiều năm. Việc hụt nguồn cung điện từ các nhà máy thủy điện chịu ảnh hưởng của hạn hán, phải huy động toàn bộ công suất của Nhơn Trạch 2 để bù đắp đã giúp cho biên lợi nhuận của doanh nghiệp tăng cao. Riêng năm 2015, tổng sản lượng điện thương phẩm của nhà máy là 5,5 tỷ kWh, đáp ứng đến 7,6% nhu cầu tiêu thụ điện toàn miền Nam. Theo Quy hoạch điện 7, nhu cầu tiêu thụ điện của cả miền Nam được dự báo sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao bình quân trên 10%/năm trong giai đoạn 2015 – 2030.
Tỏa nhiệt
Hiện Nhơn Trạch 2 đang nhìn về thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) sẽ hoạt động chính thức vào năm 2019 để tăng trưởng nhanh và mạnh hơn. Theo cơ chế VWEM, bên phát điện chào bán công suất cho khách hàng bất kỳ trên thị trường giao ngay. Giá bán, mua điện được chào tự do với chu kỳ giao dịch 30 phút/lần. Theo ông Hoàng Xuân Quốc, cơ chế này đem lại tỷ suất lợi nhuận tốt hơn so với thị trường phát điện cạnh tranh, vì nguồn khách hàng đa dạng hơn so với chỉ có đơn vị mua duy nhất như hiện nay là EVN, chẳng hạn như các hộ tiêu thụ điện lớn, các khu công nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn khách hàng của Nhơn Trạch 2 cho cơ chế này đã có sẵn, như Khu Công nghệ cao Samsung, Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 5 của Hyosung đang cần đến 250 MW vào năm 2020 và sân bay Long Thành.
Thực tế, Nhơn Trạch 2 đang thực hiện một phần cơ chế VWEM, sau khi cung cấp sản lượng điện theo hợp đồng cho EVN thì doanh nghiệp vẫn còn dư một phần để chào giá theo thị trường, ước tính khoảng từ 3-4% sản lượng. Sản lượng và giá chào bán điện bám sát cung, cầu thị trường và tính theo chu kỳ ngày hoặc giờ nên doanh thu và lợi nhuận rất tốt.
Nhơn Trạch 2 đang kỳ vọng mở rộng cơ cấu doanh thu bằng các dự án đầu tư mới. Đánh giá thị trường vẫn rất thiếu nguồn cung CO2 lỏng dùng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nên Nhơn Trạch 2 đã triển khai dự án thu hồi và sản xuất CO2 lỏng thương mại. Lợi thế của Nhơn Trạch 2 trong lĩnh vực này là rất lớn, bởi CO2 lỏng được thu hồi từ khí thải nhà máy. Hiện chưa có đơn vị nào thực hiện công đoạn này. Theo tính toán, nhà máy sẽ có công suất 15.000 tấn/tháng và với giá bán hiện nay trên thị trường (khoảng 4.000 đồng/kg) công ty sẽ có thêm doanh thu 70-80 tỷ đồng/năm.
Trong Quy hoạch điện 7, Nhà nước tiếp tục tập trung đầu tư cho các nhà máy nhiệt điện, đảm bảo đây là nguồn cung năng lượng chính cho nền kinh tế. Nhơn Trạch 2 đang trình kế hoạch xây dựng Nhà máy Nhơn Trạch 2 mở rộng với công suất 750 MW, tương đương công suất của nhà máy hiện nay, nhưng lại có ưu thế rất lớn là suất đầu tư thấp hơn do tận dụng được cơ sở hạ tầng có sẵn của Nhà máy Nhơn Trạch 2 hiện tại. Theo ông Hoàng Xuân Quốc, nguồn vốn để đầu tư cho dự án này 70% là vốn vay, còn lại là vốn tự có của công ty. Nguồn vốn vay đã được Citibank cam kết thu xếp do có sự bảo lãnh của Chính phủ và tình hình tài chính của Nhơn Trạch 2 khá tốt với nguồn tiền mặt hiện lên đến 1.000 tỷ đồng.
Tất nhiên sẽ không chỉ mình Nhơn Trạch 2 mà hiện còn có nhiều dự án nhà máy nhiệt điện khác đang được thi công. Tuy nhiên , theo ông Quốc, Nhơn Trạch 2 không lo bị cạnh tranh vì các nhà máy đầu tư sau luôn có giá bán điện cao hơn, do suất đầu tư lớn.
Thông thường khi một dự án nhà máy điện đi vào hoạt động thương mại phải mất thời gian 3 năm mới có lợi nhuận. Theo giải thích của ông Hoàng Xuân Quốc, Giám đốc Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) là vì gánh nặng các chi phí trả lãi, khấu hao, mua sắm vật tư dự phòng cho vận hành, bảo dưỡng… Nhưng với Nhơn Trạch 2 thì khác, nhà máy đã có ngay khoản lời trong năm đầu tiên vận hành.
Câu chuyện tính giá
Có một loạt các yếu tố dẫn đến việc kinh doanh hanh thông của Nhơn Trạch 2. Trong đó, không thể phủ nhận, Nhơn Trạch 2 đang sở hữu những công nghệ tốt nhất để sản xuất ra nguồn điện một cách tối ưu. Ngoài ra, nhà máy nằm ở vị trí chiến lược có nhu cầu tiêu thụ điện năng lớn. Đó là vị trí Khu Công nghiệp Ông Kèo (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai), cách TP.HCM khoảng 30 km, gần trung tâm phụ tải miền Đông Nam Bộ và có hệ thống truyền tải điện thuận lợi cung cấp điện năng cho khu vực các tỉnh Tây Nam Bộ.
Tuy nhiên, nền tảng tốt của Nhơn Trạch 2 nằm ở hiệu quả điều hành kinh doanh của ban lãnh đạo, đặc biệt là khả năng đàm phán giá điện với EVN. Từ năm 2012, lĩnh vực điện đã vận hành theo cơ chế thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM), nhưng rất nhiều doanh nghiệp điện vẫn than phiền không thể bán điện cho EVN với mức giá có thể đem lại lợi nhuận, thậm chí cả hòa vốn. Nguyên nhân, người mua duy nhất tại VCGM là EVN. Với thế mạnh này, EVN vẫn có khả năng điều phối thị trường điện theo ý mình, thậm chí chọn nơi cung cấp giá rẻ nhất vào thời điểm nguồn cung dư thừa. Chẳng hạn, EVN có thể tăng mua điện từ các nhà máy thủy điện vào mùa mưa.
Trong thị trường phát điện cạnh tranh, tất nhiên Nhơn Trạch 2 phải bán hầu hết điện sản xuất được cho EVN. Doanh thu của nhà máy điện được cấu phần từ giá bán và sản lượng. Nhơn Trạch 2 đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN trong suốt 25 năm, tương đương hết vòng đời dự án với tổng sản lượng điện là 4,3 tỷ kWh. Như vậỵ, sản lượng điện sản xuất luôn có đầu ra đảm bảo, nhưng phần giá bán sẽ quyết định câu chuyện lời lỗ của doanh nghiệp. Cấu phần giá bán điện của Nhơn Trạch 2 cho EVN được chia thành 2 mức: giá bán cố định và giá bán biến đổi.
Toàn bộ các chi phí như lãi vay, trượt giá, khấu hao, chi phí bảo dưỡng, lợi nhuận định mức… đều được tính đầy đủ trong suốt 25 năm để cho ra giá bán cố định. “Việc Nhơn Trạch 2 xây dựng được giá bán cố định nhờ vào việc chi phí được tính theo tổng mức đầu tư được duyệt, chứ không phải theo tổng mức đầu tư được quyết toán. Thông thường, các dự án xây dựng xong luôn vượt tổng mức đầu tư được duyệt. Và với chi phí đầu tư rõ ràng nên EVN chấp thuận ngay. Các doanh nghiệp khác khi ký hợp đồng giá điện phải chờ tổng mức đầu tư được quyết toán. Thời gian chờ đợi này rất lâu để có được chi phí chính xác dựa trên sự chênh lệch giữa mức đầu tư được duyệt và quyết toán. Do đó, giá bán điện trong hợp đồng giữa EVN và các đơn vị đó chỉ là giá tạm tính. Và điều này dẫn đến việc doanh nghiệp không thể biết chính xác mình lời lỗ bao nhiêu”, ông Quốc giải thích.
Phần giá bán biến đổi được điều chỉnh theo sự biến động của chi phí nhiên liệu, cụ thể ở đây là khí tự nhiên (GAS), vốn phụ thuộc vào giá dầu. Như vậy, Nhơn Trạch 2 luôn “ngủ ngon” trước biến động bất thường của giá đầu vào nhiên liệu vì khi có bất kỳ sự thay đổi giá nào thì giá điện sẽ tự động được điều chỉnh tương ứng. Có thể thấy điều này qua việc Nhơn Trạch 2 không được hưởng mặt bằng giá khí như các nhà máy của EVN trong khu vực Đông Nam Bộ, dù cùng sử dụng nguồn khí Nam Côn Sơn. Tuy nhiên, giá khí cao đã chuyển hết vào giá điện nên không tác động đến lợi nhuận của Nhơn Trạch 2. Hiện nay, Nhơn Trạch 2 được chấp thuận cơ chế giá khí thị trường, dẫn đến doanh thu giảm do giá khí thị trường giảm, nhưng lãi ròng của công ty vẫn tăng. Mặt khác, Nhơn Trạch 2 còn loại bỏ được rủi ro tỷ giá khi giá mua bán khí và điện đều được tính bằng đô la Mỹ và được qui định rõ trong hợp đồng.
Bên cạnh khả năng đàm phán giá, Nhơn Trạch 2 có nhiều bệ đỡ khác để tăng tốc phát triển. Đó là việc vận hành tối đa công suất một cách ổn định qua nhiều năm. Việc hụt nguồn cung điện từ các nhà máy thủy điện chịu ảnh hưởng của hạn hán, phải huy động toàn bộ công suất của Nhơn Trạch 2 để bù đắp đã giúp cho biên lợi nhuận của doanh nghiệp tăng cao. Riêng năm 2015, tổng sản lượng điện thương phẩm của nhà máy là 5,5 tỷ kWh, đáp ứng đến 7,6% nhu cầu tiêu thụ điện toàn miền Nam. Theo Quy hoạch điện 7, nhu cầu tiêu thụ điện của cả miền Nam được dự báo sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao bình quân trên 10%/năm trong giai đoạn 2015 – 2030.
Tỏa nhiệt
Hiện Nhơn Trạch 2 đang nhìn về thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) sẽ hoạt động chính thức vào năm 2019 để tăng trưởng nhanh và mạnh hơn. Theo cơ chế VWEM, bên phát điện chào bán công suất cho khách hàng bất kỳ trên thị trường giao ngay. Giá bán, mua điện được chào tự do với chu kỳ giao dịch 30 phút/lần. Theo ông Hoàng Xuân Quốc, cơ chế này đem lại tỷ suất lợi nhuận tốt hơn so với thị trường phát điện cạnh tranh, vì nguồn khách hàng đa dạng hơn so với chỉ có đơn vị mua duy nhất như hiện nay là EVN, chẳng hạn như các hộ tiêu thụ điện lớn, các khu công nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn khách hàng của Nhơn Trạch 2 cho cơ chế này đã có sẵn, như Khu Công nghệ cao Samsung, Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 5 của Hyosung đang cần đến 250 MW vào năm 2020 và sân bay Long Thành.
Thực tế, Nhơn Trạch 2 đang thực hiện một phần cơ chế VWEM, sau khi cung cấp sản lượng điện theo hợp đồng cho EVN thì doanh nghiệp vẫn còn dư một phần để chào giá theo thị trường, ước tính khoảng từ 3-4% sản lượng. Sản lượng và giá chào bán điện bám sát cung, cầu thị trường và tính theo chu kỳ ngày hoặc giờ nên doanh thu và lợi nhuận rất tốt.
Nhơn Trạch 2 đang kỳ vọng mở rộng cơ cấu doanh thu bằng các dự án đầu tư mới. Đánh giá thị trường vẫn rất thiếu nguồn cung CO2 lỏng dùng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nên Nhơn Trạch 2 đã triển khai dự án thu hồi và sản xuất CO2 lỏng thương mại. Lợi thế của Nhơn Trạch 2 trong lĩnh vực này là rất lớn, bởi CO2 lỏng được thu hồi từ khí thải nhà máy. Hiện chưa có đơn vị nào thực hiện công đoạn này. Theo tính toán, nhà máy sẽ có công suất 15.000 tấn/tháng và với giá bán hiện nay trên thị trường (khoảng 4.000 đồng/kg) công ty sẽ có thêm doanh thu 70-80 tỷ đồng/năm.
Trong Quy hoạch điện 7, Nhà nước tiếp tục tập trung đầu tư cho các nhà máy nhiệt điện, đảm bảo đây là nguồn cung năng lượng chính cho nền kinh tế. Nhơn Trạch 2 đang trình kế hoạch xây dựng Nhà máy Nhơn Trạch 2 mở rộng với công suất 750 MW, tương đương công suất của nhà máy hiện nay, nhưng lại có ưu thế rất lớn là suất đầu tư thấp hơn do tận dụng được cơ sở hạ tầng có sẵn của Nhà máy Nhơn Trạch 2 hiện tại. Theo ông Hoàng Xuân Quốc, nguồn vốn để đầu tư cho dự án này 70% là vốn vay, còn lại là vốn tự có của công ty. Nguồn vốn vay đã được Citibank cam kết thu xếp do có sự bảo lãnh của Chính phủ và tình hình tài chính của Nhơn Trạch 2 khá tốt với nguồn tiền mặt hiện lên đến 1.000 tỷ đồng.
Tất nhiên sẽ không chỉ mình Nhơn Trạch 2 mà hiện còn có nhiều dự án nhà máy nhiệt điện khác đang được thi công. Tuy nhiên , theo ông Quốc, Nhơn Trạch 2 không lo bị cạnh tranh vì các nhà máy đầu tư sau luôn có giá bán điện cao hơn, do suất đầu tư lớn.
Vì sao Nhơn Trạch 2 hiệu quả?
* Sở hữu những công nghệ tốt nhất để sản xuất ra nguồn điện.
* Nằm ở vị trí chiến lược có nhu cầu tiêu thụ điện năng lớn.
* Đã ký được hợp đồng mua bán điện với EVN trong suốt 25 năm, tương đương hết vòng đời dự án.
* Cơ cấu giá bán điện hợp lý.
* Loại bỏ được rủi ro tỷ giá khi giá mua bán khí và điện đều được tính bằng đô la Mỹ và được qui định rõ trong hợp đồng.
Minh Phương - Enternews.vn
Relate Threads