Các doanh nghiệp trong khâu sau thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) gồm Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng công ty Khí Việt Nam, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí... vừa có cuộc thảo luận về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và ứng dụng vào các nhà máy chế biến dầu khí để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo ông Lý Hoàng Tùng, Phó vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học Công nghệ, ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước ASEAN hiện chưa có chiến lược riêng về thúc đẩy công nghiệp 4.0 hay sản xuất tiên tiến dựa trên số hóa và kết nối. Tuy nhiên, trong từng lĩnh vực liên qua đã có những định hướng và chiến lược cụ thể.
“Để bắt kịp và tạo lợi thế khi tiếp cận, thúc đẩy công nghiệp 4.0 thì chúng ta cần tạo sự bứt phá về công nghệ thông tin - truyền thông; xây dựng các kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm phù hợp với xu thế phát triển 4.0; thay đổi mạnh mẽ về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là dạy nghề; đồng thời nâng cao nhận thức chung của toàn xã hội về cuộc cách mạng 4.0”, ông Tùng nói.
Bàn về một số giải pháp phát triển ứng dụng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực chế biến Dầu khí, ông Bùi Ngọc Dương, Phó trưởng ban Ban Chế biến dầu khí của PVN cho rằng, đây là một nhu cầu bức thiết đối với các nhà máy chế biến dầu khí trong nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, cần có một chiến lược tổng thể với chi phí đầu tư lớn. Ngoài ra cũng gặp thách thức về rào cản chính sách, rủi ro về an ninh, an toàn khi kết nối với bên ngoài.
Ông Bùi Ngọc Dương cũng nhận định, với hạ tầng về công nghệ thông tin, tự động há, trình độ quản lý, nhân lực... và mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp chế biến dầu khí của PVN, việc tiếp cận và ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất, kinh doanh là hoàn toàn có cơ sở.
“Điều đó có thể áp dụng bằng cách tiếp tục tối ưu hóa vận hành, bảo dưỡng, phân phối; sử dụng robot vào các việc có tính chất lặp lại, phổ thông như đóng bao, bốc xếp trong nhà máy đạm, lấy mẫu tự động trong các nhà máy lọc hóa dầu, chế biến khí... và tại các khu vực có mức độ nguy hiểm cao, khó tiếp cận”, ông Dương nhận xét.
Tham luận tại hội thảo, ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng giám đốc BSR cho biết, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang vận hành bằng hệ thống tự động hoá của Mỹ. Công tác vận hành sản xuất, theo dõi thiết bị và bảo dưỡng được thực hiện một phần bằng trang thiết bị tự động.
Trong tương lai, Nhà máy lọc dầu Dung Quất lấy công nghệ thông tin làm nền tảng. Ví dụ, nhà máy sẽ áp dụng công nghệ thông tin và công tác điều độ tàu bè, robot hoá, tự động hoá các xe nâng… Để làm được điều đó, BSR đã có chiến lược đào tạo con người có kỹ năng cao.
Được biết, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có chủ trương về việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đó là: nghiên cứu các nguồn lực và lĩnh vực kinh doanh chính phù hợp với chiến lược phát triển của từng đơn vị để áp dụng công nghệ 4.0; tập trung áp dụng KHCN vào các lĩnh vực cốt lõi; đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển; ứng dụng những xu hướng công nghệ mới phù hợp với thực tiễn của nhà máy chế biến dầu khí.
Ông Phan Đình Đức, Hội đồng thành viên PVN nhấn mạnh, các đơn vị khâu sau của ngành dầu khí cần phải tuyên truyền cho người lao động để nâng cao nhận thức, phải tự nhận thức được năng lực hiện tại để tự đào tạo, cho người lao động thấy rằng trong cuộc cách mạng 4.0 này, nếu không tự đào tạo thì sẽ là vật cản cho sản xuất kinh doanh và hiệu quả của các đơn vị thành viên.
Còn theo ông Lê Xuân Huyên, Trưởng ban Chế biến dầu khí PVN, không nhất thiết phải áp dụng công nghệ 4.0 bằng mọi giá, cần lựa chọn kỹ càng. Ví dụ 1 số phân xưởng công nghệ ở NMLD Dung Quất không dễ gì thay đổi hoặc áp dụng công nghệ 4.0 trong một sớm một chiều. NMLD Dung Quất cần tập trung vào quản trị dữ liệu, tối ưu hoá dầu thô, hoá phẩm nhân lực… Ngoài ra, các dự án của PVN cũng nên áp dụng công nghệ 4.0 ngay từ thời điểm đầu tư dự án.
Thống nhất nhận thức, cách mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh, Phó tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng cho rằng, PVN và các đơn vị thành viên sẽ không đứng ngoài cuộc cách mạng 4.0, coi đây là cơ hội đồng thời là thách thức để có giải pháp tận dụng cơ hội đặc biệt này. Đặc biệt chú trọng tài năng của con người và lao động sáng tạo mới giúp doanh nghiệp có sức cạnh tranh.
Phó Tổng giám đốc PVN yêu cầu các nhà máy dầu khí khâu sau cần hoàn thiện báo cáo gửi Tập đoàn về việc đánh giá thực trạng đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh; lựa chọn đối tác tư vấn, hợp tác, đầu tư một cách có chọn lọc.
“Để bắt kịp và tạo lợi thế khi tiếp cận, thúc đẩy công nghiệp 4.0 thì chúng ta cần tạo sự bứt phá về công nghệ thông tin - truyền thông; xây dựng các kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm phù hợp với xu thế phát triển 4.0; thay đổi mạnh mẽ về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là dạy nghề; đồng thời nâng cao nhận thức chung của toàn xã hội về cuộc cách mạng 4.0”, ông Tùng nói.
Bàn về một số giải pháp phát triển ứng dụng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực chế biến Dầu khí, ông Bùi Ngọc Dương, Phó trưởng ban Ban Chế biến dầu khí của PVN cho rằng, đây là một nhu cầu bức thiết đối với các nhà máy chế biến dầu khí trong nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, cần có một chiến lược tổng thể với chi phí đầu tư lớn. Ngoài ra cũng gặp thách thức về rào cản chính sách, rủi ro về an ninh, an toàn khi kết nối với bên ngoài.
Ông Bùi Ngọc Dương cũng nhận định, với hạ tầng về công nghệ thông tin, tự động há, trình độ quản lý, nhân lực... và mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp chế biến dầu khí của PVN, việc tiếp cận và ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất, kinh doanh là hoàn toàn có cơ sở.
“Điều đó có thể áp dụng bằng cách tiếp tục tối ưu hóa vận hành, bảo dưỡng, phân phối; sử dụng robot vào các việc có tính chất lặp lại, phổ thông như đóng bao, bốc xếp trong nhà máy đạm, lấy mẫu tự động trong các nhà máy lọc hóa dầu, chế biến khí... và tại các khu vực có mức độ nguy hiểm cao, khó tiếp cận”, ông Dương nhận xét.
Tham luận tại hội thảo, ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng giám đốc BSR cho biết, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang vận hành bằng hệ thống tự động hoá của Mỹ. Công tác vận hành sản xuất, theo dõi thiết bị và bảo dưỡng được thực hiện một phần bằng trang thiết bị tự động.
Trong tương lai, Nhà máy lọc dầu Dung Quất lấy công nghệ thông tin làm nền tảng. Ví dụ, nhà máy sẽ áp dụng công nghệ thông tin và công tác điều độ tàu bè, robot hoá, tự động hoá các xe nâng… Để làm được điều đó, BSR đã có chiến lược đào tạo con người có kỹ năng cao.
Được biết, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có chủ trương về việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đó là: nghiên cứu các nguồn lực và lĩnh vực kinh doanh chính phù hợp với chiến lược phát triển của từng đơn vị để áp dụng công nghệ 4.0; tập trung áp dụng KHCN vào các lĩnh vực cốt lõi; đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển; ứng dụng những xu hướng công nghệ mới phù hợp với thực tiễn của nhà máy chế biến dầu khí.
Ông Phan Đình Đức, Hội đồng thành viên PVN nhấn mạnh, các đơn vị khâu sau của ngành dầu khí cần phải tuyên truyền cho người lao động để nâng cao nhận thức, phải tự nhận thức được năng lực hiện tại để tự đào tạo, cho người lao động thấy rằng trong cuộc cách mạng 4.0 này, nếu không tự đào tạo thì sẽ là vật cản cho sản xuất kinh doanh và hiệu quả của các đơn vị thành viên.
Còn theo ông Lê Xuân Huyên, Trưởng ban Chế biến dầu khí PVN, không nhất thiết phải áp dụng công nghệ 4.0 bằng mọi giá, cần lựa chọn kỹ càng. Ví dụ 1 số phân xưởng công nghệ ở NMLD Dung Quất không dễ gì thay đổi hoặc áp dụng công nghệ 4.0 trong một sớm một chiều. NMLD Dung Quất cần tập trung vào quản trị dữ liệu, tối ưu hoá dầu thô, hoá phẩm nhân lực… Ngoài ra, các dự án của PVN cũng nên áp dụng công nghệ 4.0 ngay từ thời điểm đầu tư dự án.
Thống nhất nhận thức, cách mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh, Phó tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng cho rằng, PVN và các đơn vị thành viên sẽ không đứng ngoài cuộc cách mạng 4.0, coi đây là cơ hội đồng thời là thách thức để có giải pháp tận dụng cơ hội đặc biệt này. Đặc biệt chú trọng tài năng của con người và lao động sáng tạo mới giúp doanh nghiệp có sức cạnh tranh.
Phó Tổng giám đốc PVN yêu cầu các nhà máy dầu khí khâu sau cần hoàn thiện báo cáo gửi Tập đoàn về việc đánh giá thực trạng đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh; lựa chọn đối tác tư vấn, hợp tác, đầu tư một cách có chọn lọc.
Đức Chính - Hoàng Nam/Báo Đầu tư
Relate Threads