Nghị định số 19/2016/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh gas tuy có “đỡ” hơn Nghị định 107 trước đây nhưng các doanh nghiệp kinh doanh gas có quy mô vừa và nhỏ cho rằng với các điều kiện đưa ra là “giết chết họ”
Nghị định 19/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15-5-2016, thay thế Nghị định 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí hóa lỏng. Mới đây, Bộ Công Thương đã có Thông tư số 03/2016/TT-BTC ngày 10-5-2016 quy định chi tiết một số điều của Nghị định 19 về kinh doanh khí. Cuối tuần qua, Bộ Công Thương cũng đã tổ chức hội nghị về việc phổ biến Nghị định 19 và Thông tư số 03 của Bộ Tài chính đến các sở công thương các tỉnh, thành phía Nam. Tuy các doanh nghiệp (DN) kinh doanh gas quy mô vừa và nhỏ không được mời tham dự hội nghị nhưng họ đã có mặt khá đông.
Vượt tầm
Theo các DN, điều kiện kinh doanh khí đối với thương nhân phân phối khí (phần lớn là các DN gas nhỏ) quy định trong Nghị định 19 là quá sức đối với họ. Theo đó, thương nhân phân phối khí là DN được thành lập theo quy định của pháp luật phải có bồn chứa với tổng dung tích tối thiểu 300 m3. Đối với thương nhân phân phối khí, kinh doanh bình gas ngoài quy định trên còn phải đáp ứng thêm các điều kiện về số lượng bình gas (loại bình 12 kg) đủ điều kiện lưu thông thuộc sở hữu của thương nhân với tổng dung tích chứa tối thiểu 2,62 triệu lít. Đồng thời có trạm nạp gas vào bình hoặc có hợp đồng thuê nạp gas vào bình với thương nhân kinh doanh gas đầu mối khác. Thương nhân phải có hệ thống phân phối bán gas... Tuy nhiên, sau 2 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối gas thì phải có trạm nạp gas vào bình.
Trong nghị định trên còn nhiều điều kiện khác kèm theo. Tuy nhiên, theo các DN, quy mô vừa và nhỏ thì chỉ 2 điều kiện về trạm chiết và số lượng vỏ bình cũng ảnh hưởng rất lớn đến kinh doanh. Điều kiện thương nhân phải có tối thiểu số vỏ bình tương đương 2,62 triệu lít là quá lớn và không phù hợp với DN vừa và nhỏ, bởi muốn có số vỏ bình này họ phải đầu tư khoảng 45 tỉ đồng. Đối với điều kiện bồn chứa 300 m3, buộc phải đầu tư thêm 6 tỉ đồng nữa. Tổng cộng 2 điều kiện trên, thương nhân phải đầu tư hơn 50 tỉ đồng; đó là chưa kể các chi phí về hệ thống chiết nạp, kho chứa và đất đai nhà xưởng. Mức chi phí quá lớn đối với DN vừa và nhỏ.
Đối với điều kiện DN phải thành lập tổng đại lý mới được bán cho các thương nhân phân phối khác, các DN cho rằng không cần thiết, rườm rà, làm tăng chi phí kinh doanh. Chưa hết, DN kinh doanh phải ra tận Bộ Công Thương để xin giấy phép (nghị định mới lại đẻ ra giấy phép con), trong khi vấn đề này nên giao cho các sở công thương của các địa phương là được (trước đây Nghị định 107 cũng không có giấy phép này).
“Cá lớn” sẽ “nuốt cá bé”
Nhiều DN cho rằng các điều kiện trên không công bằng với họ. Nếu áp dụng thì họ sẽ chết, chỉ có DN lớn sống khỏe và được hưởng lợi từ thị phần của họ bỏ lại. DN hoạt động theo Luật DN, mở rộng thị trường đến đâu thì đầu tư đến đó. Trong khi thị trường của DN còn hạn chế lại bắt đầu tư lớn chẳng khác nào buộc họ phải khai tử.
Tại hội nghị, ông Trần Trung Nhật, Giám đốc Công ty Gas Thái Dương (Tây Ninh), bức xúc: “Tôi cũng như các DN gas khác sẽ chết không do thua lỗ mà chết do các quy định trên. Nếu DN chết mà do chính sách, ai sẽ chịu trách nhiệm đến các khoản nợ nần của ngân hàng và nợ các DN khác, giải quyết công ăn việc làm với người lao động”. Nhiều DN yêu cần nên có thời gian chuyển tiếp để họ sáp nhập, liên doanh, liên kết, mua bán hoặc chuyển đổi nghề để hạn chế thua lỗ nặng...
Trả lời bức xúc của các DN gas tại hội nghị, ông Nguyễn Lộc An, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước thuộc Bộ Công Thương, cho rằng trong nghị định đã cho phép sáp nhập, liên doanh, mua bán. Luật ra chung cho mọi người, mọi kinh doanh chứ không thể bao trùm được hết. Luật mới ra không thể nuông chiều DN. Luật không thể phủ được hết, không thể được cho mọi người, mong DN thông cảm.
Nghị định 19/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15-5-2016, thay thế Nghị định 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí hóa lỏng. Mới đây, Bộ Công Thương đã có Thông tư số 03/2016/TT-BTC ngày 10-5-2016 quy định chi tiết một số điều của Nghị định 19 về kinh doanh khí. Cuối tuần qua, Bộ Công Thương cũng đã tổ chức hội nghị về việc phổ biến Nghị định 19 và Thông tư số 03 của Bộ Tài chính đến các sở công thương các tỉnh, thành phía Nam. Tuy các doanh nghiệp (DN) kinh doanh gas quy mô vừa và nhỏ không được mời tham dự hội nghị nhưng họ đã có mặt khá đông.
Vượt tầm
Theo các DN, điều kiện kinh doanh khí đối với thương nhân phân phối khí (phần lớn là các DN gas nhỏ) quy định trong Nghị định 19 là quá sức đối với họ. Theo đó, thương nhân phân phối khí là DN được thành lập theo quy định của pháp luật phải có bồn chứa với tổng dung tích tối thiểu 300 m3. Đối với thương nhân phân phối khí, kinh doanh bình gas ngoài quy định trên còn phải đáp ứng thêm các điều kiện về số lượng bình gas (loại bình 12 kg) đủ điều kiện lưu thông thuộc sở hữu của thương nhân với tổng dung tích chứa tối thiểu 2,62 triệu lít. Đồng thời có trạm nạp gas vào bình hoặc có hợp đồng thuê nạp gas vào bình với thương nhân kinh doanh gas đầu mối khác. Thương nhân phải có hệ thống phân phối bán gas... Tuy nhiên, sau 2 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối gas thì phải có trạm nạp gas vào bình.
Đối với điều kiện DN phải thành lập tổng đại lý mới được bán cho các thương nhân phân phối khác, các DN cho rằng không cần thiết, rườm rà, làm tăng chi phí kinh doanh. Chưa hết, DN kinh doanh phải ra tận Bộ Công Thương để xin giấy phép (nghị định mới lại đẻ ra giấy phép con), trong khi vấn đề này nên giao cho các sở công thương của các địa phương là được (trước đây Nghị định 107 cũng không có giấy phép này).
“Cá lớn” sẽ “nuốt cá bé”
Nhiều DN cho rằng các điều kiện trên không công bằng với họ. Nếu áp dụng thì họ sẽ chết, chỉ có DN lớn sống khỏe và được hưởng lợi từ thị phần của họ bỏ lại. DN hoạt động theo Luật DN, mở rộng thị trường đến đâu thì đầu tư đến đó. Trong khi thị trường của DN còn hạn chế lại bắt đầu tư lớn chẳng khác nào buộc họ phải khai tử.
Tại hội nghị, ông Trần Trung Nhật, Giám đốc Công ty Gas Thái Dương (Tây Ninh), bức xúc: “Tôi cũng như các DN gas khác sẽ chết không do thua lỗ mà chết do các quy định trên. Nếu DN chết mà do chính sách, ai sẽ chịu trách nhiệm đến các khoản nợ nần của ngân hàng và nợ các DN khác, giải quyết công ăn việc làm với người lao động”. Nhiều DN yêu cần nên có thời gian chuyển tiếp để họ sáp nhập, liên doanh, liên kết, mua bán hoặc chuyển đổi nghề để hạn chế thua lỗ nặng...
Trả lời bức xúc của các DN gas tại hội nghị, ông Nguyễn Lộc An, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước thuộc Bộ Công Thương, cho rằng trong nghị định đã cho phép sáp nhập, liên doanh, mua bán. Luật ra chung cho mọi người, mọi kinh doanh chứ không thể bao trùm được hết. Luật mới ra không thể nuông chiều DN. Luật không thể phủ được hết, không thể được cho mọi người, mong DN thông cảm.
LONG GIANG - Người Lao Động
Relate Threads