Giá dầu giảm mạnh trong năm 2015 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam). Vượt qua những khó khăn chồng chất, với việc thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, Tập đoàn Dầu khí vẫn giữ được nhịp độ sản xuất kinh doanh, đạt được mức tăng trưởng khá.
Giá dầu sụt giảm mạnh
Phải nói rằng, đã rất lâu rồi, lịch sử ngành dầu khí mới lại có một phen chứng kiến cảnh giá dầu xuống chạm mức 35 USD một thùng. Bắt đầu suy giảm từ cuối năm 2014, trong 6 tháng đầu năm 2015, giá dầu trong ở ngưỡng trung bình 60,5 USD/thùng. Những tháng tiếp theo, giá dầu giảm xuống 50 USD/thùng, rồi 45- 40 USD/thùng, và đến tháng 12/2015 thì giá dầu liên tục lao dốc, đã xuống đến mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua, về sát 35 USD một thùng.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp ứng phó với diễn biến giá dầu, Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí đã tập trung chỉ đạo, trực tiếp làm việc với các đối tác liên quan trong và ngoài nước, các nhà điều hành khai thác mỏ để tối ưu các chương trình khai thác, tiết giảm chi phí để khai thác hiệu quả nhất. Khi giá dầu lao dốc cuối năm 2014 và nhiều tổ chức tài chính phát đi những dự báo về giá dầu sụt giảm thấp trong năm 2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ngay lập tức xây dựng các phương án để có các giải pháp ứng phó kịp thời với những biến động xấu nhất của giá dầu từng thời điểm trong năm 2015; thực hiện cắt giảm tối đa các chi phí thuê ngoài, cắt giảm các nhiệm vụ chưa thật sự cấp bách, đàm phán lại các hợp đồng thuê dịch vụ để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh và đầu tư; tăng cường nguồn lực để đẩy mạnh doanh thu tại các lĩnh vực như chế biến, dịch vụ kỹ thuật dầu khí...
Do giá dầu trung bình cả năm 2015 ở mức 55 USD một thùng, thấp hơn mức 100 USD mà Quốc hội đã thông qua hồi đầu năm; đồng thời thấp hơn mức 63 USD mà Tập đoàn Dầu khí xây dựng kịch bản tài chính hồi tháng 6, khi thị trường chưa có biến động bất ngờ như những tháng cuối năm vừa qua, đã khiến Petrovietnam gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ năm 2015.
Tuy nhiên, với việc thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, Tập đoàn Dầu khí vẫn giữ được nhịp độ sản xuất kinh doanh. Nhiều đơn vị trong Tập đoàn đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh và gặt hái được nhiều thành công, như: Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PVPower), Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo), Tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí (DMC), Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL)…
Tạo đà vững chắc cho năm 2016
Các chuyên gia kinh tế thế giới dự báo, năm 2016 giá dầu chưa thể phục hồi ngay được, thậm chí có dự báo cho rằng, giá dầu sẽ xuống đến 20 USD một thùng trước khi tăng trở lại.
Để ứng phó với giá dầu suy giảm mạnh, trong năm 2015, Tập đoàn Dầu khí đã có những bước đi nhằm tạo đà vững chắc cho phát triển năm 2016. Tập đoàn đã quyết liệt áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ như tối ưu hóa chi phí tài chính, rà soát lại tổng thể các dự án đầu tư, dừng khai thác những giếng dầu có chi phí cao; đồng thời đưa nhiều dây chuyền, dự án mới vào hoạt động, như: Tổng Công ty khoan và dịch vụ Dầu khí (PVD) đưa 6 giàn khoan mới có hiệu suất hoạt động 95%. PVS đưa tàu FSO 05 đi vào hoạt động, cùng với việc triển khai các tàu đa năng và sà lan phục vụ dầu khí...
Nhiều dự án trọng điểm của Tập đoàn đã được khẩn trương hoàn thành và đưa vào hoạt động. Tập đoàn đã hoàn thành đầu tư và đưa dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 vào vận hành thương mại tháng 5/2015, đưa mỏ Đại Hùng vào khai thác trở lại, đưa 4 mỏ mới vào khai thác; khởi công xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1. Trong tháng 9, Tập đoàn đã đóng cọc đại trà Dự án nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, và khánh thành Hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ Hàm Rồng và mỏ Thái Bình, lô 102&106, giai đoạn 1. Đây là những điểm nhấn trong phát triển ngành công nghiệp khí, góp phần giảm sức ép nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các nhiên liệu FO, DO, LPG.
Trong năm 2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng đã có những quyết định đầu tư mang tính kịp thời, vừa giúp các đơn vị thành viên vượt qua khó khăn, vừa tạo một nền tảng vững chắc cho hoạt động dầu khí trong tương lai. Đó là việc mua lại tài sản của Chevron tại Lô 39 - 01, Lô B, vừa góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, phát triển khu vực Tây Nam Bộ, vừa nâng tầm hình ảnh và vị thế của Petrovietnam trong mắt các công ty dầu khí quốc tế.
Đặc biệt, trong tháng cuối của năm 2015, Tập đoàn Dầu khí đã liên tiếp đón nhận những tin vui, là tiền đề cho sự phát triển vững chắc cho những năm tiếp theo. Đó là sau 12 năm triển khai, Dự án lô 433a & 416b- mỏ Bir Seba, Algeria của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, do Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) trực tiếp triển khai đã cho dòng dầu thương mại đầu tiên, và PVEP đã xuất bán chuyến dầu đầu tiên vào ngày 24/12/2015 với khối lượng 230.000 thùng. Sự kiện mỏ Bir Seba, Algeria cho ra dòng dầu thương mại chính là lời khẳng định về việc vượt khó của ngành dầu khí Việt Nam trong thời điểm khó khăn của năm 2015, làm tiền đề phát triển trong năm 2016, góp phần gia tăng sản lượng khai thác dầu khí, bù đắp cho những mỏ trong nước đã ở giai đoạn sụt giảm sản lượng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển đất nước.
Cũng trong những ngày cuối cùng của năm 2015, Tập đoàn Dầu khí đã làm Lễ hạ thủy giàn khoan Tam Đảo 05, với tổng khối lượng là 18.000 tấn; có khả năng khoan tới mỏ dầu khí với độ sâu 9.000m, trị giá 230 triệu USD. Đây là mốc son đánh dấu bước phát triển của ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí, là bước đột phá tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo của ngành dầu khí Việt Nam.
Giá dầu sụt giảm mạnh
Phải nói rằng, đã rất lâu rồi, lịch sử ngành dầu khí mới lại có một phen chứng kiến cảnh giá dầu xuống chạm mức 35 USD một thùng. Bắt đầu suy giảm từ cuối năm 2014, trong 6 tháng đầu năm 2015, giá dầu trong ở ngưỡng trung bình 60,5 USD/thùng. Những tháng tiếp theo, giá dầu giảm xuống 50 USD/thùng, rồi 45- 40 USD/thùng, và đến tháng 12/2015 thì giá dầu liên tục lao dốc, đã xuống đến mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua, về sát 35 USD một thùng.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp ứng phó với diễn biến giá dầu, Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí đã tập trung chỉ đạo, trực tiếp làm việc với các đối tác liên quan trong và ngoài nước, các nhà điều hành khai thác mỏ để tối ưu các chương trình khai thác, tiết giảm chi phí để khai thác hiệu quả nhất. Khi giá dầu lao dốc cuối năm 2014 và nhiều tổ chức tài chính phát đi những dự báo về giá dầu sụt giảm thấp trong năm 2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ngay lập tức xây dựng các phương án để có các giải pháp ứng phó kịp thời với những biến động xấu nhất của giá dầu từng thời điểm trong năm 2015; thực hiện cắt giảm tối đa các chi phí thuê ngoài, cắt giảm các nhiệm vụ chưa thật sự cấp bách, đàm phán lại các hợp đồng thuê dịch vụ để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh và đầu tư; tăng cường nguồn lực để đẩy mạnh doanh thu tại các lĩnh vực như chế biến, dịch vụ kỹ thuật dầu khí...
Do giá dầu trung bình cả năm 2015 ở mức 55 USD một thùng, thấp hơn mức 100 USD mà Quốc hội đã thông qua hồi đầu năm; đồng thời thấp hơn mức 63 USD mà Tập đoàn Dầu khí xây dựng kịch bản tài chính hồi tháng 6, khi thị trường chưa có biến động bất ngờ như những tháng cuối năm vừa qua, đã khiến Petrovietnam gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ năm 2015.
Tạo đà vững chắc cho năm 2016
Các chuyên gia kinh tế thế giới dự báo, năm 2016 giá dầu chưa thể phục hồi ngay được, thậm chí có dự báo cho rằng, giá dầu sẽ xuống đến 20 USD một thùng trước khi tăng trở lại.
Để ứng phó với giá dầu suy giảm mạnh, trong năm 2015, Tập đoàn Dầu khí đã có những bước đi nhằm tạo đà vững chắc cho phát triển năm 2016. Tập đoàn đã quyết liệt áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ như tối ưu hóa chi phí tài chính, rà soát lại tổng thể các dự án đầu tư, dừng khai thác những giếng dầu có chi phí cao; đồng thời đưa nhiều dây chuyền, dự án mới vào hoạt động, như: Tổng Công ty khoan và dịch vụ Dầu khí (PVD) đưa 6 giàn khoan mới có hiệu suất hoạt động 95%. PVS đưa tàu FSO 05 đi vào hoạt động, cùng với việc triển khai các tàu đa năng và sà lan phục vụ dầu khí...
Nhiều dự án trọng điểm của Tập đoàn đã được khẩn trương hoàn thành và đưa vào hoạt động. Tập đoàn đã hoàn thành đầu tư và đưa dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 vào vận hành thương mại tháng 5/2015, đưa mỏ Đại Hùng vào khai thác trở lại, đưa 4 mỏ mới vào khai thác; khởi công xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1. Trong tháng 9, Tập đoàn đã đóng cọc đại trà Dự án nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, và khánh thành Hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ Hàm Rồng và mỏ Thái Bình, lô 102&106, giai đoạn 1. Đây là những điểm nhấn trong phát triển ngành công nghiệp khí, góp phần giảm sức ép nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các nhiên liệu FO, DO, LPG.
Trong năm 2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng đã có những quyết định đầu tư mang tính kịp thời, vừa giúp các đơn vị thành viên vượt qua khó khăn, vừa tạo một nền tảng vững chắc cho hoạt động dầu khí trong tương lai. Đó là việc mua lại tài sản của Chevron tại Lô 39 - 01, Lô B, vừa góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, phát triển khu vực Tây Nam Bộ, vừa nâng tầm hình ảnh và vị thế của Petrovietnam trong mắt các công ty dầu khí quốc tế.
Đặc biệt, trong tháng cuối của năm 2015, Tập đoàn Dầu khí đã liên tiếp đón nhận những tin vui, là tiền đề cho sự phát triển vững chắc cho những năm tiếp theo. Đó là sau 12 năm triển khai, Dự án lô 433a & 416b- mỏ Bir Seba, Algeria của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, do Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) trực tiếp triển khai đã cho dòng dầu thương mại đầu tiên, và PVEP đã xuất bán chuyến dầu đầu tiên vào ngày 24/12/2015 với khối lượng 230.000 thùng. Sự kiện mỏ Bir Seba, Algeria cho ra dòng dầu thương mại chính là lời khẳng định về việc vượt khó của ngành dầu khí Việt Nam trong thời điểm khó khăn của năm 2015, làm tiền đề phát triển trong năm 2016, góp phần gia tăng sản lượng khai thác dầu khí, bù đắp cho những mỏ trong nước đã ở giai đoạn sụt giảm sản lượng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển đất nước.
Cũng trong những ngày cuối cùng của năm 2015, Tập đoàn Dầu khí đã làm Lễ hạ thủy giàn khoan Tam Đảo 05, với tổng khối lượng là 18.000 tấn; có khả năng khoan tới mỏ dầu khí với độ sâu 9.000m, trị giá 230 triệu USD. Đây là mốc son đánh dấu bước phát triển của ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí, là bước đột phá tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo của ngành dầu khí Việt Nam.
Theo: PVEP
Relate Threads