Lãnh đạo của GAS cho biết công ty sẽ trả thêm 5% cổ tức bằng tiền cho cổ đông trong năm 2015, nâng tổng tỷ lệ cổ tức năm 2015 là 35%.
Sáng nay (ngày 15/4), Tổng công ty Khí Việt Nam - PV GAS (Mã: GAS - HoSE) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2016.
HĐQT trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2016 với kịch bản giá dầu 60 USD/thùng, cụ thể doanh thu hợp nhất 54.751 tỷ đồng, LNST 7.085 tỷ đồng. Kế hoạch hợp nhất này giảm lần lượt 15% và 20% so với kết quả thực hiện năm trước. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ là 37%.
Cũng năm 2016, PV GAS đặt mục tiêu cung cấp trên 9,7 tỷ m3 khí cho các hộ tiêu thụ, đảm bảo sản lượng LPG cung cấp chiếm 70% thị phần toàn quốc.
Tỷ lệ cổ tức dự kiến cho năm 2016 là 30%, tương đương số tiền 5.740 tỷ đồng. Năm 2015, PV GAS đã chi trả cổ tức 30% bằng tiền mặt cho cổ đông, trong đó tạm ứng lần 1 là 10% và lần 2 là 20%. Ông Phạm Đăng Nam, Phó Tổng Giám đốc Công ty cho biết sẽ trả thêm 5% cổ tức bằng tiền cho cổ đông trong năm 2015, nâng tổng tỷ lệ cổ tức năm 2015 là 35%.
Năm 2016, HĐQT PV GAS tiếp tục đưa ra những dự báo khó khăn. Trước hết, thời gian dừng cấp khí để bảo dưỡng, sửa chữa dài hơn năm trước (hệ thống NCS dự kiến dừng 4,5 ngày để bảo dưỡng định kỳ 5 năm/lần; hệ thống khí Cửu Long dừng 8 ngày; hệ thống PM8-Cà Mau dừng 14 ngày; sản lượng khí về bờ giảm thêm 11 ngày để hoàn tất việc thay thế đoạn ống.
Ngoài ra, tỷ trọng sản lượng khí có giá đầu vào cao tăng so với năm 2015, các mỏ mới đưa vào hoạt động sản lượng thấp, chi phí khấu hao đường ống cao. Bên cạnh đó, giá dầu diễn biến thất thường khó dự đóan, nguồn LPG khả năng được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi 0% sẽ cạnh tranh trực tiếp với nguồn LPG nhập khẩu từ Trung Dông (đang chịu thuế suất 5%).
Trong phần thảo luận, ông Lê Như Linh, Chủ tịch HĐQT PV GAS cho biết, Dự án lô B Ô Môn gồm 2 dự án lớn là đầu tư thượng nguồn thăm dò và đường ống dẫn khí vào bờ. PV GAS đang quyết tâm đưa đường ống này vào khai thác, thời gian dự kiến năm 2020. Tiến độ tuyến ống có thể cùng tiến độ khai thác mỏ.
Đối với dự án Nam Côn Sơn 2, giai đoạn 2, hiện tại PV GAS đã hoàn thiện nhiều thủ tục chuẩn bị đầu tư, được sự hỗ trợ của Bộ Công thương và PVN. Tháng 8/2016, dự án sẽ được phê duyệt, dẫn khí đưa vào bờ vào khoảng năm 2019.
Đối với việc đầu tư về thượng nguồn, PV GAS đang tích cực làm việc với Tập đoàn để đầu tư thêm vào các mỏ trong nước, tuy nhiên chưa có thông tin gì có thể công bố ở thời điểm hiện tại.
Về việc mua cổ phiếu quỹ, năm 2015, GAS đã tiến hành mua cổ phiếu quỹ. Tại thời điểm này, để nói có hay không mua cổ phiếu quỹ thì rất khó, HĐQT sẽ cân nhắc và nếu mua sẽ công bố công khai.
Về giá LPG có bị ảnh hưởng bởi các hiệp định hay không, ông Dương Mạnh Sơn, Tổng Giám đốc PV GAS nói có ảnh hưởng nhưng không nhiều. Lượng LPG trong nước đủ để cạnh tranh, có thể giữ vững 70% thị phần cạnh tranh LPG trong nước. Đối với GAS, Công ty có nhiều phương án đa dạng nguồn, tổ chức sản xuất an toàn để tạo nguồn ổn định, đảm bảo kinh doanh ổn định trong nước và nước ngoài.
Về cơ chế giá khí, PV GAS là công ty cổ phần nhưng lại đại diện cho ngành công nghiệp khí ở Việt Nam, hoạt động còn phụ thuộc vào thể chế, độ mở nền kinh tế… PVN và PV GAS có chuẩn bị để giải trình về mô hình kinh doanh của PV GAS được giữ nguyên đến năm 2020, tức cơ chế giá khí đầu vào đầu ra về cơ bản do Chính phủ quyết định. PV GAS sẽ tận dụng các chính sách, cơ chế của Chính phủ để hoạt động tốt.
Sáng nay (ngày 15/4), Tổng công ty Khí Việt Nam - PV GAS (Mã: GAS - HoSE) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2016.
HĐQT trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2016 với kịch bản giá dầu 60 USD/thùng, cụ thể doanh thu hợp nhất 54.751 tỷ đồng, LNST 7.085 tỷ đồng. Kế hoạch hợp nhất này giảm lần lượt 15% và 20% so với kết quả thực hiện năm trước. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ là 37%.
Cũng năm 2016, PV GAS đặt mục tiêu cung cấp trên 9,7 tỷ m3 khí cho các hộ tiêu thụ, đảm bảo sản lượng LPG cung cấp chiếm 70% thị phần toàn quốc.
Tỷ lệ cổ tức dự kiến cho năm 2016 là 30%, tương đương số tiền 5.740 tỷ đồng. Năm 2015, PV GAS đã chi trả cổ tức 30% bằng tiền mặt cho cổ đông, trong đó tạm ứng lần 1 là 10% và lần 2 là 20%. Ông Phạm Đăng Nam, Phó Tổng Giám đốc Công ty cho biết sẽ trả thêm 5% cổ tức bằng tiền cho cổ đông trong năm 2015, nâng tổng tỷ lệ cổ tức năm 2015 là 35%.
Năm 2016, HĐQT PV GAS tiếp tục đưa ra những dự báo khó khăn. Trước hết, thời gian dừng cấp khí để bảo dưỡng, sửa chữa dài hơn năm trước (hệ thống NCS dự kiến dừng 4,5 ngày để bảo dưỡng định kỳ 5 năm/lần; hệ thống khí Cửu Long dừng 8 ngày; hệ thống PM8-Cà Mau dừng 14 ngày; sản lượng khí về bờ giảm thêm 11 ngày để hoàn tất việc thay thế đoạn ống.
Ngoài ra, tỷ trọng sản lượng khí có giá đầu vào cao tăng so với năm 2015, các mỏ mới đưa vào hoạt động sản lượng thấp, chi phí khấu hao đường ống cao. Bên cạnh đó, giá dầu diễn biến thất thường khó dự đóan, nguồn LPG khả năng được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi 0% sẽ cạnh tranh trực tiếp với nguồn LPG nhập khẩu từ Trung Dông (đang chịu thuế suất 5%).
Trong phần thảo luận, ông Lê Như Linh, Chủ tịch HĐQT PV GAS cho biết, Dự án lô B Ô Môn gồm 2 dự án lớn là đầu tư thượng nguồn thăm dò và đường ống dẫn khí vào bờ. PV GAS đang quyết tâm đưa đường ống này vào khai thác, thời gian dự kiến năm 2020. Tiến độ tuyến ống có thể cùng tiến độ khai thác mỏ.
Đối với dự án Nam Côn Sơn 2, giai đoạn 2, hiện tại PV GAS đã hoàn thiện nhiều thủ tục chuẩn bị đầu tư, được sự hỗ trợ của Bộ Công thương và PVN. Tháng 8/2016, dự án sẽ được phê duyệt, dẫn khí đưa vào bờ vào khoảng năm 2019.
Đối với việc đầu tư về thượng nguồn, PV GAS đang tích cực làm việc với Tập đoàn để đầu tư thêm vào các mỏ trong nước, tuy nhiên chưa có thông tin gì có thể công bố ở thời điểm hiện tại.
Về giá LPG có bị ảnh hưởng bởi các hiệp định hay không, ông Dương Mạnh Sơn, Tổng Giám đốc PV GAS nói có ảnh hưởng nhưng không nhiều. Lượng LPG trong nước đủ để cạnh tranh, có thể giữ vững 70% thị phần cạnh tranh LPG trong nước. Đối với GAS, Công ty có nhiều phương án đa dạng nguồn, tổ chức sản xuất an toàn để tạo nguồn ổn định, đảm bảo kinh doanh ổn định trong nước và nước ngoài.
Về cơ chế giá khí, PV GAS là công ty cổ phần nhưng lại đại diện cho ngành công nghiệp khí ở Việt Nam, hoạt động còn phụ thuộc vào thể chế, độ mở nền kinh tế… PVN và PV GAS có chuẩn bị để giải trình về mô hình kinh doanh của PV GAS được giữ nguyên đến năm 2020, tức cơ chế giá khí đầu vào đầu ra về cơ bản do Chính phủ quyết định. PV GAS sẽ tận dụng các chính sách, cơ chế của Chính phủ để hoạt động tốt.
Theo: Người Đồng Hành - NDH.vn
Relate Threads