Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) đã chi lãi ngoài tiền gửi cho cựu Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Nguyễn Xuân Sơn và hàng loạt doanh nghiệp dầu khí như PVOil, BSR, VSP, PVCFC, PVEP POC, Vinashin, PVEP, PVEP, PVC, PPC..., tổng số tiền lên tới hơn nghìn tỷ đồng.
Chủ trương chi ngoài lãi suất huy động của OceanBank từ đâu?
Theo tài liệu điều tra, từ tháng 10/2014, bị can Nguyễn Xuân Sơn được điều chuyển về PVN, không liên quan đến việc điều hành OceanBank. Tuy nhiên, Sơn đứng sau tác động đưa Nguyễn Minh Thu trở thành Tổng giám đốc OceanBank. Theo “đề nghị” của Sơn, Hà Văn Thắm -nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank đã đồng ý giao cho Thu phụ trách huy động vốn, trực tiếp chi và phê duyệt chi tiền lãi ngoài huy động.
Trước đó, từ tháng 2/2009 đến tháng 10/2010, Sơn và Thắm thỏa thuận chi lãi ngoài huy động vốn cho Sơn trên dưới 1%/số dư tiền gửi bình quân/năm của PVN, các tổng công ty và công ty con. Nguồn tiền Thắm sử dụng để chi lãi ngoài cho Sơn được lấy từ nguồn thu phí dịch vụ của Công ty BSC Việt Nam (công ty của Thắm).
Sở dĩ Hà Văn Thắm đồng ý đưa ra chủ trương chi ngoài lãi suất huy động vốn trên toàn hệ thống OceanBank do nguồn huy động của OceanBank phụ thuộc phần lớn vào số tiền dư gửi của PVN. Chủ trương, chính sách này không ban hành thành văn bản mà được chỉ đạo qua các cuộc họp. Khi thực hiện, hội sở thông báo qua điện thoại, email, chat skype cho các chi nhánh.
Thực hiện chủ trương trên, Nguyễn Minh Thu, Lê Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Minh Phương (Thủy và Phương khi đó là Phó tổng giám đốc OceanBank) chỉ đạo lãnh đạo các khối, ban thuộc Hội sở OceanBank thực hiện chi lãi ngoài huy động vốn trái quy định của Ngân hàng Nhà nước về trần lãi suất huy động vốn VND và USD theo từng thời kỳ.
Đối với huy động vốn không kỳ hạn, Nguyễn Minh Thu là người kiểm soát, phê duyệt, trực tiếp chi tiền và chỉ đạo chuyển tiền cho giám đốc các chi nhánh để chi trả cho khách hàng. Về nguồn tiền chi lãi ngoài, Lê Thị Thu Thủy chỉ đạo Ban kế toán lấy từ nguồn tiền của Oceanbank thông qua các hình thức tạm ứng thực hiện nghiệp vụ (TK3612), chi thẳng từ tài khoản chi phí trả lãi (TK801) và tiền mặt từ tài khoản của Vũ Thị Thùy Dương - Trưởng ban Kế toán.
Tại cơ quan điều tra, Hà Văn Thắm khai nhận không trực tiếp phân công cấp dưới thỏa thuận chi lãi ngoài, tạm ứng hoạt động nghiệp vụ, hoàn ứng. Còn việc chi tiền lãi ngoài cho Nguyễn Xuân Sơn thông qua Nguyễn Xuân Thắng (nguyên Phó giám đốc Khối khách hàng lớn và đối tác chiến lược, cháu ruột Sơn).
Bị can Nguyễn Xuân Sơn chỉ xác nhận từ đầu năm 2009 đến tháng 6/2014 nhận số tiền 200 tỷ đồng. Số tiền này, Sơn khai chuyển 60% (120 tỷ đồng) cho Ninh Văn Quỳnh, khi đó là Kế toán trưởng PVN. Trong số tiền còn lại, Sơn gửi tiết kiệm 31 tỷ đồng và 900.000 USD.
Lời khai của bị can Nguyễn Xuân Thắng đã tiết lộ quy trình giao, nhận tiền cho Sơn. Mỗi lần nhờ lấy tiền từ OceanBank, Sơn gặp Thắng trực tiếp ở Ngân hàng, văn phòng hoặc ở nhà riêng và nói: “Lấy chỗ anh Thắm cho anh số tiền, loại tiền cụ thể, ví dụ 5 tỷ đồng hoặc 100.000 đồng)”.
Thắng truyền đạt lại ý kiến cho Thắm. Thắm chỉ đạo Lê Thị Thu Thủy lo tiền mặt. Thắng sang gặp kế toán để biết khi nào có tiền và ở phòng giao dịch nào. Khi được thông báo chuẩn bị xong, Thắng sẽ trực tiếp đến quầy giao dịch nhận tiền. Những lần nhận tiền, Thắng không phải ký giấy tờ gì. Sau đó, Thắng liên hệ với Sơn để đưa lại tiền. Thắng khai nhận, một lần Sơn nhờ Thắng cầm 10 tỷ đồng để làm thủ tục mua đất tại Dự án Geleximco.
Thắng cũng khai nhận, số tiền thường là chẵn tỷ VND hoặc chẵn nghìn USD, dao động quanh 5 - 10 tỷ đồng. Lần nhiều nhất là 20 tỷ đồng, quy đổi thành 700.000 Euro. Tổng cộng, Thắng đã có 37 lần rút tiền, với tổng số tiền là 226 tỷ đồng. Trước khi bị bắt tạm giam, Thắng được Sơn dặn dò không được khai báo với cơ quan chức năng.
Theo kết luận điều tra, bị can Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn giữ vai trò chủ mưu huy động vốn vượt trần lãi suất. Hành vi của các bị can phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Trong đó, Nguyễn Xuân Sơn phải chịu trách nhiệm liên đới về số tiền OceanBank chi vượt trần hơn 544 tỷ đồng và trực tiếp chịu trách nhiệm đối với số tiền 226 tỷ đồng. Một số bị can khác nguyên là phó tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh OceanBank thực hiện chủ trương trên giữ vai trò giúp sức tích cực.
Ngoài ra, hành vi tạo lập hợp đồng khống, rút tiền từ OceanBank và thu các khoản phí từ hợp đồng dịch vụ, chuyển vào tài khoản Vũ Thị Thùy Dương có dấu hiệu của tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Nhưng do thời hạn điều tra đã hết nên cơ quan điều tra tách các hành vi để xử lý.
Nhiều doanh nghiệp đã nhận lãi ngoài từ OceanBank
Bản kết luận điều tra số 44/C46-P11 cho thấy, OceanBank đã chi tổng số tiền 1.576 tỷ đồng và nhiều doanh nghiệp đã nhận lãi ngoài huy động từ Ngân hàng.
Vào tháng 9/2010, khi bị can Nguyễn Xuân Sơn được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc PVN thì Nguyễn Minh Thu được đề nghị thay thế Nguyễn Xuân Sơn làm Tổng giám đốc OceanBank. Nguyễn Minh Thu được chỉ đạo làm việc trực tiếp với 3 khách hàng lớn là Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil), Công ty Lọc hóa dầu Bính Sơn (BSR) và Liên doanh Dầu khí Vietsopetro (VSP).
Bị can Nguyễn Minh Thu cũng được bị can Hà Văn Thắm phân công chỉ đạo, hỗ trợ, kiểm soát, phê duyệt mức chi trả lãi suất ngoài huy động cho các khách hàng. Bản thân bị can Thu chi trả trực tiếp cho 3 khách hàng nói trên.
Từ tháng 7/2012 đến tháng 6/2014, OceanBank chi cho bị can Nguyễn Minh Thu 125,6 tỷ đồng để chi trả lãi suất ngoài huy động vốn cho các khách hàng. Bị can Thu đã chi trả trực tiếp lãi ngoài tiền gửi không kỳ hạn cho PVOil, BSR và VSP, với tổng số tiền 48,3 tỷ đồng. Riêng GSR còn được nhận hơn 9,5 tỷ đồng lãi ngoài tiền gửi có kỳ hạn.
Số tiền 67,7 tỷ đồng còn lại, bị can Thu chi cho giám đốc các chi nhánh liên quan để trả cho khách hàng khác của Thu. Trong đó, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau và Ban quản lý Khí điện đạm Cà Mau được nhận 16,7 tỷ đồng lãi ngoài. Khoản này do OceanBank Chi nhánh Cà Mau, sau khi nhận từ Phó giám đốc OceanBank Nguyễn Thị Minh Phương, chi trả trực tiếp.
Công ty Điều hành thăm dò khai thác Dầu khí trong nước (PVEP POC) nhận hơn 6 tỷ đồng lãi ngoài do OceanBank Chi nhánh TP. HCM chi trả. Công ty Tàu và Công ty Cảng dịch vụ dầu khí được OceanBank Chi nhánh Vũng Tàu chi trả hơn 2,3 tỷ đồng.
CTCP Nhiệt điện Phả Lại nhận hơn 8,3 tỷ đồng từ OceanBank Chi nhánh Hải Dương. Giám đốc Chi nhánh Trần Thị Thu Hương là người nhận số tiền này, sau đó chi.
Nguyễn Trà My, Phó giám đốc OceanBank Chi nhánh Thăng Long khai nhận có vài lần được bị can Thu nhờ cầm túi đựng tiền đưa cho Trần Đức Chính - Kế toán trưởng VNS.
Nguyễn Thị Minh Phương, nguyên Phó tổng giám đốc OceanBank được giao theo dõi, chi trả tiền lãi suất ngoài hợp đồng cho một số khách hàng thuộc PVN. Thông qua bà Phương, OceanBank đã chi 263 tỷ đồng cho Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (Vinashin), Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP), Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PVEP), Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC)...
Ngoài ra, còn nhiều cá nhân là lãnh đạo thuộc Hội sở OceanBank trực tiếp nhận và chi tiền mặt ngoài lãi cho khách hàng, với tổng số tiền là 1.022 tỷ đồng như: ông Võ Việt Trung, Phó tổng giám đốc khu vực Sài Gòn nhận 20 tỷ đồng; bà Nguyễn Thị Thu, Phó giám đốc Chi nhánh TP. HCM nhận 12 tỷ đồng...
Hội sở OceanBank đã chuyển 475,6 tỷ đồng cho 55 chi nhánh/phòng giao dịch/khối để chi lãi ngoài huy động. Một số khách hàng được Hội sở chuyển thẳng số tiền chi lãi ngoài cho các khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm là hơn 66 tỷ đồng.
Tổng cộng, OceanBank đã chi 1.576 tỷ đồng. Theo kết luận giám định của Ngân hàng Nhà nước, trong 1.576 tỷ đồng này có 1.080 tỷ đồng chi lãi ngoài, trong đó có 984,7 tỷ đồng vượt trần lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
Theo cơ quan điều tra, đối với các khách hàng đã nhận khoản tiền ngoài lãi suất huy động từ OceanBank, tài liệu điều tra xác định khoản tiền này xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật của bị can Hà Văn Thắm và đồng bọn. Trong số khách hàng này, có nhiều khách hàng là tổ chức kinh tế lớn, có nhiều vốn nhà nước, nhất là nhóm khách hàng thuộc PVN. Cơ quan điều tra nhận thấy có dấu hiệu móc ngoặc với lãnh đạo, nhân viên OceanBank về khoản chi ngoài để sử dụng cá nhân, hưởng lợi bất chính. Tuy nhiên, do số lượng khách hàng lớn, thời hạn điều tra đã hết nên cơ quan điều tra đang tiếp tục phân loại và đề nghị tách xử lý thành vụ án khác để đảm bảo tính khách quan, toàn diện, nghiêm minh của pháp luật.
Chủ trương chi ngoài lãi suất huy động của OceanBank từ đâu?
Theo tài liệu điều tra, từ tháng 10/2014, bị can Nguyễn Xuân Sơn được điều chuyển về PVN, không liên quan đến việc điều hành OceanBank. Tuy nhiên, Sơn đứng sau tác động đưa Nguyễn Minh Thu trở thành Tổng giám đốc OceanBank. Theo “đề nghị” của Sơn, Hà Văn Thắm -nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank đã đồng ý giao cho Thu phụ trách huy động vốn, trực tiếp chi và phê duyệt chi tiền lãi ngoài huy động.
Trước đó, từ tháng 2/2009 đến tháng 10/2010, Sơn và Thắm thỏa thuận chi lãi ngoài huy động vốn cho Sơn trên dưới 1%/số dư tiền gửi bình quân/năm của PVN, các tổng công ty và công ty con. Nguồn tiền Thắm sử dụng để chi lãi ngoài cho Sơn được lấy từ nguồn thu phí dịch vụ của Công ty BSC Việt Nam (công ty của Thắm).
Sở dĩ Hà Văn Thắm đồng ý đưa ra chủ trương chi ngoài lãi suất huy động vốn trên toàn hệ thống OceanBank do nguồn huy động của OceanBank phụ thuộc phần lớn vào số tiền dư gửi của PVN. Chủ trương, chính sách này không ban hành thành văn bản mà được chỉ đạo qua các cuộc họp. Khi thực hiện, hội sở thông báo qua điện thoại, email, chat skype cho các chi nhánh.
Thực hiện chủ trương trên, Nguyễn Minh Thu, Lê Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Minh Phương (Thủy và Phương khi đó là Phó tổng giám đốc OceanBank) chỉ đạo lãnh đạo các khối, ban thuộc Hội sở OceanBank thực hiện chi lãi ngoài huy động vốn trái quy định của Ngân hàng Nhà nước về trần lãi suất huy động vốn VND và USD theo từng thời kỳ.
Đối với huy động vốn không kỳ hạn, Nguyễn Minh Thu là người kiểm soát, phê duyệt, trực tiếp chi tiền và chỉ đạo chuyển tiền cho giám đốc các chi nhánh để chi trả cho khách hàng. Về nguồn tiền chi lãi ngoài, Lê Thị Thu Thủy chỉ đạo Ban kế toán lấy từ nguồn tiền của Oceanbank thông qua các hình thức tạm ứng thực hiện nghiệp vụ (TK3612), chi thẳng từ tài khoản chi phí trả lãi (TK801) và tiền mặt từ tài khoản của Vũ Thị Thùy Dương - Trưởng ban Kế toán.
Tại cơ quan điều tra, Hà Văn Thắm khai nhận không trực tiếp phân công cấp dưới thỏa thuận chi lãi ngoài, tạm ứng hoạt động nghiệp vụ, hoàn ứng. Còn việc chi tiền lãi ngoài cho Nguyễn Xuân Sơn thông qua Nguyễn Xuân Thắng (nguyên Phó giám đốc Khối khách hàng lớn và đối tác chiến lược, cháu ruột Sơn).
Bị can Nguyễn Xuân Sơn chỉ xác nhận từ đầu năm 2009 đến tháng 6/2014 nhận số tiền 200 tỷ đồng. Số tiền này, Sơn khai chuyển 60% (120 tỷ đồng) cho Ninh Văn Quỳnh, khi đó là Kế toán trưởng PVN. Trong số tiền còn lại, Sơn gửi tiết kiệm 31 tỷ đồng và 900.000 USD.
Lời khai của bị can Nguyễn Xuân Thắng đã tiết lộ quy trình giao, nhận tiền cho Sơn. Mỗi lần nhờ lấy tiền từ OceanBank, Sơn gặp Thắng trực tiếp ở Ngân hàng, văn phòng hoặc ở nhà riêng và nói: “Lấy chỗ anh Thắm cho anh số tiền, loại tiền cụ thể, ví dụ 5 tỷ đồng hoặc 100.000 đồng)”.
Thắng truyền đạt lại ý kiến cho Thắm. Thắm chỉ đạo Lê Thị Thu Thủy lo tiền mặt. Thắng sang gặp kế toán để biết khi nào có tiền và ở phòng giao dịch nào. Khi được thông báo chuẩn bị xong, Thắng sẽ trực tiếp đến quầy giao dịch nhận tiền. Những lần nhận tiền, Thắng không phải ký giấy tờ gì. Sau đó, Thắng liên hệ với Sơn để đưa lại tiền. Thắng khai nhận, một lần Sơn nhờ Thắng cầm 10 tỷ đồng để làm thủ tục mua đất tại Dự án Geleximco.
Thắng cũng khai nhận, số tiền thường là chẵn tỷ VND hoặc chẵn nghìn USD, dao động quanh 5 - 10 tỷ đồng. Lần nhiều nhất là 20 tỷ đồng, quy đổi thành 700.000 Euro. Tổng cộng, Thắng đã có 37 lần rút tiền, với tổng số tiền là 226 tỷ đồng. Trước khi bị bắt tạm giam, Thắng được Sơn dặn dò không được khai báo với cơ quan chức năng.
Theo kết luận điều tra, bị can Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn giữ vai trò chủ mưu huy động vốn vượt trần lãi suất. Hành vi của các bị can phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Trong đó, Nguyễn Xuân Sơn phải chịu trách nhiệm liên đới về số tiền OceanBank chi vượt trần hơn 544 tỷ đồng và trực tiếp chịu trách nhiệm đối với số tiền 226 tỷ đồng. Một số bị can khác nguyên là phó tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh OceanBank thực hiện chủ trương trên giữ vai trò giúp sức tích cực.
Ngoài ra, hành vi tạo lập hợp đồng khống, rút tiền từ OceanBank và thu các khoản phí từ hợp đồng dịch vụ, chuyển vào tài khoản Vũ Thị Thùy Dương có dấu hiệu của tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Nhưng do thời hạn điều tra đã hết nên cơ quan điều tra tách các hành vi để xử lý.
Nhiều doanh nghiệp đã nhận lãi ngoài từ OceanBank
Bản kết luận điều tra số 44/C46-P11 cho thấy, OceanBank đã chi tổng số tiền 1.576 tỷ đồng và nhiều doanh nghiệp đã nhận lãi ngoài huy động từ Ngân hàng.
Vào tháng 9/2010, khi bị can Nguyễn Xuân Sơn được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc PVN thì Nguyễn Minh Thu được đề nghị thay thế Nguyễn Xuân Sơn làm Tổng giám đốc OceanBank. Nguyễn Minh Thu được chỉ đạo làm việc trực tiếp với 3 khách hàng lớn là Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil), Công ty Lọc hóa dầu Bính Sơn (BSR) và Liên doanh Dầu khí Vietsopetro (VSP).
Bị can Nguyễn Minh Thu cũng được bị can Hà Văn Thắm phân công chỉ đạo, hỗ trợ, kiểm soát, phê duyệt mức chi trả lãi suất ngoài huy động cho các khách hàng. Bản thân bị can Thu chi trả trực tiếp cho 3 khách hàng nói trên.
Từ tháng 7/2012 đến tháng 6/2014, OceanBank chi cho bị can Nguyễn Minh Thu 125,6 tỷ đồng để chi trả lãi suất ngoài huy động vốn cho các khách hàng. Bị can Thu đã chi trả trực tiếp lãi ngoài tiền gửi không kỳ hạn cho PVOil, BSR và VSP, với tổng số tiền 48,3 tỷ đồng. Riêng GSR còn được nhận hơn 9,5 tỷ đồng lãi ngoài tiền gửi có kỳ hạn.
Số tiền 67,7 tỷ đồng còn lại, bị can Thu chi cho giám đốc các chi nhánh liên quan để trả cho khách hàng khác của Thu. Trong đó, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau và Ban quản lý Khí điện đạm Cà Mau được nhận 16,7 tỷ đồng lãi ngoài. Khoản này do OceanBank Chi nhánh Cà Mau, sau khi nhận từ Phó giám đốc OceanBank Nguyễn Thị Minh Phương, chi trả trực tiếp.
Công ty Điều hành thăm dò khai thác Dầu khí trong nước (PVEP POC) nhận hơn 6 tỷ đồng lãi ngoài do OceanBank Chi nhánh TP. HCM chi trả. Công ty Tàu và Công ty Cảng dịch vụ dầu khí được OceanBank Chi nhánh Vũng Tàu chi trả hơn 2,3 tỷ đồng.
CTCP Nhiệt điện Phả Lại nhận hơn 8,3 tỷ đồng từ OceanBank Chi nhánh Hải Dương. Giám đốc Chi nhánh Trần Thị Thu Hương là người nhận số tiền này, sau đó chi.
Nguyễn Trà My, Phó giám đốc OceanBank Chi nhánh Thăng Long khai nhận có vài lần được bị can Thu nhờ cầm túi đựng tiền đưa cho Trần Đức Chính - Kế toán trưởng VNS.
Nguyễn Thị Minh Phương, nguyên Phó tổng giám đốc OceanBank được giao theo dõi, chi trả tiền lãi suất ngoài hợp đồng cho một số khách hàng thuộc PVN. Thông qua bà Phương, OceanBank đã chi 263 tỷ đồng cho Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (Vinashin), Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP), Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PVEP), Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC)...
Hội sở OceanBank đã chuyển 475,6 tỷ đồng cho 55 chi nhánh/phòng giao dịch/khối để chi lãi ngoài huy động. Một số khách hàng được Hội sở chuyển thẳng số tiền chi lãi ngoài cho các khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm là hơn 66 tỷ đồng.
Tổng cộng, OceanBank đã chi 1.576 tỷ đồng. Theo kết luận giám định của Ngân hàng Nhà nước, trong 1.576 tỷ đồng này có 1.080 tỷ đồng chi lãi ngoài, trong đó có 984,7 tỷ đồng vượt trần lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
Theo cơ quan điều tra, đối với các khách hàng đã nhận khoản tiền ngoài lãi suất huy động từ OceanBank, tài liệu điều tra xác định khoản tiền này xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật của bị can Hà Văn Thắm và đồng bọn. Trong số khách hàng này, có nhiều khách hàng là tổ chức kinh tế lớn, có nhiều vốn nhà nước, nhất là nhóm khách hàng thuộc PVN. Cơ quan điều tra nhận thấy có dấu hiệu móc ngoặc với lãnh đạo, nhân viên OceanBank về khoản chi ngoài để sử dụng cá nhân, hưởng lợi bất chính. Tuy nhiên, do số lượng khách hàng lớn, thời hạn điều tra đã hết nên cơ quan điều tra đang tiếp tục phân loại và đề nghị tách xử lý thành vụ án khác để đảm bảo tính khách quan, toàn diện, nghiêm minh của pháp luật.
Bùi Trang - Đỗ Mến/Tinnhanhchungkhoan.vn
http://tinnhanhchungkhoan.vn/phap-d...nghiep-nhan-lai-ngoai-ca-nghin-ty-166365.html
http://tinnhanhchungkhoan.vn/phap-d...nghiep-nhan-lai-ngoai-ca-nghin-ty-166365.html
Sửa lần cuối:
Relate Threads