Đổi mới khoa học công nghệ đã khó, nhưng việc đào tạo và giữ chân được những con người tài năng để tránh tình trạng “chảy máu chất xám” lại càng khó khăn hơn.
Báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cho thấy, chỉ riêng trong lĩnh vực chế biến dầu khí, tập đoàn đã đầu tư xây dựng nhiều dự án trọng điểm như Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy chế biến condensate Thị Vải… với một loạt công nghệ mới của các nhà bản quyền lớn thế giới.
Song, ngay tại nơi tưởng như đã là đỉnh cao của khoa học, phong trào sáng tạo, đổi mới công nghệ lại được các kỹ sư trẻ của Việt Nam phát huy hiệu quả.
4Nhà máy Đạm Phú Mỹ (thuộc Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – PVFCCo) là một trong số ít nhà máy sản xuất phân bón có công nghệ cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Nhà máy này hiện có công suất khoảng 800.000 tấn/năm và đáp ứng khoảng 40% nhu cầu phân đạm trong nước.
Theo bà Nguyễn Hoàng Yến, Trưởng ban Khoa học – Công nghệ của PVN, nhà máy này đã nhận chuyển giao và đang sử dụng những công nghệ thuộc loại tiên tiến nhất thế giới hiện nay, bao gồm sản xuất NH3 của Haldor Topsoe (Đan Mạch) và sản xuất Urea của Italy, tạo hạt của Toyo Engineering (Nhật Bản) với chu trình khép kín, tối ưu về tiêu hao năng lượng, hạn chế tác động tới môi trường; hay công nghệ “nóng chảy thùng quay” tạo NPK một hạt chất lượng cao, đa sản phẩm của nhà bản quyền nổi tiếng thế giới là Incro (Tây Ban Nha)…
Mặc dù có công nghệ thuộc vào hàng đứng đầu, nhưng đây vẫn là “cái nôi” của các sáng kiến, đổi mới công nghệ khi trung bình mỗi năm, Đạm Phú Mỹ cho ra đời hàng chục cải tiến, giá trị thu lợi hàng chục tỷ đồng.
Báo cáo của PVFCCo cho hay, trong 5 năm qua, đơn vị có khoảng 265 cải tiến, đổi mới công nghệ trong sản xuất tại nhà máy, đem lợi ích tương đương 145 tỷ đồng. Từ 2011 đến nay, đơn vị tiếp tục có tới 530 sáng kiến, đem lại giá trị thu lợi gần 150 tỷ đồng.
Anh Nguyễn Minh Tâm, một trong những kỹ sư tham gia hoạt động tại nhà máy Đạm Phú Mỹ ngay từ những ngày đầu và đã có hàng chục các sáng kiến, cải tiến công nghệ lớn nhỏ trong sản xuất cho nhà máy cho biết, các ý tưởng về đổi mới công nghệ, tối ưu hóa hoạt động của nhà máy hầu hết được xuất hiện tại bất cứ nơi đâu trong nhà máy.
Dù là trong các phân xưởng sản xuất, văn phòng hay nhà ăn đều có các vị trí để anh em ghi lại những cải tiến công nghệ, những ý tưởng về đổi mới trong sản xuất.
“Từ đó, những giải pháp đều có thảo luận, nghiên cứu kỹ lưỡng, thử nghiệm và nếu thành công, sẽ được áp dụng trở lại thực tế." - anh Tâm nói.
Theo ông Nguyễn Đình Hùng, Phó giám đốc Nhà máy Đạm Phú Mỹ: “Trong sản xuất, vận hành, nhà máy quan niệm, không phải hệ thống thiết bị máy móc, chế độ vận hành nào do nhà thầu nước ngoài cung cấp đều hoàn hảo cả. Do vậy, đơn vị luôn khuyến khích, động viên người lao động đổi mới công nghệ.
Trong quá trình sản xuất, lao động, anh em đều có cơ hội để cải tiến những lỗi trong quá trình thiết kế, lắp đặt, vận hành sao cho tốt hơn, hoàn thiện hơn. Ban lãnh đạo nhà máy cũng luôn khuyến khích và có giải thưởng lớn cho những ý tưởng đổi mới có chất lượng”.
Không riêng gì Đạm Phú Mỹ, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cũng là đơn vị lớn của ngành dầu khí đẩy mạnh đổi mới công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất.
Trong giai đoạn 2010 - 2015, PV GAS đã công nhận 409 đổi mới, cải tiến kỹ thuật với tổng giá trị làm lợi trên 800 tỷ đồng. Trong đó, PV GAS có 6 giải pháp được công nhận cấp Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Nổi bật là sáng kiến “Cải tiến chế độ vận hành Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố so với thiết kế” tại Công ty Chế biến khí Vũng Tàu do tập thể kỹ sư nhà máy GPP Dinh Cố thực hiện, giúp tăng thu hồi được 335 tấn LPG, 100 tấn Condensate mỗi ngày trong khi thời gian lưu lượng khí vào nhà máy giảm, mang lại hiệu quả tương đương 270.000 USD/ngày.
Sáng kiến này đã làm tăng tính linh hoạt và hiệu quả cho nhà máy vận hành ở các chế độ khác nhau, phù hợp với các biến động khai thác khí ngoài khơi.
Theo ban lãnh đạo Công ty Khí Vũng Tàu (thuộc PV GAS), đơn vị quản lý và vận hành Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố, công nghiệp dầu khí nói chung và việc xử lý khí tại nhà máy nói riêng là ngành hiện đại và luôn đòi hỏi phải liên tục nghiên cứu, đổi mới khoa học công nghệ mới có thể tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả khai thác và giảm giá thành sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh giá dầu thế giới có nhiều biến động.
Các giải pháp về vận hành được tập thể người lao động đưa ra đều xuất phát từ thực tiễn sản xuất tại đơn vị, do đó, sau khi nghiên cứu tính khả thi có thể áp dụng ngay tại nơi làm việc.
Theo bà Nguyễn Hoàng Yến, trong bối cảnh nguồn kinh phí từ các đề án phát triển khoa học công nghệ cấp cho doanh nghiệp còn hạn chế, thì việc các doanh nghiệp tự lực là điều dễ hiểu và hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành đang làm rất tốt việc này.
Trong giai đoạn 2016-2020 và đến 2025, Tập đoàn phấn đấu có những sáng tạo công nghệ nhất định và tạo ra các công nghệ mang thương hiệu Petrovietnam, tiến tới xuất khẩu công nghệ ra nước ngoài.
Đại diện lãnh đạo PVFCCo cho hay, đổi mới khoa học công nghệ đã khó, nhưng việc đào tạo và giữ chân được những con người tài năng để tránh tình trạng “chảy máu chất xám” lại càng khó khăn hơn.
Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao như hiện tại, chủ động và sẵn sàng cống hiến trong cải tiến công nghệ, doanh nghiệp đã đưa ra nhiều chính sách để giữ và thu hút nhân lực trình độ cao như xây dựng và áp dụng quy chế, chức danh chuyên gia cho những nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật sâu, chế độ lương thưởng tốt.
Ngoài ra, việc tăng cường các hoạt động hợp tác nghiên cứu, triển khai về khoa học công nghệ với các viện, trường và đơn vị nghiên cứu khác trong ngành về các lĩnh vực phù hợp cũng được triển khai nhằm áp dụng kịp thời các kết quả nghiên cứu, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người lao động tham gia vào phong trào nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và các hoạt động khoa học công nghệ như trích lập và quản lý hiệu quả Quỹ Phát triển khoa học công nghệ để thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ, bao gồm các chương trình, đề tài, dự án và các hoạt động hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là những dự án có tính ứng dụng cao./.
Báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cho thấy, chỉ riêng trong lĩnh vực chế biến dầu khí, tập đoàn đã đầu tư xây dựng nhiều dự án trọng điểm như Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy chế biến condensate Thị Vải… với một loạt công nghệ mới của các nhà bản quyền lớn thế giới.
Song, ngay tại nơi tưởng như đã là đỉnh cao của khoa học, phong trào sáng tạo, đổi mới công nghệ lại được các kỹ sư trẻ của Việt Nam phát huy hiệu quả.
Nhà máy này hiện có công suất khoảng 800.000 tấn/năm và đáp ứng khoảng 40% nhu cầu phân đạm trong nước.
Theo bà Nguyễn Hoàng Yến, Trưởng ban Khoa học – Công nghệ của PVN, nhà máy này đã nhận chuyển giao và đang sử dụng những công nghệ thuộc loại tiên tiến nhất thế giới hiện nay, bao gồm sản xuất NH3 của Haldor Topsoe (Đan Mạch) và sản xuất Urea của Italy, tạo hạt của Toyo Engineering (Nhật Bản) với chu trình khép kín, tối ưu về tiêu hao năng lượng, hạn chế tác động tới môi trường; hay công nghệ “nóng chảy thùng quay” tạo NPK một hạt chất lượng cao, đa sản phẩm của nhà bản quyền nổi tiếng thế giới là Incro (Tây Ban Nha)…
Mặc dù có công nghệ thuộc vào hàng đứng đầu, nhưng đây vẫn là “cái nôi” của các sáng kiến, đổi mới công nghệ khi trung bình mỗi năm, Đạm Phú Mỹ cho ra đời hàng chục cải tiến, giá trị thu lợi hàng chục tỷ đồng.
Báo cáo của PVFCCo cho hay, trong 5 năm qua, đơn vị có khoảng 265 cải tiến, đổi mới công nghệ trong sản xuất tại nhà máy, đem lợi ích tương đương 145 tỷ đồng. Từ 2011 đến nay, đơn vị tiếp tục có tới 530 sáng kiến, đem lại giá trị thu lợi gần 150 tỷ đồng.
Anh Nguyễn Minh Tâm, một trong những kỹ sư tham gia hoạt động tại nhà máy Đạm Phú Mỹ ngay từ những ngày đầu và đã có hàng chục các sáng kiến, cải tiến công nghệ lớn nhỏ trong sản xuất cho nhà máy cho biết, các ý tưởng về đổi mới công nghệ, tối ưu hóa hoạt động của nhà máy hầu hết được xuất hiện tại bất cứ nơi đâu trong nhà máy.
Dù là trong các phân xưởng sản xuất, văn phòng hay nhà ăn đều có các vị trí để anh em ghi lại những cải tiến công nghệ, những ý tưởng về đổi mới trong sản xuất.
“Từ đó, những giải pháp đều có thảo luận, nghiên cứu kỹ lưỡng, thử nghiệm và nếu thành công, sẽ được áp dụng trở lại thực tế." - anh Tâm nói.
Theo ông Nguyễn Đình Hùng, Phó giám đốc Nhà máy Đạm Phú Mỹ: “Trong sản xuất, vận hành, nhà máy quan niệm, không phải hệ thống thiết bị máy móc, chế độ vận hành nào do nhà thầu nước ngoài cung cấp đều hoàn hảo cả. Do vậy, đơn vị luôn khuyến khích, động viên người lao động đổi mới công nghệ.
Trong quá trình sản xuất, lao động, anh em đều có cơ hội để cải tiến những lỗi trong quá trình thiết kế, lắp đặt, vận hành sao cho tốt hơn, hoàn thiện hơn. Ban lãnh đạo nhà máy cũng luôn khuyến khích và có giải thưởng lớn cho những ý tưởng đổi mới có chất lượng”.
Không riêng gì Đạm Phú Mỹ, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cũng là đơn vị lớn của ngành dầu khí đẩy mạnh đổi mới công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất.
Trong giai đoạn 2010 - 2015, PV GAS đã công nhận 409 đổi mới, cải tiến kỹ thuật với tổng giá trị làm lợi trên 800 tỷ đồng. Trong đó, PV GAS có 6 giải pháp được công nhận cấp Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Nổi bật là sáng kiến “Cải tiến chế độ vận hành Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố so với thiết kế” tại Công ty Chế biến khí Vũng Tàu do tập thể kỹ sư nhà máy GPP Dinh Cố thực hiện, giúp tăng thu hồi được 335 tấn LPG, 100 tấn Condensate mỗi ngày trong khi thời gian lưu lượng khí vào nhà máy giảm, mang lại hiệu quả tương đương 270.000 USD/ngày.
Sáng kiến này đã làm tăng tính linh hoạt và hiệu quả cho nhà máy vận hành ở các chế độ khác nhau, phù hợp với các biến động khai thác khí ngoài khơi.
Theo ban lãnh đạo Công ty Khí Vũng Tàu (thuộc PV GAS), đơn vị quản lý và vận hành Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố, công nghiệp dầu khí nói chung và việc xử lý khí tại nhà máy nói riêng là ngành hiện đại và luôn đòi hỏi phải liên tục nghiên cứu, đổi mới khoa học công nghệ mới có thể tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả khai thác và giảm giá thành sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh giá dầu thế giới có nhiều biến động.
Các giải pháp về vận hành được tập thể người lao động đưa ra đều xuất phát từ thực tiễn sản xuất tại đơn vị, do đó, sau khi nghiên cứu tính khả thi có thể áp dụng ngay tại nơi làm việc.
Theo bà Nguyễn Hoàng Yến, trong bối cảnh nguồn kinh phí từ các đề án phát triển khoa học công nghệ cấp cho doanh nghiệp còn hạn chế, thì việc các doanh nghiệp tự lực là điều dễ hiểu và hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành đang làm rất tốt việc này.
Trong giai đoạn 2016-2020 và đến 2025, Tập đoàn phấn đấu có những sáng tạo công nghệ nhất định và tạo ra các công nghệ mang thương hiệu Petrovietnam, tiến tới xuất khẩu công nghệ ra nước ngoài.
Đại diện lãnh đạo PVFCCo cho hay, đổi mới khoa học công nghệ đã khó, nhưng việc đào tạo và giữ chân được những con người tài năng để tránh tình trạng “chảy máu chất xám” lại càng khó khăn hơn.
Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao như hiện tại, chủ động và sẵn sàng cống hiến trong cải tiến công nghệ, doanh nghiệp đã đưa ra nhiều chính sách để giữ và thu hút nhân lực trình độ cao như xây dựng và áp dụng quy chế, chức danh chuyên gia cho những nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật sâu, chế độ lương thưởng tốt.
Ngoài ra, việc tăng cường các hoạt động hợp tác nghiên cứu, triển khai về khoa học công nghệ với các viện, trường và đơn vị nghiên cứu khác trong ngành về các lĩnh vực phù hợp cũng được triển khai nhằm áp dụng kịp thời các kết quả nghiên cứu, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người lao động tham gia vào phong trào nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và các hoạt động khoa học công nghệ như trích lập và quản lý hiệu quả Quỹ Phát triển khoa học công nghệ để thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ, bao gồm các chương trình, đề tài, dự án và các hoạt động hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là những dự án có tính ứng dụng cao./.
Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
Relate Threads