4 kịch bản có thể khiến OPEC và Nga ngừng chương trình trên, nhằm đảm bảo giá dầu ổn định hơn
Giá dầu vẫn đang ở mức cao của gần 3 năm qua và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu (OPEC) cùng với Nga vẫn tiếp tục chương trình cắt giảm sản lượng khai thác để đẩy giá dầu lên cao. Bloomberg vừa tập trung ý kiến đưa ra 4 kịch bản có thể khiến OPEC và Nga ngừng chương trình trên, nhằm đảm bảo giá dầu ổn định hơn.
Thứ nhất, căng thẳng do những vụ xuống đường, đấu tranh ở Iran và Venezuela gây ảnh hưởng cho nền kinh tế của 2 nước này, dẫn đến việc phải khơi thông khai thác dầu để ổn định giá cả. Iran và Venezuela là hai thành viên quan trọng của OPEC nên sự thay đổi ở 2 nước này có thể tác động đến chính sách chung.
Thứ hai, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể gặp áp lực từ bên trong nước này. Đó là lãnh đạo một số tập đoàn dầu khí của Nga phải đề nghị chính phủ rút sớm khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng, do nếu kéo dài quá lâu thì tình hình kinh doanh của các đơn vị này có thể gặp khó khăn, dù giá dầu có tăng lên.
Thứ ba, sự thiếu đồng thuận trong nội bộ OPEC cũng là thực tế khiến chương trình trên phải kết thúc sớm. Hồi chương trình bắt đầu, Iraq là một thành viên của OPEC đã không đồng ý vì sợ ảnh hưởng nguồn thu. Và những tháng qua, 2 thành viên khác là Libya và Nigeria cũng đã thoái thác.
Thứ tư, việc cắt giảm sản lượng của OPEC và Nga đang khiến các nhà khai thác dầu đá phiến ở Mỹ tăng sản lượng nên giá dầu không bị đẩy lên mức như OPEC và Nga mong muốn nên phải kết thúc sớm.
Giá dầu vẫn đang ở mức cao của gần 3 năm qua và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu (OPEC) cùng với Nga vẫn tiếp tục chương trình cắt giảm sản lượng khai thác để đẩy giá dầu lên cao. Bloomberg vừa tập trung ý kiến đưa ra 4 kịch bản có thể khiến OPEC và Nga ngừng chương trình trên, nhằm đảm bảo giá dầu ổn định hơn.
Thứ hai, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể gặp áp lực từ bên trong nước này. Đó là lãnh đạo một số tập đoàn dầu khí của Nga phải đề nghị chính phủ rút sớm khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng, do nếu kéo dài quá lâu thì tình hình kinh doanh của các đơn vị này có thể gặp khó khăn, dù giá dầu có tăng lên.
Thứ ba, sự thiếu đồng thuận trong nội bộ OPEC cũng là thực tế khiến chương trình trên phải kết thúc sớm. Hồi chương trình bắt đầu, Iraq là một thành viên của OPEC đã không đồng ý vì sợ ảnh hưởng nguồn thu. Và những tháng qua, 2 thành viên khác là Libya và Nigeria cũng đã thoái thác.
Thứ tư, việc cắt giảm sản lượng của OPEC và Nga đang khiến các nhà khai thác dầu đá phiến ở Mỹ tăng sản lượng nên giá dầu không bị đẩy lên mức như OPEC và Nga mong muốn nên phải kết thúc sớm.
Hoàng Đình
Báo Thanh Niên
Báo Thanh Niên
Relate Threads