Ngày 21/2, Tổng thống Cộng hòa Cyprus Nicos Anastasiades đã hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ dỡ bỏ việc phong tỏa khai thác khí đốt ngoài khơi hòn đảo này.
Trong một tuyên bố, nhà lãnh đạo Cyprus cho rằng sự biện minh cho hành động trên của Thổ Nhĩ Kỳ và cộng đồng người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ là phi lý, vô căn cứ và không phục vụ lợi ích của người dân Cyprus, đồng thời khẳng định kế hoạch khai thác năng lượng của nước này sẽ vẫn được tiến hành.
Tổng thống Cộng hòa Cyprus Nicos Anastasiades.
Tổng thống Anastasiades kêu gọi các bên ngay lập tức quay trở lại bàn đàm phán bởi hành động phong tỏa việc khai thác khí đốt ngoài khơi là sự vi phạm chủ quyền. Ông nêu rõ nguồn năng lượng giàu có chưa được khai thác ngoài khơi này là thuộc về Chính phủ Cyprus và sẽ được chia sẻ với cộng đồng người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ một khi hòn đảo này được thống nhất. Tổng thống Anastasiades nhấn mạnh mục tiêu của nước này là khai thác triệt để lượng hydrocarbon của Cyprus để mang lại lợi ích tối đa cho người dân Cyprus.
Mâu thuẫn bùng phát khi các tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ chặn một tàu khai thác khí đốt của Italy tại vùng biển ngoài khơi hòn đảo. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cảnh báo các công ty năng lượng nước ngoài không hành động "quá đà" tại khu vực Địa Trung Hải sau sự việc trên.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ từng yêu cầu chính quyền Cộng hòa Cyprus tránh các hành động đơn phương khai thác nguồn năng lượng ngoài khơi đảo Cyprus mà Ankara cho rằng cả 2 cộng đồng người Cyprus gốc Hy Lạp và gốc Thổ Nhĩ Kỳ có quyền khai thác. Căng thẳng liên quan đến việc khai thác các tài nguyên năng lượng tại phía Đông Địa Trung Hải sẽ làm phức tạp hóa các nỗ lực nhằm thống nhất hòn đảo Cyprus vốn đang bị đình trệ sau các cuộc hòa đàm do Liên hợp quốc làm trung gian vào năm ngoái.
Đảo Cyprus bị chia cắt sau cuộc đảo chính của những người Cyprus gốc Hy Lạp vào năm 1974 dẫn đến việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân chiếm nửa phía Bắc của hòn đảo này và hậu thuẫn thành lập "Cộng hòa miền Bắc đảo Cyprus." Tuy nhiên, đến nay cộng đồng quốc tế chỉ công nhận Cộng hòa Cyprus do người gốc Hy Lạp quản lý. Liên hợp quốc đã nhiều lần tổ chức các cuộc đàm phán giữa hai cộng đồng để tìm ra giải pháp thống nhất hòn đảo phía Đông Địa Trung Hải này, song chưa đạt được kết quả./.
Trong một tuyên bố, nhà lãnh đạo Cyprus cho rằng sự biện minh cho hành động trên của Thổ Nhĩ Kỳ và cộng đồng người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ là phi lý, vô căn cứ và không phục vụ lợi ích của người dân Cyprus, đồng thời khẳng định kế hoạch khai thác năng lượng của nước này sẽ vẫn được tiến hành.
Tổng thống Cộng hòa Cyprus Nicos Anastasiades.
Mâu thuẫn bùng phát khi các tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ chặn một tàu khai thác khí đốt của Italy tại vùng biển ngoài khơi hòn đảo. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cảnh báo các công ty năng lượng nước ngoài không hành động "quá đà" tại khu vực Địa Trung Hải sau sự việc trên.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ từng yêu cầu chính quyền Cộng hòa Cyprus tránh các hành động đơn phương khai thác nguồn năng lượng ngoài khơi đảo Cyprus mà Ankara cho rằng cả 2 cộng đồng người Cyprus gốc Hy Lạp và gốc Thổ Nhĩ Kỳ có quyền khai thác. Căng thẳng liên quan đến việc khai thác các tài nguyên năng lượng tại phía Đông Địa Trung Hải sẽ làm phức tạp hóa các nỗ lực nhằm thống nhất hòn đảo Cyprus vốn đang bị đình trệ sau các cuộc hòa đàm do Liên hợp quốc làm trung gian vào năm ngoái.
Đảo Cyprus bị chia cắt sau cuộc đảo chính của những người Cyprus gốc Hy Lạp vào năm 1974 dẫn đến việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân chiếm nửa phía Bắc của hòn đảo này và hậu thuẫn thành lập "Cộng hòa miền Bắc đảo Cyprus." Tuy nhiên, đến nay cộng đồng quốc tế chỉ công nhận Cộng hòa Cyprus do người gốc Hy Lạp quản lý. Liên hợp quốc đã nhiều lần tổ chức các cuộc đàm phán giữa hai cộng đồng để tìm ra giải pháp thống nhất hòn đảo phía Đông Địa Trung Hải này, song chưa đạt được kết quả./.
TTXVN
Relate Threads