Thời gian gần đây, CP dầu khí chịu tác động của công bố lợi nhuận và giá dầu thế giới, trong khi giá trị nội tại của doanh nghiệp không được đánh giá cao. Chính vì lý do này, giá CP dầu khí biến động gần như song song với diễn biến của giá dầu thế giới.
Giá dầu về điểm cân bằng
Tính từ đáy ngày 20-1-2016 đến nay, giá dầu đã phục hồi khoảng 57% đối với dầu WTI và 67% đối với dầu Brent. Tính chung trong quý II, giá dầu đã tăng lần lượt 18% và 19% đối với WTI và Brent. Nguyên nhân thúc đẩy giá dầu phục hồi chủ yếu đến từ nguồn cung suy yếu do Nigeria nội chiến và cháy rừng ở Canada.
Đồng thời số lượng giàn khoan của Hoa Kỳ tiếp tục giảm mạnh với tốc độ khoảng 12%/tháng trong 5 tháng đầu năm 2016 và sản lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh. Tuy nhiên, đến tháng 6 số lượng giàn khoan của Hoa Kỳ đã bắt đầu tăng trở lại với tốc độ khoảng 7%/tháng và những lo ngại việc Anh rời khỏi EU (Brexit) tác động gián tiếp làm giá dầu giảm nhẹ 7% trong 2 tuần giữa tháng 6.
Những phiên giao dịch gần đây, giá dầu có xu hướng tăng trở lại sau thông tin Saudi Arabia và Nga có thể tham gia một cuộc họp với Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vào tháng 9 tới nhằm bình ổn thị trường dầu mỏ. Tuy nhiên, các tổ chức lớn đều cho rằng cung cầu trên thị trường đang dịch chuyển về điểm cân bằng nên đồng loạt nâng dự báo giá dầu trung bình năm 2016 và 2017 lên mức 39-50USD/thùng cho dầu Brent. Theo giới phân tích, kinh tế thế giới suy yếu sau Brexit, OPEC tiếp tục tăng năng suất, đồng USD mạnh lên chính là những nguyên nhân khiến giá dầu khó tăng mạnh nhưng đồng thời khó giảm về mức thấp của quý I. Dự báo giá dầu có khả năng sẽ tăng nhẹ so với mức giá tại đầu tháng 8.
Phân hóa lợi nhuận
Tuy chi phí sản xuất tương đối thấp, khoảng 28-30USD/thùng do đặc tính các mỏ ngoài khơi của Việt Nam ở những vùng nước cạn, nhưng ngành dầu khí Việt Nam hiện bắt đầu chịu ảnh hưởng vì giá dầu đã chạm mốc chi phí sản xuất. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã giảm các hoạt động thăm dò và khai thác tại một số mỏ đang hoạt động có tiềm năng. Việc PVN cắt giảm hoạt động thăm dò và khai thác giảm mạnh ảnh hưởng đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung nguồn như TCTCP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD) và TCTCP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PVS). Theo thống kê, lợi nhuận 2 doanh nghiệp này bắt đầu rơi vào chu kỳ giảm sau thời gian tăng trưởng mạnh. Cụ thể, trong năm 2015 lợi nhuận của PVD và PVS giảm lần lượt 33% và 25%.
Trên thực tế, giá dầu giảm sẽ khiến lợi nhuận ngành dầu khí giảm và sự phân hóa trong kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí cũng ngày càng rõ nét. Theo thống kê, đa số các doanh nghiệp đều ghi nhận sự suy giảm về kết quả kinh doanh trong những tháng đầu năm 2016 như: TCTCP Khí Việt Nam (GAS), TCTCP Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí (PVC), CTCP Bọc ống dầu khí Việt Nam (PVB) và cả PVD và PVS. Ngược lại, vẫn có một số doanh nghiệp duy trì kết quả kinh doanh khả quan như các doanh nghiệp phân phối khí ở hạ nguồn như CTCP Phân phối khí thấp áp dầu khí Việt Nam (PGD), CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc (PVG) và CTCP Kết cấu kim loại và Lắp máy dầu khí (PXS), nhờ sản lượng gia tăng. Đặc biệt, giá dầu phục hồi tốt cũng đã phần nào cải thiện được kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp hạ nguồn như: CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam (PGS), CTCP CNG Việt Nam (CNG), CTCP Gas Petrolimex (PGC).
Đầu tư may rủi
Từ sau đợt biến động của giá dầu trong năm 2015, NĐT bắt đầu thay đổi hẳn cách định giá đối với nhóm CP dầu khí. Theo đó, NĐT sẽ định giá CP dầu khí thông qua 2 tiêu chí: Giá dầu và lợi nhuận, hơn là đánh giá về giá trị nội tại của doanh nghiệp. Với cách định giá mới này, NĐT giải ngân nhóm CP dầu khí với kỳ vọng CP sẽ tăng giá sau khi giá dầu hồi phục, kéo theo sự cải thiện về kết quả kinh doanh. Ngược lại, CP dầu khí giảm khi NĐT bớt hưng phấn và triển vọng giá dầu phục hồi trở nên khó khăn hơn. Do đó, giá CP các công ty dầu khí liên tục biến động thất thường mỗi khi giá dầu có biến động và việc đầu tư vào nhóm CP dầu khí nặng tính may rủi hơn là đầu tư giá trị.
Vì vậy, để hạn chế rủi ro NĐT cần tập trung vào các yếu tố dễ dự báo hơn như: theo dõi xu hướng trung hạn của giá dầu và triển vọng lợi nhuận ngắn hạn (yếu tố này chịu tác động của diễn biến giá dầu sau một thời gian trễ). Theo nhận định của giới phân tích, giá CP dầu khí sẽ khó tăng mạnh như nửa đầu năm 2016 do triển vọng giá dầu phục hồi không còn nhiều như thời điểm đầu năm. Thậm chí, ngay cả nếu giá dầu tăng trở lại trong những tháng cuối năm, mức trung bình cả năm vẫn khó có thể vượt mốc 50USD/thùng. Bên cạnh đó, diễn biến giá dầu cần một thời gian mới ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí trung nguồn và lợi nhuận nhiều khả năng sẽ giảm mạnh trong năm 2016. Tình hình này cũng sẽ kéo dài sang năm 2017.
Theo dự báo của các CTCK, lợi nhuận của 3 doanh nghiệp đầu ngành là PVD, PVS và GAS sẽ giảm lần lượt 65%, 39% và 24% trong năm nay dựa theo giả định giá dầu thô cơ sở 40USD/thùng, thấp hơn khoảng 26% mức năm 2015. PVD sẽ bị ảnh hưởng đáng kể do mức độ nhạy cảm cao đến các hoạt động thăm dò và khai thác và cả 2 mảng này đã giảm mạnh khi giá dầu thô chạm mức giá thành sản xuất 28-30USD/thùng. PVS sẽ chịu ảnh hưởng ít hơn do danh mục kinh doanh đa dạng và hợp đồng cho thuê FPSP/FSO dài hạn. Tuy nhiên, việc PVN tái khởi động dự án Lô B - Ô Môn (Kiên Giang) và khả năng khởi công Lô Cá voi xanh sẽ hỗ trợ giá CP các công ty này vào cuối năm 2016 và đầu năm 2017 vì các hợp đồng sẽ được ký với các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí như PVD và PVS, cũng như với nhà phân phối chính GAS.
Giá dầu về điểm cân bằng
Tính từ đáy ngày 20-1-2016 đến nay, giá dầu đã phục hồi khoảng 57% đối với dầu WTI và 67% đối với dầu Brent. Tính chung trong quý II, giá dầu đã tăng lần lượt 18% và 19% đối với WTI và Brent. Nguyên nhân thúc đẩy giá dầu phục hồi chủ yếu đến từ nguồn cung suy yếu do Nigeria nội chiến và cháy rừng ở Canada.
Đồng thời số lượng giàn khoan của Hoa Kỳ tiếp tục giảm mạnh với tốc độ khoảng 12%/tháng trong 5 tháng đầu năm 2016 và sản lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh. Tuy nhiên, đến tháng 6 số lượng giàn khoan của Hoa Kỳ đã bắt đầu tăng trở lại với tốc độ khoảng 7%/tháng và những lo ngại việc Anh rời khỏi EU (Brexit) tác động gián tiếp làm giá dầu giảm nhẹ 7% trong 2 tuần giữa tháng 6.
Phân hóa lợi nhuận
Tuy chi phí sản xuất tương đối thấp, khoảng 28-30USD/thùng do đặc tính các mỏ ngoài khơi của Việt Nam ở những vùng nước cạn, nhưng ngành dầu khí Việt Nam hiện bắt đầu chịu ảnh hưởng vì giá dầu đã chạm mốc chi phí sản xuất. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã giảm các hoạt động thăm dò và khai thác tại một số mỏ đang hoạt động có tiềm năng. Việc PVN cắt giảm hoạt động thăm dò và khai thác giảm mạnh ảnh hưởng đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung nguồn như TCTCP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD) và TCTCP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PVS). Theo thống kê, lợi nhuận 2 doanh nghiệp này bắt đầu rơi vào chu kỳ giảm sau thời gian tăng trưởng mạnh. Cụ thể, trong năm 2015 lợi nhuận của PVD và PVS giảm lần lượt 33% và 25%.
Trên thực tế, giá dầu giảm sẽ khiến lợi nhuận ngành dầu khí giảm và sự phân hóa trong kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí cũng ngày càng rõ nét. Theo thống kê, đa số các doanh nghiệp đều ghi nhận sự suy giảm về kết quả kinh doanh trong những tháng đầu năm 2016 như: TCTCP Khí Việt Nam (GAS), TCTCP Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí (PVC), CTCP Bọc ống dầu khí Việt Nam (PVB) và cả PVD và PVS. Ngược lại, vẫn có một số doanh nghiệp duy trì kết quả kinh doanh khả quan như các doanh nghiệp phân phối khí ở hạ nguồn như CTCP Phân phối khí thấp áp dầu khí Việt Nam (PGD), CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc (PVG) và CTCP Kết cấu kim loại và Lắp máy dầu khí (PXS), nhờ sản lượng gia tăng. Đặc biệt, giá dầu phục hồi tốt cũng đã phần nào cải thiện được kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp hạ nguồn như: CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam (PGS), CTCP CNG Việt Nam (CNG), CTCP Gas Petrolimex (PGC).
Đầu tư may rủi
Từ sau đợt biến động của giá dầu trong năm 2015, NĐT bắt đầu thay đổi hẳn cách định giá đối với nhóm CP dầu khí. Theo đó, NĐT sẽ định giá CP dầu khí thông qua 2 tiêu chí: Giá dầu và lợi nhuận, hơn là đánh giá về giá trị nội tại của doanh nghiệp. Với cách định giá mới này, NĐT giải ngân nhóm CP dầu khí với kỳ vọng CP sẽ tăng giá sau khi giá dầu hồi phục, kéo theo sự cải thiện về kết quả kinh doanh. Ngược lại, CP dầu khí giảm khi NĐT bớt hưng phấn và triển vọng giá dầu phục hồi trở nên khó khăn hơn. Do đó, giá CP các công ty dầu khí liên tục biến động thất thường mỗi khi giá dầu có biến động và việc đầu tư vào nhóm CP dầu khí nặng tính may rủi hơn là đầu tư giá trị.
Vì vậy, để hạn chế rủi ro NĐT cần tập trung vào các yếu tố dễ dự báo hơn như: theo dõi xu hướng trung hạn của giá dầu và triển vọng lợi nhuận ngắn hạn (yếu tố này chịu tác động của diễn biến giá dầu sau một thời gian trễ). Theo nhận định của giới phân tích, giá CP dầu khí sẽ khó tăng mạnh như nửa đầu năm 2016 do triển vọng giá dầu phục hồi không còn nhiều như thời điểm đầu năm. Thậm chí, ngay cả nếu giá dầu tăng trở lại trong những tháng cuối năm, mức trung bình cả năm vẫn khó có thể vượt mốc 50USD/thùng. Bên cạnh đó, diễn biến giá dầu cần một thời gian mới ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí trung nguồn và lợi nhuận nhiều khả năng sẽ giảm mạnh trong năm 2016. Tình hình này cũng sẽ kéo dài sang năm 2017.
Theo dự báo của các CTCK, lợi nhuận của 3 doanh nghiệp đầu ngành là PVD, PVS và GAS sẽ giảm lần lượt 65%, 39% và 24% trong năm nay dựa theo giả định giá dầu thô cơ sở 40USD/thùng, thấp hơn khoảng 26% mức năm 2015. PVD sẽ bị ảnh hưởng đáng kể do mức độ nhạy cảm cao đến các hoạt động thăm dò và khai thác và cả 2 mảng này đã giảm mạnh khi giá dầu thô chạm mức giá thành sản xuất 28-30USD/thùng. PVS sẽ chịu ảnh hưởng ít hơn do danh mục kinh doanh đa dạng và hợp đồng cho thuê FPSP/FSO dài hạn. Tuy nhiên, việc PVN tái khởi động dự án Lô B - Ô Môn (Kiên Giang) và khả năng khởi công Lô Cá voi xanh sẽ hỗ trợ giá CP các công ty này vào cuối năm 2016 và đầu năm 2017 vì các hợp đồng sẽ được ký với các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí như PVD và PVS, cũng như với nhà phân phối chính GAS.
Kim Giang - Sài Gòn Đầu tư
Relate Threads