Nhờ điều chỉnh giảm mục tiêu kinh doanh ngay sát thời điểm công bố báo cáo tài chính 2016 mà nhiều đại gia dầu khí như GAS, Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau… may mắn vượt kế hoạch.
Đầu năm 2017, hàng loạt “ông lớn” ngành dầu khí đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm 2016 theo hướng giảm mạnh chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.
Điển hình trong số này là việc Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Đạm Phú Mỹ) điều chỉnh chỉ tiêu doanh thu hợp nhất còn 7.890 tỷ đồng, giảm 13,3% so với kế hoạch 9.105 tỷ đồng đề ra tại đại hội cổ đông thường niên. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm gần 90 tỷ, xuống còn 1.140 tỷ đồng. Báo cáo tài chính công bố mới đây cho thấy, nhờ việc điều chỉnh này mà hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh của Đạm Phú Mỹ trong năm qua đều vượt sít sao kế hoạch. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 7.924 tỷ và lợi nhuận sau thuế 1.151 tỷ đồng.
Tương tự, Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau cũng giảm chỉ tiêu doanh thu từ 5.845 tỷ đồng xuống còn 5.092 tỷ. Ngoài ra, những chỉ tiêu khác như lợi nhuận trước và sau thuế, năng suất lao động bình quân tính trên đầu người mỗi tháng… cũng giảm đáng kể. Nhờ đó, dù doanh thu giảm 12% so với năm trước nhưng vẫn cán mốc kế hoạch sau điều chỉnh. Trừ doanh thu ure xuất khẩu nhích lên nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu doanh thu, thì các nguồn thu khác như ure, amo nội địa đều giảm mạnh.
Một số doanh nghiệp cho biết, việc điều chỉnh được thực hiện ngay sát thời điểm công bố báo cáo tài chính xuất phát từ thực tế kinh doanh ảm đạm của toàn ngành. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là giá dầu thô giảm kỷ lục, có giai đoạn xuống dưới 30 USD một thùng.
Ngay cả doanh nghiệp dẫn đầu doanh thu ngành dầu khí trong nhiều năm liền là Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS) cũng không tránh khỏi việc hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi giá dầu. Khi thời điểm kết thúc năm tài chính chỉ còn tính bằng ngày, công ty cũng quyết định giảm chỉ tiêu doanh thu từ 54.751 tỷ đồng xuống còn 53.000 tỷ đồng, lợi nhuận ròng giảm từ 7.085 tỷ xuống còn 5.200 tỷ đồng.
Tuy không điều chỉnh như những đại gia khác trong ngành, nhưng Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PV Drilling) lại may mắn vượt kế hoạch nhờ phương án dự phòng. Theo đó, đại hội cổ đông diễn ra hồi tháng 4/2016 thống nhất mục tiêu doanh thu 7.500 tỷ và lợi nhuận sau thuế đạt 500 tỷ đồng trong trường hợp giá dầu thô bình quân trên 60 USD một thùng. Ngược lại, nếu giá dầu không vượt mức này thì mục tiêu doanh thu và lợi nhuận lần lượt hạ xuống còn 5.000 tỷ và 100 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính công bố mới đây ghi nhận lũy kế doanh thu đạt 5.360 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 14.444 tỷ đồng của năm trước. Kết quả này kéo lợi nhuận ròng chạm đáy trong 10 năm trở lại đây, chỉ đạt 120 tỷ đồng và giảm xấp xỉ 14 lần so với năm trước.
Theo giải trình của ban lãnh đạo công ty, giá dầu xuống thấp khiến thị trường dịch vụ khoan dầu khí bị thu hẹp lại. Các nhà thầu dừng hoặc giãn chương trình khoan khiến số lượng giàn không có việc làm tăng lên, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt về giá cho thuê giàn và dịch vụ khoan. Ước tính hầu hết các quý trong năm, hiệu suất sử dụng giàn đạt chưa đến 46%, trong khi giá thuê giảm từ 55 đến 60% so với năm trước nhưng tỷ lệ bỏ trống vẫn tương đối nhiều.
Sau khi trải qua một năm không khả quan, nhiều doanh nghiệp tỏ ra thận trọng khi đặt mục tiêu kinh doanh cho năm 2017. Thông tin từ Đạm Phú Mỹ cho biết, công ty kỳ vọng doanh thu đạt 7.743 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 823 tỷ đồng. Còn mục tiêu doanh thu và lợi nhuận của Đạm Cà Mau đặt ra cho năm nay lần lượt là 5.328 tỷ và 633 tỷ đồng.
Do hoạt động đầu tư liên doanh trong lĩnh vực đóng mới và sửa chữa giàn khoan không có lãi, cộng thêm doanh thu từ dịch vụ lắp đặt và vận hành công trình dầu khí biển dự báo giảm mạnh nên Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) chỉ đặt mục tiêu thu 13.000 tỷ đồng và lãi khoảng 560 tỷ đồng. Kế hoạch này ở mức tương đối thấp so với hoạt động của công ty trong những năm trước.
Theo phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán TP HCM, mục tiêu này có thể đề ra dựa trên dự báo giá dầu bình quân là 50 USD một thùng. Tuy nhiên, mức hòa vốn bền vững của các nhà sản xuất dầu khí Việt Nam lại cao hơn khoảng 5 USD, do đó nhiều khả năng trong năm nay các doanh nghiệp thượng nguồn sẽ tiếp tục gặp khó khăn dù giá dầu đang nhích dần lên. Bên cạnh đó, việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mới đây đã điều chỉnh giảm mục tiêu sản lượng xuống còn 14,2 triệu tấn, tương đương giảm hơn 3 triệu thùng so với mức thực hiện năm trước cũng cho thấy quan điểm thận trọng về giá dầu.
Đầu năm 2017, hàng loạt “ông lớn” ngành dầu khí đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm 2016 theo hướng giảm mạnh chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.
Điển hình trong số này là việc Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Đạm Phú Mỹ) điều chỉnh chỉ tiêu doanh thu hợp nhất còn 7.890 tỷ đồng, giảm 13,3% so với kế hoạch 9.105 tỷ đồng đề ra tại đại hội cổ đông thường niên. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm gần 90 tỷ, xuống còn 1.140 tỷ đồng. Báo cáo tài chính công bố mới đây cho thấy, nhờ việc điều chỉnh này mà hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh của Đạm Phú Mỹ trong năm qua đều vượt sít sao kế hoạch. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 7.924 tỷ và lợi nhuận sau thuế 1.151 tỷ đồng.
Tương tự, Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau cũng giảm chỉ tiêu doanh thu từ 5.845 tỷ đồng xuống còn 5.092 tỷ. Ngoài ra, những chỉ tiêu khác như lợi nhuận trước và sau thuế, năng suất lao động bình quân tính trên đầu người mỗi tháng… cũng giảm đáng kể. Nhờ đó, dù doanh thu giảm 12% so với năm trước nhưng vẫn cán mốc kế hoạch sau điều chỉnh. Trừ doanh thu ure xuất khẩu nhích lên nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu doanh thu, thì các nguồn thu khác như ure, amo nội địa đều giảm mạnh.
Một số doanh nghiệp cho biết, việc điều chỉnh được thực hiện ngay sát thời điểm công bố báo cáo tài chính xuất phát từ thực tế kinh doanh ảm đạm của toàn ngành. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là giá dầu thô giảm kỷ lục, có giai đoạn xuống dưới 30 USD một thùng.
Ngay cả doanh nghiệp dẫn đầu doanh thu ngành dầu khí trong nhiều năm liền là Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS) cũng không tránh khỏi việc hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi giá dầu. Khi thời điểm kết thúc năm tài chính chỉ còn tính bằng ngày, công ty cũng quyết định giảm chỉ tiêu doanh thu từ 54.751 tỷ đồng xuống còn 53.000 tỷ đồng, lợi nhuận ròng giảm từ 7.085 tỷ xuống còn 5.200 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính công bố mới đây ghi nhận lũy kế doanh thu đạt 5.360 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 14.444 tỷ đồng của năm trước. Kết quả này kéo lợi nhuận ròng chạm đáy trong 10 năm trở lại đây, chỉ đạt 120 tỷ đồng và giảm xấp xỉ 14 lần so với năm trước.
Theo giải trình của ban lãnh đạo công ty, giá dầu xuống thấp khiến thị trường dịch vụ khoan dầu khí bị thu hẹp lại. Các nhà thầu dừng hoặc giãn chương trình khoan khiến số lượng giàn không có việc làm tăng lên, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt về giá cho thuê giàn và dịch vụ khoan. Ước tính hầu hết các quý trong năm, hiệu suất sử dụng giàn đạt chưa đến 46%, trong khi giá thuê giảm từ 55 đến 60% so với năm trước nhưng tỷ lệ bỏ trống vẫn tương đối nhiều.
Sau khi trải qua một năm không khả quan, nhiều doanh nghiệp tỏ ra thận trọng khi đặt mục tiêu kinh doanh cho năm 2017. Thông tin từ Đạm Phú Mỹ cho biết, công ty kỳ vọng doanh thu đạt 7.743 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 823 tỷ đồng. Còn mục tiêu doanh thu và lợi nhuận của Đạm Cà Mau đặt ra cho năm nay lần lượt là 5.328 tỷ và 633 tỷ đồng.
Do hoạt động đầu tư liên doanh trong lĩnh vực đóng mới và sửa chữa giàn khoan không có lãi, cộng thêm doanh thu từ dịch vụ lắp đặt và vận hành công trình dầu khí biển dự báo giảm mạnh nên Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) chỉ đặt mục tiêu thu 13.000 tỷ đồng và lãi khoảng 560 tỷ đồng. Kế hoạch này ở mức tương đối thấp so với hoạt động của công ty trong những năm trước.
Theo phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán TP HCM, mục tiêu này có thể đề ra dựa trên dự báo giá dầu bình quân là 50 USD một thùng. Tuy nhiên, mức hòa vốn bền vững của các nhà sản xuất dầu khí Việt Nam lại cao hơn khoảng 5 USD, do đó nhiều khả năng trong năm nay các doanh nghiệp thượng nguồn sẽ tiếp tục gặp khó khăn dù giá dầu đang nhích dần lên. Bên cạnh đó, việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mới đây đã điều chỉnh giảm mục tiêu sản lượng xuống còn 14,2 triệu tấn, tương đương giảm hơn 3 triệu thùng so với mức thực hiện năm trước cũng cho thấy quan điểm thận trọng về giá dầu.
Phương Đông - Vnexpress.net
Relate Threads