“Với việc nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có nhiều cơ hội để vươn ra nước ngoài nhằm xuất khẩu sản phẩm, đầu tư,…”, ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương nói.
Tích cực mở rộng đầu tư
Đồng thời, ông Vượng cho biết, ngành dầu khí cũng có điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào với giá cạnh tranh hơn, dịch vụ hỗ trợ tiện lợi hơn, chất lượng cao hơn, tiết kiệm chi phí sản xuất…, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.
Song song với việc đầu tư phát triển ở trong nước, ngành Dầu khí đã tích cực tìm kiếm, mở rộng đầu tư sang các nước tại các khu vực Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Mỹ La Tinh và bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định.
Hội nhập đã mang lại những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp nói chung và ngành dầu khí nói riêng. Công nghệ, trình độ nguồn nhân lực, thị trường, dịch vụ… là những nhân tố quan trọng làm “thay da, đổi thịt” các doanh nghiệp dầu khí.
“Những thành tựu đạt được trong những năm qua rất đáng được ghi nhận. Hoạt động thăm dò, tìm kiếm trong nước của Petrovietnam từng bước được mở rộng, từ khu vực nước nông vươn dần ra vùng nước sâu, xa bờ, đồng thời với việc đẩy mạnh thực hiện Chiến lược đầu tư ra nước ngoài để cùng hợp tác khai thác tài nguyên ở các khu vực có tiềm năng và triển vọng cao”, ông Vượng nói.
Đồng tình với ông Vượng, ông Doãn Công Khánh, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương nhận định rằng Ngành Dầu khí Việt Nam cũng đã có sự chủ động hội nhập và thực tế đã tham gia cuộc chơi từ những năm 70-80 của thế kỷ trước. Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện liên doanh, liên kết gửi lao động cùng làm việc trong và ngoài nước như PVN, PVD, PTSC,PVFCCo...
“Các doanh nghiệp dầu khí cũng đang nỗ lực mở rộng thị trường dịch vụ ở nước ngoài để tăng dư địa khai thác kinh doanh, từng bước vượt qua nhiều khó khăn chưa từng thấy trong ngành”. Ông Khánh nói.
Thêm nữa, ông Vượng và ông Khánh đều cho rằng, phát triển, mở rộng hợp tác với các quốc gia và vùng lãnh thổ, củng cố, nâng cao năng lực cạnh tranh với những bước đi và tốc độ phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình… chính là “kim chỉ nam” để PVN có thể rút ngắn con đường phát triển của mình mà lịch sử nhiều doanh nghiệp thế giới phải trải qua hàng trăm năm mới có. Đây cũng có thể xem là “lối mở” hợp quy luật đối với PVN trong bối cảnh hiện nay!
Hợp lực tháo gỡ khó khăn
Bên cạnh đó, PGS.TSKH. Trần Nguyễn Tuyên, Hội đồng Lý luận Trung ương nhận định, đây là thời điểm thích hợp để tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam rà soát, bổ sung hoàn thiện Chiến lược phát triển của ngành dầu khí trong bối cảnh mới. Trước biến động của thị trường quốc tế và điều kiện trong nước như hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nhất là sắp xếp đổi mới hệ thống doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII vừa qua, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân trở thành nền tảng để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Cụ thể, ông Tuyên cho rằng chiến lược này cần làm rõ quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển, lộ trình bước đi trong thời gian 10 năm tới đến 2025 - 2030. Tập trung vào mục tiêu nâng cao hiệu quả toàn chuỗi hoạt động dầu khí, và nâng cao năng lực hoạt động của toàn hệ thống, giữ vững vị thế của một tập đoàn kinh tế chủ lực của đất nước.
Đúng như phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi làm việc trên là “Chính phủ luôn đánh giá PVN là tập đoàn kinh tế nhà nước chủ lực, có đóng góp nhiều mặt cho đất nước, đặc biệt trong việc khẳng định chủ quyền quốc gia và nộp ngân sách nhà nước. Vì thế, dù xảy ra bất cứ vấn đề gì, thì PVN vẫn phải tiếp tục phát triển ổn định, bền vững, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào sự phát triển của đất nước trong nhiều thập niên tới” .
“Để PVN giữ vững vị thế của một tập đoàn kinh tế chủ lực của đất nước ngoài việc bổ sung hoàn thiện Chiến lược phát triển của ngành trong 10 năm tới cần tổng kết việc thực hiện Kết luận số 41-KL/TW ngày 19/01/2006 của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển ngành Dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 để Trung ương hoàn thiện sự chỉ đạo đối với ngành trong bối cảnh mới”. ông Tuyên cho hay.
Mặt khác, về phương diện quản lý nhà nước cần có sự phối hợp các bộ, ngành liên quan phải “xắn tay” vào cùng PVN, vì hiện nay theo đánh giá, Tập đoàn Dầu khí đang trong giai đoạn khó khăn nhất, các bộ, ngành cần nắm sát, tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách cũng như nhanh chóng củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, tập trung nâng cao sức cạnh tranh của ngành, thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ được giao, xứng đáng là tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Cụ thể, “Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định Về Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn (trong đó có quy định về trích lập Quỹ Tìm kiếm thăm dò dầu khí) để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí”, vị PGS. này nói thêm.
Tích cực mở rộng đầu tư
Đồng thời, ông Vượng cho biết, ngành dầu khí cũng có điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào với giá cạnh tranh hơn, dịch vụ hỗ trợ tiện lợi hơn, chất lượng cao hơn, tiết kiệm chi phí sản xuất…, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.
Song song với việc đầu tư phát triển ở trong nước, ngành Dầu khí đã tích cực tìm kiếm, mở rộng đầu tư sang các nước tại các khu vực Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Mỹ La Tinh và bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định.
“Những thành tựu đạt được trong những năm qua rất đáng được ghi nhận. Hoạt động thăm dò, tìm kiếm trong nước của Petrovietnam từng bước được mở rộng, từ khu vực nước nông vươn dần ra vùng nước sâu, xa bờ, đồng thời với việc đẩy mạnh thực hiện Chiến lược đầu tư ra nước ngoài để cùng hợp tác khai thác tài nguyên ở các khu vực có tiềm năng và triển vọng cao”, ông Vượng nói.
Đồng tình với ông Vượng, ông Doãn Công Khánh, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương nhận định rằng Ngành Dầu khí Việt Nam cũng đã có sự chủ động hội nhập và thực tế đã tham gia cuộc chơi từ những năm 70-80 của thế kỷ trước. Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện liên doanh, liên kết gửi lao động cùng làm việc trong và ngoài nước như PVN, PVD, PTSC,PVFCCo...
“Các doanh nghiệp dầu khí cũng đang nỗ lực mở rộng thị trường dịch vụ ở nước ngoài để tăng dư địa khai thác kinh doanh, từng bước vượt qua nhiều khó khăn chưa từng thấy trong ngành”. Ông Khánh nói.
Thêm nữa, ông Vượng và ông Khánh đều cho rằng, phát triển, mở rộng hợp tác với các quốc gia và vùng lãnh thổ, củng cố, nâng cao năng lực cạnh tranh với những bước đi và tốc độ phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình… chính là “kim chỉ nam” để PVN có thể rút ngắn con đường phát triển của mình mà lịch sử nhiều doanh nghiệp thế giới phải trải qua hàng trăm năm mới có. Đây cũng có thể xem là “lối mở” hợp quy luật đối với PVN trong bối cảnh hiện nay!
Hợp lực tháo gỡ khó khăn
Bên cạnh đó, PGS.TSKH. Trần Nguyễn Tuyên, Hội đồng Lý luận Trung ương nhận định, đây là thời điểm thích hợp để tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam rà soát, bổ sung hoàn thiện Chiến lược phát triển của ngành dầu khí trong bối cảnh mới. Trước biến động của thị trường quốc tế và điều kiện trong nước như hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nhất là sắp xếp đổi mới hệ thống doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII vừa qua, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân trở thành nền tảng để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Cụ thể, ông Tuyên cho rằng chiến lược này cần làm rõ quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển, lộ trình bước đi trong thời gian 10 năm tới đến 2025 - 2030. Tập trung vào mục tiêu nâng cao hiệu quả toàn chuỗi hoạt động dầu khí, và nâng cao năng lực hoạt động của toàn hệ thống, giữ vững vị thế của một tập đoàn kinh tế chủ lực của đất nước.
Đúng như phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi làm việc trên là “Chính phủ luôn đánh giá PVN là tập đoàn kinh tế nhà nước chủ lực, có đóng góp nhiều mặt cho đất nước, đặc biệt trong việc khẳng định chủ quyền quốc gia và nộp ngân sách nhà nước. Vì thế, dù xảy ra bất cứ vấn đề gì, thì PVN vẫn phải tiếp tục phát triển ổn định, bền vững, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào sự phát triển của đất nước trong nhiều thập niên tới” .
“Để PVN giữ vững vị thế của một tập đoàn kinh tế chủ lực của đất nước ngoài việc bổ sung hoàn thiện Chiến lược phát triển của ngành trong 10 năm tới cần tổng kết việc thực hiện Kết luận số 41-KL/TW ngày 19/01/2006 của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển ngành Dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 để Trung ương hoàn thiện sự chỉ đạo đối với ngành trong bối cảnh mới”. ông Tuyên cho hay.
Mặt khác, về phương diện quản lý nhà nước cần có sự phối hợp các bộ, ngành liên quan phải “xắn tay” vào cùng PVN, vì hiện nay theo đánh giá, Tập đoàn Dầu khí đang trong giai đoạn khó khăn nhất, các bộ, ngành cần nắm sát, tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách cũng như nhanh chóng củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, tập trung nâng cao sức cạnh tranh của ngành, thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ được giao, xứng đáng là tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Cụ thể, “Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định Về Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn (trong đó có quy định về trích lập Quỹ Tìm kiếm thăm dò dầu khí) để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí”, vị PGS. này nói thêm.
Cẩm Vy
http://dantri.com.vn
http://dantri.com.vn
Relate Threads